Điểm giống nhau cơ bản của ba chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” là

Đáp án đúng là: A

Cả ba chiến lược này đều là các phương án của Mỹ nhằm duy trì và củng cố quyền kiểm soát ở miền Nam Việt Nam trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Chúng đều phản ánh nỗ lực của Mỹ trong việc áp đặt một hình thức cai trị thực dân kiểu mới, sử dụng lực lượng quân sự và các biện pháp chính trị, kinh tế để đạt được mục tiêu.

+ "Chiến tranh đặc biệt" dựa vào quân đội Việt Nam Cộng hòa dưới sự hỗ trợ của cố vấn và trang bị của Mỹ.

+ "Chiến tranh cục bộ" là việc Mỹ trực tiếp tham chiến bằng cách đưa quân đội Mỹ vào Việt Nam và tiến hành các cuộc chiến đấu quy mô lớn.

+ "Việt Nam hóa chiến tranh" tập trung vào việc tăng cường năng lực quân sự của Việt Nam Cộng hòa, giảm dần sự hiện diện của quân đội Mỹ và chuyển giao trách nhiệm chiến đấu cho quân đội Việt Nam Cộng hòa.

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” Mĩ thực hiện ở Việt Nam là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới nhằm chia cắt đất nước, biến miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

→ A đúng.

- B sai vì tiến hành bằng quân đội đồng minh của Mỹ: Chỉ đúng một phần trong một số chiến lược, như trong "Chiến tranh đặc biệt" sử dụng quân đội Việt Nam Cộng hòa, nhưng không phản ánh đầy đủ bản chất của cả ba chiến lược. "Chiến tranh cục bộ" và "Việt Nam hóa chiến tranh" đều có sự can thiệp trực tiếp và sâu rộng của Mỹ, không chỉ là việc sử dụng quân đội đồng minh.

- C sai vì tiến hành bằng quân đội Mỹ: Đúng với "Chiến tranh cục bộ" (khi Mỹ đưa quân đội vào tham chiến trực tiếp) nhưng không đúng hoàn toàn với "Chiến tranh đặc biệt" (chủ yếu dựa vào quân đội Việt Nam Cộng hòa) và "Việt Nam hóa chiến tranh" (chuyển giao trách nhiệm chiến đấu cho quân đội Việt Nam Cộng hòa).

- D sai vì Mỹ đưa quân đội đến tham chiến trực tiếp: Đúng với "Chiến tranh cục bộ" nhưng không đúng với "Chiến tranh đặc biệt" và "Việt Nam hóa chiến tranh". Trong "Chiến tranh đặc biệt", Mỹ chủ yếu cung cấp hỗ trợ quân sự và cố vấn, trong khi "Việt Nam hóa chiến tranh" là giai đoạn giảm dần sự hiện diện quân sự trực tiếp của Mỹ.

* Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở Miền Nam

Sau thất bại trong phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) ở miền Nam, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

- “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn, do “cố vấn” Mĩ chỉ huy; dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ.

- Âm mưu cơ bản: “dùng người Việt đánh người Việt”.

- Thủ đoạn thực hiện:

+ Tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn: đưa vào Miền Nam Việt Nam nhiều cố vấn quân sự, tăng cường lực lượng quân đội Sài Gòn, trang bị cho quân đội Sài Gòn nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Chiến thuật “Trực thang vận” được sử dụng trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”

+ Dồn dân lập “ấp chiến lược”, nhằm: đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các làng, xã, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình bình định Miền Nam.

+ Mở các cuộc hành quân càn quyét, tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam.

+ Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc: phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương Miền Bắc cho tiền tuyến Miền Nam.

* Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Miền Nam

Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

- “Chiến tranh Cục bộ” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn, do “cố vấn” Mĩ chỉ huy; dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ.

- Âm mưu: dựa vào ưu thế quân sự, với quân số đông, vũ khí hiện đại, Mĩ âm mưu nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực, hỏa lực để giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang cách mạng của Việt Nam trở về thế bị động, phòng ngự.

- Thủ đoạn:

+ Ồ ạt đưa quân Mĩ, quân đồng minh và miền Nam Việt Nam (quân số lúc cao nhất lên tới gần 1.5 triệu tên, trong đó, hơn nửa triệu là quân Mĩ).

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Binh sĩ thuộc Lữ đoàn 9 Lực lượng Thủy quân lục chiến của Mĩ

Đổ bộ vào bãi biến Đà Nẵng (8/3/1965)

+ Tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn.

+ Mở các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào vùng “đất thánh Việt cộng”

+ Đẩy mạnh các hoạt động phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân.

* Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ.

Sau thất bại trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh”.

* Âm mưu: “Dùng người Việt đánh người Việt” mở rộng thành “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

* Thủ đoạn:

+ Tăng cường lực lượng quân đội Sài Gòn.

+ Mở rộng chiến tranh sang Lào và Cam-pu-chia.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Tổng thống Ních-xơn trình bày kế hoạch mở rộng chiến tranh xâm lược sang Campuchia

+ Hòa hõa với Trung Quốc và Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này cho Việt Nam.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Tổng thống Mĩ Ních-xơn trong chuyến thăm Trung Quốc (1972)

+ Tăng cường đánh phá miền Bắc Việt Nam bằng không quân và hải quân.

Xem thêm một số tài liệu liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)

Giải Lịch sử 12 Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)

Giải Lịch sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền chiến đấu chống đế quốc Mĩ, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/index.php/diem-giong-nhau-co-ban-giua-chien-luoc-chien-tranh-dac-biet-va-chien-luoc-chien-tranh-cuc-bo-la-a67975.html