Soạn bài Hai cây phong (ngắn nhất)
Soạn bài Hai cây phong ngắn gọn:
Phần Đọc - hiểu
Câu 1 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
- Bài Hai cây phong gồm hai mạch kể ít nhiều phân biệt và lồng vào nhau. Người kể chuyện khi thì xưng "tôi", khi thì xưng "chúng tôi".
+ Người kể chuyện xưng "chúng tôi": bắt đầu từ "Vào năm học cuối cùng..." cho đến "lẩn sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia".
+ Người kể chuyện xưng "tôi": từ đầu bài văn cho đến "chiếc gương thần xanh" và từ "Tôi lắng nghe..." cho đến hết.
- Trong mạch kể xưng "tôi", "tôi" là người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu mình là hoạ sĩ. Nhưng không nhất thiết bao giờ người kể chuyện ở dạng này cũng chính là tác giả. Trong mạch kể xưng "chúng tôi", vẫn là người kể chuyện trên, nhưng lại kể nhân danh cả "bọn con trai" ngày trước, và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn.
- Căn cứ vào độ dài văn bản của hai mạch kể, vào cái thế bao bọc qua mạch kể này đối với mạch kể kia, hơn nữa "tôi" có cả ở hai mạch kể, ta thấy mạch kể của người kể chuyện xưng "tôi" trong bài văn quan trọng hơn.
Câu 2 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
- Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi”, điều thu hút người kể chuyện và bọn trẻ làm cho chúng ngây ngất:
+ Kỉ niệm bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim. Chân đất, bám vào các mắt mấu…chấn động cả vương quốc loài chim. Ngồi dưới cành cây suy nghĩ…lắng nghe tiếng gió.
+ Hai cây phong khổng lồ, nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền.
- Trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong tuy chỉ được phác đôi ba nét, nhưng đúng là những nét phác thảo của một hoạ sĩ :
+ Hai cây phong "khổng lồ" với các "mắt mấu", các "cành cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay", với "bóng râm mát rượi", với động tác "nghiêng ngả dung dưa như muốn chào mời". Lại thêm có "hàng đàn chim... chao đi chao lại" bên trên tô điểm cho bức phác hoạ ấy.
+ "Chân trời xa thẳm", "thảo nguyên hoang vu", "dòng sông lấp lánh", "làn sương mờ đục", và lọt thỏm giữa không gian bao la ấy là "chuồng ngựa của nông trang" trông bé tí teo.
+ "Nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên", "chân trời xa thẳm biêng biếc", "làn sương mờ đục", "những dòng sông lấp lánh... như những sợi chỉ bạc"... càng làm tăng thêm chất "bí ẩn đầy sức quyến rũ" của những miền đất lạ.
Câu 3 (trang 101 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
- Trong mạch kể xưng “tôi”, hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc vì:
+ Hai cây phong gắn với những kỉ niệm thời thơ ấu
+ Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết
+ Hai cây phong gắn với chuỗi kỉ niệm học trò "tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy… như mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…"
+ Hai cây phong đứng ở vị trí đặc biệt, đi từ phía nào đến làng đều thấy chúng hiện ra hệt như những ngọn hải đăng.
+ Đặc biệt hai cây phong là nhân chứng cảm động về tình thầy trò giữa cô bé An-tư-nai và thầy Đuy-sen.
- Trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả sống động như hai con người bởi nhân vật “tôi” đã hóa thân vào hai cây phong để hiểu được linh hồn của nó chứ không phải chỉ là sự quan sát của người nghệ sĩ bình thường.
Câu 4 (trang 101 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
Học sinh tùy chọn 1 đoạn văn trong văn bản “Hai cây phong” để học thuộc lòng.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:
Soạn bài Nói quá
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2 - văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Soạn bài Ôn tập truyện kí Việt Nam
Soạn bài Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
Soạn bài Nói giảm nói tránh
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/index.php/soan-van-8-bai-2-cay-phong-a66038.html