1. Điện 3 pha xoay chiều là gì?
Điện xoay chiều 3 pha là dòng điện xoay chiều được tạo ra bằng máy phát điện xoay chiều 3 pha dựa vào nguyên lý biến thiên của từ trường trong cuộn dây. Do trong quá trình sử dụng 1 cuộn dây thì gây lãng phí dung tích hữu dụng của nguồn phát, sử dụng 2 cuộn dây thì tạo ra điểm chết gây khó khởi động nguồn phát, chính vì vậy mà điện áp 3 pha ra đời.
Hệ thống điện 3 pha gồm có 3 dây nóng và 1 dây lạnh. Có 2 cách nối điện 3 pha đó là nối hình sao và nối hình tam giác. Đường điện 3 pha tương tự như 3 đường điện 1 pha chạy song song, chung 1 dây trung tính.
Điện năng sử dụng trong công nghiệp dưới dạng dòng điện sin ba pha vì những lý do sau:
Động cơ điện ba pha có cấu tạo đơn giản và đặc tính tốt hơn động cơ một pha
Truyền tải điện năng bằng mạch điện ba pha tiết kiệm được dây dẫn hơn việc truyền tải điện năng bằng dòng điện một pha.
Mạch điện ba pha bao gồm nguồn điện ba pha, đường dây truyền tải và các phụ tải ba pha.
Để tạo ra nguồn điện ba pha, ta dùng máy phát điện đồng bộ ba pha có cấu tạo gồm:
Ngoài ra máy phát điện 3 chiều còn có bộ chỉnh lưu, bạc lót, giá đỡ, bộ điều chỉnh điện. Kết hợp với cánh quạt, puli và các nắp đậy.
Phần tĩnh (Stato) gồm có lõi thép xẻ rãnh, trong các rãnh đặt ba dây quấn AX, BY, CZ có cùng số vòng dây và lệch nhau một góc 120o trong không gian.
Mỗi dây quấn được gọi là một pha. Dây quấn AX gọi là pha A, dây quấn BY gọi là pha B, dây quấn CZ gọi là pha C.
Phần quay (Rôto) là nam châm điện N-S
3. Hai cách đấu nối mạch điện 3 pha
3.1 Cách nối hình sao (Y)
Muốn nối hình sao ta nối ba điểm cuối của pha với nhau tạo thành điểm trung tính.
Đối với nguồn, ba điểm cuối X, Y, Z nối với nhau thành điểm trung tính O của nguồn.
Đối với tải, ba điểm cuối X’, Y’, Z’ nối với nhau tạo thành trung tính của tải O’.
3.2 Cách nối dây hình tam giác (D)
Cách nối: Muốn nối hình tam giác ta lấy đầu pha này nối với cuối pha kia. Ví dụ: A nối với Z; B nối với X; C nối với Y
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/index.php/mach-dien-xoay-chieu-ba-pha-gom-a70145.html