Theo Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Mỹ (NIST), điện toán đám mây được định nghĩa như sau:
''Điện toán đám mây (Cloud Computing) là mô hình dịch vụ cho phép người truy cập tài nguyên điện toán dùng chung (mạng, server, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ) thông qua kết nối mạng một cách dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi, theo yêu cầu.”
Vào cuối những năm 1950, đầu những năm 1960, nhu cầu sử dụng máy tính lớn tại các doanh nghiệp trên thế giới ngày càng tăng. Nhưng do chi phí cao, các doanh nghiệp không thể trang bị máy tính cho từng nhân viên, chính vì vậy, quy trình Time sharing (chia sẻ thời gian) đã được phát triển để sử dụng hiệu quả hơn thời gian của bộ xử lý đắt tiền trên máy tính lớn. Ý tưởng này đại diện cho việc sử dụng tài nguyên điện toán chia sẻ đầu tiên, nền tảng của điện toán đám mây hiện đại.
Trong những năm 1970 và 1980, Microsoft, Apple và IBM đã phát triển các công nghệ nâng cao môi trường đám mây, nâng cao việc sử dụng máy chủ đám mây và máy chủ lưu trữ. Sau đó, vào năm 1999, Salesforce trở thành công ty đầu tiên cung cấp các ứng dụng kinh doanh từ một trang web.
Đến năm 2006, Amazon ra mắt AWS, cung cấp các dịch vụ như điện toán và lưu trữ trên đám mây. Sau đó, các công ty công nghệ lớn khác, bao gồm Microsoft và Google, sau đó đã tung ra các dịch vụ đám mây của riêng họ để cạnh tranh với AWS.
Với điện toán đám mây, doanh nghiệp có thể truy cập tài nguyên điện toán đám mây qua kết nối mạng băng thông rộng, làm việc ở bất cứ nơi đâu và thời gian nào mà không bắt buộc tới văn phòng, đăng nhập vào máy chủ vật lý của công ty.
Các nhà cung cấp dịch vụ Điện toán đám mây Public Cloud sẽ có các trung tâm dữ liệu với cơ sở hạ tầng hiện đại, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của người dùng. Tải lượng công việc của khách hàng được tối ưu từ phần cứng và phần mềm cơ bản, phục vụ nhiều khách hàng trên cùng một máy chủ. Các nhà cung cấp Cloud ngày càng dựa vào phần cứng tùy chỉnh và các lớp quản lý để cải thiện bảo mật và tăng tốc độ truy cập tài nguyên của người dùng.
Dịch vụ điện toán đám mây cung cấp cho người dùng tất cả các yếu tố cần thiết khi sử dụng tài nguyên số bao gồm mạng, server, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ,... Người dùng chủ động sử dụng mà không cần phụ thuộc vào nhà cung cấp hosting.
Dịch vụ cloud có hệ thống ghi và báo cáo lưu lượng sử dụng của khách hàng. Nhờ đó, khách hàng có thể biết chính xác lưu lượng tài nguyên mình đã sử dụng để thanh toán và điều chỉnh thiết bị sử dụng.
Từ những đặc điểm trên, ta có thể thấy được những ưu điểm vượt trội của công nghệ điện toán đám mây như:
Sử dụng cơ sở hạ tầng đám mây có thể giảm chi phí vốn, vì các tổ chức không phải chi số tiền lớn để mua và bảo trì thiết bị. Điều này làm giảm chi phí đầu tư vốn của họ - vì họ không phải đầu tư vào phần cứng, cơ sở vật chất hoặc xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn để đáp ứng các hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, các công ty không cần quá nhiều nhân sự IT để xử lý các hoạt động của trung tâm dữ liệu đám mây vì họ có thể dựa vào chuyên môn của nhà cung cấp đám mây.
Lưu trữ thông tin trên đám mây đồng nghĩa với việc người dùng có thể truy cập từ mọi nơi bằng mọi thiết bị chỉ cần có kết nối internet. Điều đó có nghĩa là người dùng không phải mang theo ổ USB, ổ cứng ngoài hoặc nhiều đĩa CD để truy cập dữ liệu của họ. Người dùng có thể truy cập dữ liệu công ty thông qua điện thoại thông minh và các thiết bị di động khác, cho phép nhân viên từ xa cập nhật thông tin về đồng nghiệp và khách hàng. Người dùng cuối có thể dễ dàng xử lý, lưu trữ, truy xuất và phục hồi tài nguyên trên đám mây. Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ đám mây cung cấp tất cả các bản nâng cấp và cập nhật tự động, tiết kiệm thời gian và công sức.
Tất cả các tổ chức đều có lo lắng về việc mất dữ liệu. Lưu trữ dữ liệu trên đám mây đảm bảo rằng người dùng luôn có thể truy cập vào dữ liệu của họ ngay cả khi thiết bị của họ không hoạt động được. Với các dịch vụ dựa trên điện toán đám mây, các tổ chức có thể nhanh chóng khôi phục dữ liệu của mình trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như thiên tai hoặc mất điện. Điều này mang lại lợi ích cho BCDR và giúp đảm bảo rằng khối lượng công việc và dữ liệu luôn sẵn sàng ngay cả khi doanh nghiệp bị thiệt hại hoặc gián đoạn.
Vì các hệ thống điện toán đám mây đều dựa trên internet, không có cách nào để tránh thời gian chết (downtime). Hơn nữa, nếu bạn đang ở một nơi không có kết nối, bạn sẽ không thể truy cập vào dữ liệu, phần mềm hoặc ứng dụng trên đám mây. Thời gian ngừng hoạt động có thể dẫn đến mất khách hàng, hỏng dữ liệu và mất doanh thu.
Bảo mật thường được coi là thách thức lớn nhất mà điện toán đám mây phải đối mặt. Khi dựa vào đám mây, các tổ chức có nguy cơ vi phạm dữ liệu, hack API và giao diện, gặp các vấn về xác thực. Hơn nữa, có sự thiếu minh bạch về cách thức và vị trí thông tin nhạy cảm được ủy thác cho nhà cung cấp đám mây được xử lý. Bảo mật đòi hỏi sự chú ý cẩn thận đến cấu hình đám mây và chính sách kinh doanh và thực tiễn.
Tóm lại, để có thể làm chủ công nghệ điện toán đám mây, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ các nhu cầu thực tế để tận dụng dịch vụ này trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh đó, việc trang bị các kiến thức về điện toán đám mây là điều vô cùng cần thiết, vì vậy hãy tham khảo ngay các khóa đào tạo điện toán đám mây tại Trainocate.
Với hơn 25 kinh nghiệm hoạt động, Trainocate đã đào tạo hơn 75.000 học viên tại 13 các quốc gia như: Singapore,Thái Lan, Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Mỹ…
Hiện Trainocate đang là đối tác đào tạo ủy quyền của hơn 30 tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới như Microsoft, Amazon (AWS) ,Google (GCP), VMWare, IBM, NetApp, Cisco ,…
Trainocate chính là địa chỉ đào tạo uy tín về ngành CNTT, nhất là về lĩnh vực điện toán đám mây.
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/index.php/dau-khong-phai-uu-diem-cua-dien-toan-dam-may-a65093.html