Cây trầu bà đế vương trồng và chăm sóc ra sao?

Cây trầu bà đế vương được biết đến là loài cây cảnh tốt, vừa dễ trồng, chăm sóc lại vừa mang nhiều ý nghĩa phong thuỷ tuyệt vời.

Sau đây, hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu về trầu bà đế vương trồng và chăm sóc nhé!

1/ Đặc điểm của cây trầu bà đế vương

Cây trầu bà đế vương là loại cây thân thảo, có tên khoa học là Philodendron. Cây bắt nguồn từ quần đảo Solomon và hiện nay đã phân bố ra nhiều nước trên thế giới.

1.1 Đặc điểm hình thái

Về đặc điểm hình thái, trầu bà đế vương có thân mọc thành bụi, cao khoảng 30-35cm, lá mọc từ gốc và ôm sát thân cây. Một cây có từ 6 đến 8 lá, lá to, hình bầu dục và nhọn ở phía chóp lá. Tuỳ vào giống mà lá trầu bà đế vương có thể mang các màu sắc khác nhau: Vàng, đỏ hay xanh.

1.2 Điều kiện sinh trưởng

Cây trầu bà đế vương là cây ưa bóng, vậy cây sinh trưởng tốt trong điều kiện ánh sáng yếu. Ngoài ra, cây đặc biệt thích hợp với môi trường ấm nóng (17-28oC) và độ ẩm cao.

2/ Phân loại trầu bà đế vương

2.1 Cây trầu bà đế vương xanh

Cây trầu bà đế vương xanh là một giống trầu bà đế vương, có tên tiếng anh là Philodendron Imperial Green. Thân cây có dạng cột, mọc thành bụi và sống tương đối lâu. Lá có màu xanh thẫm, mọng nước, có hình bầu dục và nhọn dần về cuống lá.

2.2 Cây trầu bà đế vương đỏ

Cây trầu bà đế vương đỏ còn có tên tiếng anh là Philodendron Imperial Red. Cây thuộc loại thân thảo lớn, có thể đạt hơn 1,5m. Lá cây có màu đỏ chủ đạo, hình bầu dục và nhọn dần về phía đỉnh lá.

2.3 Cây trầu bà đế vương vàng

Cây trầu bà đế vương vàng hay còn có tên tiếng anh khác là Philodendron Imperial Yellow. Cây với đặc điểm mặt lá bóng, mọng nước, lá khi non có màu xanh nhạt, khi lớn có màu vàng xanh.

3/ Ý nghĩa của trầu bà đế vương

3.1 Ý nghĩa phong thủy

Trầu bà đế vương với vẻ đẹp sang trọng, uy nghiêm, là đại điện của quyền uy và đế vương. Sở hữu 1 cây trầu bà đế vương trong nhà hay nơi làm việc sẽ giúp bạn bình tâm, thoải mái và giải quyết công việc tốt. Ngoài ra, cây còn được biết đến khả năng mang lại tài lộc cho gia chủ. Khi đặt trên bàn làm việc hay trên sàn nhà, cây sẽ giúp gia chủ xua đi những điềm xui và hút lấy vận khí cho gia đình.

3.2 Hợp tuổi nào? Mệnh gì?

Cây trầu bà đế vương mang hành Mộc và Hoả (trầu bà đế vương đỏ). Vậy theo ngũ hành, người thuộc mệnh Mộc, mệnh Hoả và mệnh Thổ nếu trồng cây sẽ cho hiệu quả gấp bội. Ngoài ra, người tuổi Ngọ có sự thích hợp cao với loại cây này, trồng trầu bà đế vương trong nhà sẽ giúp họ thành công hơn trong cuộc sống cũng như công việc.

cay trau ba de vuong 1

Trồng trầu bà đế vương

4/ Cách trồng trầu bà đế vương bằng đất

4.1 Chuẩn bị

- Cây giống: Bạn có thể trồng trầu bà đế vương bằng cây con hoặc nhân giống bằng cành của cây. Bạn có thể mua cây giống ở các cửa hàng cây cảnh uy tín. Cây con phải có rễ khoẻ mạnh, lá nhẵn, bóng không có dấu hiệu bệnh và thân, lá phải mọng nước.

- Chậu trồng: Bạn có thể trồng cây vào chậu thuỷ tinh hay chậu gốm. Chậu nên phù hợp với kích thước cây và phù hợp với vị trí đặt chậu. Nếu là cây để bàn, chậu nên có kích thước nhỏ (Đường kính khoảng 10-15cm). Trường hợp chậu để sàn, bạn có thể chọn loại chậu có kích thước lớn >20cm.

- Đất trồng: Bạn có thể sử dụng loại đất phối trộn sẵn có bán trên thị trường. Hoặc bạn có thể dùng hỗn hợp: 60% Đất: 30% Trấu hun/Xơ dừa: 10% Phân trùn quế.

4.2 Tiến hành trồng

Bước 1: Rải một lớp sỏi mỏng vào đáy chậu nhằm tăng khả năng thoát nước.

Bước 2: Cho phần đất đã chuẩn bị vào ½ chậu, nén nhẹ.

Bước 3: Đặt cây vào chính giữa chậu và lấp đất đến khi cách miệng chậu 1 cm.

Bước 4: Tưới nước và đặt cây vào nơi râm mát để chăm sóc.

Bạn hoàn toàn có thể rải lên miệng chậu 1 lớp sỏi trang trí, không chỉ đẹp mà còn tăng thêm tính phong thuỷ cho cây.

5/ Cách trồng trầu bà đế vương thủy sinh

5.1 Chuẩn bị

- Cây giống: Bạn nên chọn một cây trầu bà đế vương có nhiều rễ khí sinh, hệ rễ phát triển tốt, lá tươi và màu đậm.

- Chậu: Bạn nên chọn loại chậu thuỷ tinh để trồng cây. Chậu thuỷ tinh không chỉ giúp cây quang hợp tốt mà còn giúp chậu cây thêm phần sang trọng.

- Nước: Nước trồng trầu bà đế vương thủy sinh phải là loại nước sạch tự nhiên (Nước sông, ao, giếng,…). Trường hợp bạn dùng nước máy, hãy để riêng nước ra một nơi thoáng mát trong 2-3 ngày rồi mới sử dụng.

- Vật dụng khác: Sỏi trang trí, mút xốp, dung dịch thuỷ sinh,…

5.2 Tiến hành trồng

Bước 1: Đặt vào chậu 1 ít sỏi trắng trang trí.

Bước 2: Đặt cây vào chậu và dùng mút xốp cố định thân cây.

Bước 3: Cho nước đã chuẩn bị vào chậu. Lưu ý không để nước ngập hết phần rễ cây.

Bước 4: Nhỏ 2-3 giọt dung dịch thuỷ sinh để bổ sung dinh dưỡng cho cây.

Bước 5: Đặt cây ở nơi râm mát, tưới sương cho lá và chăm sóc cây.

6/ Cách chăm sóc trầu bà đế vương

6.1 Ánh sáng

Cây trầu bà đế vương sinh trưởng rất nhanh ở điều kiện bóng râm. Nếu bạn đặt cây ở dưới nắng gắt, cây sẽ cháy lá, héo là chết. Vậy, tốt nhất bạn đặt chậu ở nơi nắng nhẹ (30%) và thỉnh thoảng đem cây phơi nắng vào từ 5-9 giờ sáng hoặc từ 16-18 giờ chiều.

6.2 Nước

Trầu bà đế vương là loại cây ưa ẩm, độ ẩm thích hợp cho cây vào khoảng 75-85%. Vậy, bạn nên tưới nước cho cây định kỳ 2 lần/ngày: 1 lần vào lúc 5-9 giờ sáng và một lần vào 16-18 giờ chiều. Lưu ý, không nên tưới cây quá nhiều cũng nhưng không cần tưới cây vào lúc mưa.

6.3 Cắt tỉa

Để tăng cường độ quang hợp cho cây, cũng như kích thích cây sinh trưởng tốt, bạn nên tiến hành cắt tỉa cây thường xuyên. Bạn cần loại bỏ những lá cây già, những lá bệnh hay thậm chí là những lá mọc không đều. Ngoài ra, với đặc tính hút chất độc và bụi bẩn tốt, lá cây rất dễ bị bám bụi, bạn nên dùng khăn ướt để vệ sinh lá định kỳ.

6.4 Dinh dưỡng

- Đối với trồng đất: Cứ mỗi tháng/lần bạn cần bón thúc cho cây. Nên bón bằng các loại phân hữu cơ như phân trùn quế, phân chuồng hoai hay phân vi sinh để bổ sung dinh dưỡng cho cây.

- Đối với trồng thủy sinh: Bạn có thể thêm dung dịch thuỷ sinh cho cây mỗi 2 tuần hoặc bạn cũng có thể sử dụng phân bón lá cho cây mỗi tháng.

6.5 Phòng trừ sâu bệnh

Trầu bà đế vương có sức sống mãnh liệt cùng sức đề kháng tốt, nên rất hiếm khi bị nhiễm bệnh. Tuy vậy, cây vẫn có thể sinh trưởng kém nếu quá trình chăm sóc không tốt:

- Cây còi cọc và hay rụng lá: Hãy đưa cây đặt nơi có nhiều ánh sáng hơn, hoặc bạn cũng có thể phơi nắng cho cây ít nhất 2 giờ/ngày.

- Cây bị cháy lá: Hãy đưa cây vào nơi râm mát hơn hoặc bạn có thể dùng lưới che nắng cho cây.

- Cây bị vàng và rụng lá: Đây có thể là quá trình rụng lá tự nhiên của cây khi điều kiện môi trường thay đổi nên đừng lo lắng. Ngoài ra, hãy kiểm tra độ ẩm đất, có thể bạn đã tưới quá nhiều nước.

7/ Cách nhân giống cây trầu bà đế vương

Bạn có thể nhân giống trầu bà đế vương bằng phương pháp tách cây hoặc giâm cành.

Bước 1: Tách cây mẹ ra khỏi chậu, phủi sạch đất và dùng dao để tách cây con. Lưu ý, hạn chế làm ảnh hưởng đến rễ cây. Đối với lấy hom, dùng dao cắt 1 lát thật ngọt tại vị trí gốc cành.

Bước 2: Ngâm cây con/ cành hom vào dung dịch thuốc kích rễ trong 30 phút.

Bước 3: Chuẩn bị đất trồng với tỷ lệ: 70% Đất phù sa: 30% Trấu: 10% Phân trùn quế.

Bước 4: Rải một lớp sỏi vào đáy chậu. Cho đất vào ½ chậu. Đặt cây con/hom vào giữa chậu. Vun đất vào và ấn nhẹ xung quanh để cố định cây.

Bước 5: Tưới nhẹ nước và đặt chậu nơi râm mát. Sau 2-3 tuần rễ sẽ phát triển ổn định.

Trầu bà đế vương là loài cây cảnh, cây phong thuỷ rất được ưa chuộng hiện nay. Cây không chỉ có công dụng trang trí tốt mà còn giúp gia chủ đổi vận. Vậy, sở hữu 1 chậu trầu bà đế vương là một lựa chọn không tồi đúng không nào? Bất cứ thắc mắc cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ đến Hotline 0902.652.099.

Sfarm.vn

*Xem thêm

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/index.php/cay-trau-ba-de-vuong-a65405.html