Bản vẽ chung là bản vẽ tổng thể toàn bộ một cụm chi tiết, một máy, hay toàn bộ nhà máy, một khu vực …
Bản vẽ chung được sử dụng để tiến hành lắp ráp các thiết bị, chi tiết, theo trình tự nhất định, dùng để kiểm tra đơn vị lắp hoặc được dùng để làm cơ sở để thiết kế các chi tiết, bộ phận ở giai đoạn thiết kế chế tạo.
Khi đọc bản vẽ chung người ta xác định được toàn bộ số chi tiết, khối lượng cũng như tên gọi, vật liệu và kích thước tổng thể cũng như quy ước các mối ghép ( lắp lỏng, trung gian, hay lắp chặt), cùng các thông số kỹ thuật chủ yếu của thiết bị.
Bản vẽ lắp là một tài liệu rất quan trọng, nội dung của nó bao gồm:
Hình biểu diễn trong bản vẽ lắp phải thể hiện được các vị trí và phương pháp liên kết giữa các chi tiết với nhau và đảm bảo khả năng lắp ráp, kiểm tra đơn vị lắp, số lượng hình biểu diễn phải ít nhất, nhưng phải đủ để thể hiện toàn bộ các chi tiết và phương pháp ghép nối giữa chúng cũng như để tiến hành lắp ráp.
Khi cần thiết trên bản vẽ lắp cho phép chỉ dẫn về nguyên lí làm việc của sản phẩm và tác dụng qua lại giữa các phần tử.
Hình biểu diễn chính là hình chiếu chính mà ở đó nó phải thể hiện được đặc trưng về hình dạng, kết cấu và phản ánh được vị trí làm việc của đơn vị lắp . Ngoài hình chiếu chính ra còn có một số hình biểu diễn khác được bổ xung làm sáng tỏ các chi tiết nhất. Các hình biểu diễn này được chọn dựa trên các yêu cầu thể hiện của bản vẽ lắp: vị trí, hình dạng …
Theo TCVN 3826-1993 quy định biểu diễn bản vẽ lắp như sau:
Kích thước trên bản vẽ lắp được ghi để thể hiện các tính năng, kiểm tra, lắp ráp, .. như: kích thước bao, kích thước lắp ghép giữa các chi tiết, ..
- Là kích thước thể hiện các tính năng của máy, các kích thước này thường được xác định từ trước, là kích thước cơ bản để xác định các thông số khác.
Ví dụ : kích thước bánh công tác trong máy bơm, kích thước đường kính ống của các van…
Là kích thước thể hiện quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết trong cùng một đơn vị lắp. Nó bao gồm kích thước và dung sai các bề mặt tiếp xúc, kích thước xác định vị trí giữa các chi tiết với một gốc chuẩn. Ví dụ kích thước của trục và ổ bi: ử40H7/k6
Là kích thước thể hiện mối quan hệ lắp ghép giữa đơn vị lắp và các bộ phận khác, ví dụ như: Kích thước bệ máy, kích thước bích lắp ráp, kích thước đặt bu lông. Các kích thước này sẽ liên quan tới các kích thước của chi tiết, hay bộ phận khác được ghép với đơn vị lắp.
Kích thước định khối hay còn gọi là kích thước bao của vật thể cần biểu diễn nó chính là kích thước thể hiện độ lớn chung của vật thể, dùng làm cơ sở để xác định thể tích, đóng bao, vận chuyển và thiết kế không gian lắp đặt.
Kích thước giới hạn là kích thước thể hiện không gian hoạt động của thiết bị, kích thước này được dùng để làm cơ sở bố trí không gian làm việc cho thiết bị hoặc vận hành cho người lao động.
Trên bản vẽ lắp có rất nhiều chi tiết khác nhau, để dễ phân biệt, gọi tên các chi tiết, cũng như các vật liệu làm chi tiết người ta tiến hành đánh số các chi tiết theo thứ tự, trình tự đọc bản vẽ và tổng hợp lại trong bảng kê. Sau đây là các quy định về việc đánh số chỉ vị trí chi tiết.
Số vị trí được ghi trên giá ngang của đường dẫn, và được ghi ở hình biểu diễn nào thể hiện rõ nhất chi tiết đó.
Số vị trí được ghi song song với khung tên cuả bản vẽ, ở phía ngoài hình biểu diễn và xếp thành hàng hay cột.
Mỗi số vị trí được ghi một lần trên bản vẽ và cho phép ghi cùng một chỉ số với các chi tiết giống nhau.
Khổ chữ số vị trí phải lớn hơn khổ chữ kích thước của bản vẽ.
Cho phép dùng đường dẫn chung trong trường hợp:
Các đặc yêu cầu làm việc của chi tiết như: áp lực làm việc, số vòng quay, khe hở làm việc, khe hở nhiệt ..
Thể hiện các yêu cầu riêng chưa thể hiện được trên bản vẽ như: về sai lệch hình dạng, chất lượng sản phẩm, độ cứng bề mặt .
Phương pháp nhiệt luyện, phương pháp gia công lần cuối..
Yêu cầu về vật liệu sơn phủ và một số yêu cầu riêng khác..
Bảng kê dùng để liệt kê các thành phần của các chi tiết thuộc vật thể, dùng làm tài liệu thiết kế và lập kế hoạch sản suất.
Bảng kê được quy định trong TCVN 3824-1983.
Bảng kê được đặt dưới hình biểu diễn và sát bên trên khung tên của bản vẽ lắp
Ví dụ: khung và bảng kê
Khung tên được quy định trong TCVN 3821-83
Trong giai đoạn thiết kế chế tạo, người thiết kế cần dựa vào bản vẽ chung để vẽ các bản vẽ chế tạo chi tiết, gọi là vẽ tách chi tiết. Vậy việc đọc bản vẽ lắp và vẽ tách chi tiết là một việc rất quan trọng đối với người thiết kế chế tạo.
Khi đọc bản vẽ lắp yêu cầu phải biết và hiểu rõ về kết cấu của vật thể được biểu diễn. Phải hình dung được hình dạng của mỗi chi tiết trong tổ hợp lắp ghép, và quan hệ lắp ghép của chúng. Phải đọc được kích thước và sai lệch giới hạn của chúng, và phải biết kích thước nào là quan trọng, và có tham gia lắp ghép hay không.
Khi có đầy đủ các phần thuyết minh của bản vẽ lắp, người đọc cũng cần phải biết nguyên lý làm việc và công dụng của vật thể biểu diễn.
Khi tiến hành đọc bản vẽ láp cần tiến hành theo trình tự sau:
Trước hết đọc nội dung khung tên, phần thuyết minh và các yêu cầu kỹ thuật để có khái niệm sơ bộ về đơn vị lắp, về nguyên lý làm việc và công dụng của đơn vị lắp.
Để đi sâu vào nội dung bản vẽ, cần nghiên cứu các hình biểu diễn trên bản vẽ lắp , hiểu rõ tên các hình chiếu cơ bản, vị trí của các mặt cắt trên hình cắt và mặt cắt, phương chiếu của các hình chiếu phụ và hình chiếu riêng phần, sự liên hệ chiếu giữa các hình biểu diễn. trong giai đoạn này ta cần hiểu được tổng quan về hình dạng và kết cấu và đặc điểm của vật thể lắp.
Lần lượt đi phân tích từng chi tiết một. Bắt đầu từ chi tiết chính sau mới đến các chi tiết ít quan trọng hơn. Từ chi tiết có kích thước lớn hơn sang chi tiết nhỏ hơn.
Ta cũng có thể đọc các chi tiết từ các hàng trong bảng kê rồi đọc trên các hình biểu diễn theo chỉ số vị trí của nó sau đó căn cứ theo phạm vi đường bao của chi tiết . Khi phân tích các chi tiết cần hiểu rõ kết cấu, công dụng và quan hệ lắp ghép của chúng.
Khi đã phân tích xong các bước trên , cuối ta tổng hợp lại toàn bộ để hiểu rõ về toàn bộ vật thể.
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/index.php/ban-ve-lap-dung-de-a65793.html