Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, sự tham mưu của tổ chuyên môn KHTN, các giáo viên bộ môn KHTN trường THCS Tô Ngọc Vân đã lên kế hoạch, từng bước hỗ trợ học sinh tạo ra các sản phẩm thực tế, gắn liền với kiến thức chương trình KHTN 7. Tạo hứng thú học tập cho học sinh, từ sản phẩm thực tế, kiến thức về nam châm được khắc sâu trong học sinh qua các tiết học môn KHTN kết hợp làm sản phẩm từ kiến thức được cung cấp vào tiết trải nghiệm. Sản phẩm hôm nay các học sinh tiến hành tìm hiểu và chế tạo lại đó là "Nam châm điện".
NAM CHÂM ĐIỆN LÀ GÌ?
Từ xa xưa, người Hy Lạp cổ đại đã tìm ra được một loại đá kì lạ có khả năng hút sắt. Sau đó khoảng 300 năm người Trung Quốc đã chế tạo ra được những cái la bàn đầu tiên dựa vào đặc tính của loại đá này. Người ta gọi đó là nam châm.
Cấu tạo của nam châm gồm hai cực Nam, Bắc. Hai cực của nam châm với những đường từ chạy từ hai cực tạo ra từ trường. Trong phạm vi từ trường, nam châm có thể hút những vật có cảm ứng từ cao như sắt hoặc niken.
Đặc tính này của nam châm có tính ứng dụng rất lớn vào việc chế xuất thiết bị, dụng cụ ứng dụng cho cuộc sống. Tuy nhiên, từ trường trong nam châm tự nhiên khá yếu. Từ trường trong nam châm vĩnh cửu có tính cố định gây ra rất nhiều hạn chế trong sản xuất. Chính vì vậy, nam châm điện ra đời, đáp ứng những biến thiên về từ trường cần có.
Nam châm điện thực chất là một dụng cụ tạo ra từ trường. Bằng cách sử dụng lõi sắt khuếch đại, dây dẫn và dòng điện, chúng tạo ra được từ trường riêng và có những đặc tính giống như nam châm vĩnh cửu. Nhưng khác với nam châm vĩnh cửu, cảm ứng từ của nam châm điện có thể thay đổi được bằng cách thay đổi dòng điện chạy ra cuộn dây.
Cấu tạo dựa trên 3 yếu tố chính đó là: cuộn dây, lõi sắt và dòng điện. Trong đó:
Dựa theo vai trò và công dụng của các bộ phận trong nam châm, namchamvina.com khuyên bạn nên sử dụng dây đồng làm dây dẫn. Sợi dây đồng càng nhỏ, càng dài thì việc dẫn, tạo từ trường càng tốt. Lõi dẫn nên sử dụng lõi dẫn có cảm ứng từ tốt, có độ từ thẩm lớn và cảm ứng bão hòa cao. Sắt là một vật liệu thích hợp để làm lõi dẫn.
Có hai loại nam châm điện được ứng dụng phổ biến hiện nay, đó là loại nam châm điện một chiều và nam châm điện xoay chiều.
Để tạo ra nam châm điện vô cùng đơn giản. Bạn có thể thực hiện ngay tại nhà cùng các vật liệu dễ kiếm.
Để tạo ra một nam châm điện, bạn thực hiện theo từng bước như hướng dẫn dưới đây:
Hoàn thành những bước trên là bạn đã có một nam châm điện. Bây giờ, hãy cho hai đầu đinh ốc đến gần kim băng hoặc một vật dụng kim loại bất kì. Lúc này con ốc đã trở thành một nam châm điện nhờ nguồn điện chạy qua cuộn dây đồng nên có thể hút kim băng.
Trong quá trình chế tạo nam châm điện, bạn có thể thay đổi cường độ dòng điện bằng cách tăng số vòng dây cuốn quanh hoặc lựa chọn sợi dây đồng lõi nhỏ để sử dụng.
Trong cuộc sống, nam châm điện được ứng dụng khá rộng rãi. Trong các nhà máy, xí nghiệp, trong các cơ sở y tế hay thậm chí trong các vật dụng quen thuộc trong gia đình.
Kết hợp công nghệ thông tin, học sinh đã lưu giữ được các khoảnh khắc thú vị, các bước tiến hành làm sản phẩm để giới thiệu đến mọi người. Dưới đây là sản phẩm của học sinh Nguyễn Đặng Quang Minh lớp 7.7 trường THCS Tô Ngọc Vân.
Sản phẩm của Đan Linh lớp 7/7 trường THCS Tô Ngọc Vân
Sản phẩm của Đỗ Ngọc Huyền (lớp 7/7)
Sản phẩm nam châm điện của Nguyễn Khang lớp 7/7
Sản phẩm nam châm điện của Bảo Ngọc lớp 7/7
Kết quả nhận lại sau tiết học là sự hào hứng của học trò, sản phẩm đạt chất lượng về kiến thức, kỹ năng, sự sáng tạo đ hình thành trong mỗi video sản phẩm.
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/index.php/cau-tao-cua-nam-cham-dien-a64772.html