Một trong bốn yếu tố cấu thành hành vi vi phạm hành chính là chủ thể vi phạm phải có năng lực trách nhiệm hành chính. Vậy, ngược lại, người không có năng lực trách nhiệm hành chính là gì? Hãy Gọi Ngay qua số điện thoại 0908308123 để được Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí hoặc tìm hiểu môt số thông tin pháp lý cần thiết thông bài viết dưới đây!
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012:
"Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính."
Vi phạm hành chính là loại vi phạm xảy ra khá phổ biến trong đời sống xã hội. Mặc dù, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi thấp hơn tội phạm quy định trong Bộ Luật hình sự nhưng vi phạm hành chính vẫn gây thiệt hại hoặc đe dọa lớn đến lợi ích của Nhà nước, tập thể, lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích chung của toàn thể cộng đồng, là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phạm tội nảy sinh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nếu không được ngăn chạy, xử lý kịp thời.
Cấu thành hành vi vi phạm hành chính bao gồm các yếu tố mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan và khách thể. Trong đó, chủ thể của vi phạm hành chính là cá nhân, cơ quan, tổ chức, có hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ thể vi phạm hành chính phải là người không mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều chỉnh hành vi của mình, và trong độ tuổi pháp luật quy định:
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là chủ thể vi phạm hành chính trong trường hợp thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Như vậy, chỉ khi nào họ thực hiện hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Hoặc thực hiện một hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn song có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra thì mới bị xử phạt hành chính.
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể của vi phạm hành chính trong mọi trường hợp
- Tổ chức là chủ thể vi phạm hành chính bao gồm: Các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
Cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng là chủ thể vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia có quy định khác.
Khoản 15, Điều 2, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
"Người không có năng lực trách nhiệm hành chính là người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình."
Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng của cá nhân hay tổ chức gánh chịu hậu quả bất lợi, biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được quy định ở chế tài quy phạm pháp luật. Đối với cá nhân, năng lực trách nhiệm pháp lý được pháp luật nhà nước ta quy định như sau: người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính; người từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm nghiêm trọng do cố ý, phải chịu trách nhiệm hành chính do cố ý thực hiện vi phạm hành chính.
Như vậy, người không có năng lực trách nhiệm hành chính thì không phải gánh chịu hậu quả, biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được quy định ở chế tài quy phạm pháp luật hành chính. Bởi họ thiếu một trong các yếu tố bắt buộc cấu thành hành vi vi phạm hành chính.
Năng lực trách nhiệm hành chính là một trong những dấu hiệu của chủ thể vi phạm hành chính. Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật. Mỗi loại vi phạm pháp luật đều có cơ cấu chủ thể riêng tùy thuộc vào mức độ xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là các cá nhân có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ thể vi phạm hành chính phải là người không mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều chỉnh hành vi của mình, và trong độ tuổi pháp luật quy định sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính cho hành vi của mình gây ra.
Đối với người không có năng lực trách nhiệm hành chính, họ có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất: Người không có năng lực trách nhiệm hành chính là người thực hiện hành vi vi phạm hành chính
Khoản 1, Điều 2, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
“Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.”
Như vậy, trong trường hợp này, chủ thể đã thực hiện hành vi vi phạm, tức là đã xâm hại đến quan hệ pháp luật hành chính mà Nhà nước quy định và bảo vệ bởi tính nguy hiểm và có khả năng gây hậu quả của hành vi, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn đời sống xã hội.
Thứ hai: Người không có năng lực trách nhiệm hành chính là người mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Mất khả nhận thức là hiện tượng không có khả năng xác định một vật thể bằng cách sử dụng một hoặc nhiều giác quan. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, thường bao gồm các test đánh giá thần kinh tâm lý, đi kèm các phương tiện chẩn đoán hình ảnh thần kinh (ví dụ: CT, MRI) để xác định nguyên nhân.
Hành vi là hành động và cách cư xử được các cá nhân, sinh vật, hệ thống hoặc thực thể nhân tạo thực hiện kết hợp với chính họ hoặc môi trường của họ, bao gồm các hệ thống hoặc sinh vật khác xung quanh cũng như môi trường vật lý. Đó là phản ứng được tính toán của hệ thống hoặc sinh vật đối với các kích thích hoặc đầu vào khác nhau, cho dù bên trong hay bên ngoài, ý thức hay tiềm thức, công khai hoặc bí mật, và tự nguyện hoặc không tự nguyện. Việc không điều khiển được hành vi tức là những gì chủ thể biểu hiện ra bên ngoài không theo đúng ý muốn hình thành trong đầu của bản thân.
Một người khi phát triển bình thường về sinh lý khi đã đạt đến một độ tuổi nhất định sẽ có năng lực trách nhiệm hành chính. Thông thường, có một số bệnh ảnh hưởng đến khả năng này của con người, như bệnh tâm thần, rối loạn cưỡng lực, thiểu năng trí tuệ,…
Người không có năng lực trách nhiệm hành chính khi vi phạm hành chính sẽ không cần phải chịu trách nhiệm do hành vi của mình gây ra.