Sản xuất là gì? doanh nghiệp sản xuất là gì? Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là gì? Các loại hình sản xuất phổ biến hiện nay? Đây là những câu hỏi thường gặp nhất của bạn đọc, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên, những người đang nghiên cứu về kinh tế học. Vậy rốt cuộc, sản xuất là gì? Trong bài viết này Xechinhhang.com sẽ cùng quý độc giả tìm hiểu một cách đầy đủ và chi tiết nhất về chủ đề sản xuất này nhé.
Trong hoạt động sản xuất, có 2 khái niệm cơ bản cần nắm và phân biệt rõ gồm sản xuất và doanh nghiệp sản xuất. Có rất nhiều hoạt động sản xuất không được định nghĩ là một doanh nghiệp, và cũng có rất nhiều hoạt động tạo ra sản phẩm nhưng không được xem là quá trình sản xuất. Vậy cụ thể 2 khái niệm này là gì? Chúng khác nhau như thế nào?
Sản xuất (production) hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động của con người dựa trên sự kết hợp các yếu tố đầu vào như lao động, nguyên liệu, máy móc, vốn, nhà xưởng,… nhằm tạo ra sản phẩm để phục vụ các nhu cầu sử dụng hoặc trao đổi của con người. Hoạt động sản xuất được thực hiện dựa trên việc trả lời các câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giá thành sản phẩm như thế nào?
Như vậy một cách khái quát, sản xuất là hoạt động tạo ra sản phẩm, hàng hoá nhằm đáp ứng, hoặc phục vụ một hoặc một số nhu cầu nào đó của con người. Sản xuất được thực hiện theo quy trình, quy mô rất khác nhau, trong đó: lực lượng lao động, máy móc, công nghệ, nguyên vật liệu là các yếu tố ảnh hưởng chính tới giá cả của sản phẩm được tạo ra bởi quá trình sản xuất.
Doanh nghiệp sản xuất là khái niệm chỉ những doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực, tư liệu sản xuất, nguyên liệu, và các ứng dụng khoa học công nghệ trong quá trình tạo ra các sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường. Doanh nghiệp sản xuất có hiệu quả là doanh nghiệp biết kế hợp giữa Sức lao động, tư liệu lao động, và đối tượng lao động để tạo ra hiệu số lượng hàng hoá lớn nhất, với chi phí bỏ ra là thấp nhất.
Một doanh nghiệp sản xuất phải là một doanh nghiệp tạo ra sản phẩm, hàng hoá với số lượng lớn. Doanh nghiệp sản xuất có thể thực hiện quá trình sản xuất một cách thủ công, bán thủ công hoặc sử dụng các dây truyền sản xuất tự động hoàn toàn. Một doanh nghiệp có thể vừa là doanh nghiệp sản xuất, vừa là doanh nghiệp thương mại.
Các nhân tố hay các bên tham gia trong quá trình sản xuất bao gồm: Người sản xuất, người cung cấp và khách hàng. Mối quan hệ giữa các nhân tố này là vô cùng chặt chẽ và không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Mối quan hệ này được thể hiện cụ thể như sau:
Tham khảo thêm các dòng sản phẩm nếu doanh nghiệp có nhu cầu nhé
Như vậy chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về Sản xuất là gì? Doanh nghiệp sản xuất là gì? Vậy các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất thì sao? Trong thực tế các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Việc hiểu các yếu tố của quá trình sản xuất theo học thuyết nào, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lí luận và cơ sở ứng dụng. Một cách cơ bản Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất bao gồm: Sức lao động, đối tượng lao đọng, và tư liệu lao động. Theo đó:
Với sự phát triển và vận động không ngừng của thế giới, các hình thức, mô hình sản xuất mới liên tục ra đời. Sự góp mặt của máy móc, thiết bị, robot và gần đây nhất là trí tuệ nhân tạo đã làm thay đổi rất nhiều bức trang tổng thể của hoạt động sản xuất. Tuy vậy các yếu tố cơ bản của hoạt động sản xuất vẫn không thay đổi suất mấy nghìn năm qua.
Về các yếu tố cơ bản của quá trình sản suất, mỗi học thuyết, mỗi quan điểm khác nhau sẽ có cách nhìn nhận riêng của mình. Trong đó quan điểm của kinh tế học cổ điển, Các-Mác, và kinh tế hiện đại là 3 quan điểm tiêu biểu và nổi bật nhất, được thừa nhận nhiều nhất bởi nhà kinh tế.
Quan điểm của kinh tế học cổ điển Quan điểm của Các-mác Quan điểm của kinh tế hiện đại 1. Sức lao động:x x 4. Năng lực kinh doanh:
Tham khảo thêm các loại biển cảnh báo nguy hiểm Để có thêm các thông tin hữu ích nhé
Loại hình sản xuất hay mô hình sản xuất là đặc tính tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp, cá nhân được quy định bởi một số tiêu chí như: trình độ chuyên môn hóa, số lượng sản phẩm, tính ổn định của sản phẩm, dịch vụ được tạo ra,… Mỗi mô hình sản xuất cần có một phương pháp quản trị thích hợp. Việc phân loại các mô hình sản xuất là vô cùng quan trọng đối với các hoạt động quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. Một số cách phân loại các mô hình sản xuất phổ biến bao gồm:
Dựa vào yếu tố số lượng sản xuất và tính chất lặp lại của sản phẩm, có thể phân chia sản xuất thành các loại hình như sau:
Phân loại mô hình sản xuất theo số lượng và tính chất lặp lại STT Mô hình sản xuất Mô tả 1- Đơn chiếc không phải là 1 sản phẩm duy nhất, mà chúng được hiểu là các sản phẩm đầu ra được sản xuất với số lượng rất nhỏ, trong khi chủng loại sản phẩm lại rất lớn. Mô hình sản xuất này có tính linh hoạt cao, cả người lao động và máy móc đều có khả năng thực hiện nhiều công việc khác nhau khi có yêu cầu.
- Mô hình sản xuất đơn chiếc không cần có sự nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm trước khi đưa vào sản xuất. Bởi lẽ quá trình sản xuất chỉ tiến hành vài lần theo yêu cầu, ít có sự lặp lại từ đó dẫn tới việc khâu sản xuất và khâu kỹ thuật được thực hiện cùng lúc.
2 - Sản xuất hàng khối là mô hình sản xuất với số lượng sản phẩm cực lớn và chỉ sản xuất một vài loại sản phẩm nhất định. Đặc điểm của mô hình sản xuất này là khá ổn định và hiếm khi có sự thay đổi về kết cấu sản phẩm, yêu cầu kỹ thuật, và dây truyền sản xuất trong một thời gian dài.- Để có thể thực hiện sản xuất hàng khối người ta cần triển khai nghiên cứu và phát triển sản phẩm trong một thời gian dài. Sau khi nghiên cứu quy trình chế tạo mẩu thử và phát triển công nghệ sản xuất được thực hiện nhiều lần. Việc này dẫn tới chi phí nghiên cứu, chế tạo và thiết kế sản phẩm vô cùng tốn kém.
3- Sản xuất hàng loạt là mô hình sản xuất trung gian giữa sản xuất hàng khối và sản xuất đơn chiếc. Mô hình sản xuất này có số lượng sản phẩm sản xuất ra rất lớn, và cũng đa dạng về chủng loại sản phẩm . Đặc trưng cơ bản của sản xuất hàng loạt là số lượng sản phẩm đầu ra lớn, nhưng chưa đủ lớn để mỗi chủng lại sản phẩm hình thành một dây truyền sản xuất độc lập.
- Mô hình sản xuất hàng loạt thường xuất hiện trong các lĩnh vực cơ khí, dệt may,.., Những lĩnh vực này thường có quy trình sản xuất khá phức tạp, cần có sự tham gia của nhiều dây truyền sản xuất khác nhau, của các bộ phận khác nhau. Việc phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận gây ra các vấn đề khó khăn cho nhà quản trị.
Cách phân loại mô hình sản xuất thường được áp dụng phổ biến tiếp theo và phân loại theo các hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá. Theo cách thức phân loại này chúng ta có 3 mô hình sản xuất phổ biến gồm: Sản xuất liên tục, sản xuất gián đoạn và sản xuất theo dự án. Đặc điểm của các mô hính sản xuất này như sau:
Phân loại mô hình sản xuất theo các hình thức tổ chức STT Mô hình sản xuất Mô tả 1- Với đặc trưng cơ bản là sản xuất hàng hoá với khối lượng lớn, liên tục một sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm trong thời gian dài. Hoạt động của hệ thống máy móc, trang thiết bị có tính lặp đi lặp lại, thiếu sự linh hoạt.
- Mô hình sản xuất liên tục được thực hiện bởi các dây truyền sản xuất tự động, gắn liền với hệ thống logictics nhằm tạo ra lượng hàng hoá ổn đinh, với chi phí sản xuất là thấp nhất. Đồng thời việc đảm bảo đầu vào và đầu ra cho quá trình sản xuất, cũng đảm bảo việc hàng hoá không bị ùng ứ
2 Mô hình sản xuất gián đoạn- Mô hình sản xuất hàng hoá gián đoạn được đặc trưng bởi số lượng, và chủng loại hàng hoá đa dạng. Số lượng sản phẩm trong mỗi chủng loại hàng hoá không cố định. Mô hình sản xuất hàng hoá gián đoạn cần có sự tham gia của hệ thống máy móc, và nhân công với khả năng lin hoạt, thích ứng cao với các yêu cầu.
- Mô hình sản xuất này cũng mang trong mình đặc trưng là số lượng hàng tồn kho, các mẫu thử tương đối nhiều. Mô hình sản xuất này thường bắt gặp trong các doanh nghiệp dệt may, cơ khí,…
3- Mô hình sản xuất theo dự án là mô hình tương đối độc đáo. Người ta thực hiện sản suất hàng hoá theo yêu cầu, số lượng sản phẩm được tạo ra là duy nhất, nhưng chủng loại hàng hoá cũng không quá nhiều, bởi việc sản xuất ra một sản phẩm đòi hỏi chi phí, và thời gian dài để thực hiện.
- Hình thức sản xuất này cần sự linh hoạt, sức sáng tạo cao của đơn vị sản xuất. Một số sản phẩm của mô hình sản xuất theo dự án phải kể đến như: Một bộ phim, sản xuất một con tàu,….
Theo cách phân loại mô hình sản xuất này chúng ta sẽ cần phân tích doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí về khả năng tự chủ trong quá trình sản xuất. Theo đó mô hình sản xuất dựa theo tính tự chủ bao gồm sản xuất dạng thiết kế chế tạo và dạng nhà thầu.
Phân loại mô hình sản xuất theo tính tự chủ STT Mô hình sản xuất Mô tả 1 Sản xuất dạng thiết kế chế tạo- Mô hình sản xuất dạng thiết kế chế tạo là mô hình mà doanh nghiệp sẽ tự nghiên cứu, chế tạo các sản phẩm của mình để thực hiện sản xuất. Một số doanh nghiệp còn có khả năng tự chủ hoàn toàn về chế tạo các dây truyền sản xuất.
- Mô hình sản xuất dạng thiết kế, chế tạo cần có một hệt thống quản lý sản xuất hoàn chỉnh với tính ứng dụng cao để thị trường dễ dàng chấp nhận.
2 Sản xuất dạng nhà thầu - Là mô hình sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp thực hiện một số công việc nhất định theo yêu cầu của chủ thầu. Họ có nguyền thực hiện các hoạt động sản xuất, cũng như chủ động mua sắm các loại nguyên vật liệu và trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình.Như vậy xechinhhang.com vừa cùng quý độc giả tìm hiểu một cách chi tiết về sản xuất là gì, doanh nghiệp sản xuất là gì. Đồng thời chúng ta cũng đã cùng nhau phân tích kỹ lưỡng về các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, cũng như các mô hình sản xuất hiện tại. Theo đó:
Xe chính hãng là đơn vị cung cấp các dòng xe nâng mới, xe nâng cũ, xe nâng người hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi có hơn 10 năm kinh nghiệm, 20 chi nhánh trên toàn quốc, và hệ thống văn phòng đại diện trên 63 tỉnh thành, cùng đội ngũ nhân sự hùng hậu. Đến với Xe Chính Hãng, quý khách hàng sẽ lạc vào thế giới xe nâng với đầy đủ chủng loại và thương hiệu từ các mẫu xe như: Xe nâng tay thấp ( Pallet truck), xe nâng tay cao ( Pallet stacker), xe nâng siêu cao ( Reach Truck), cho tới các dòng xe nâng dầu, xe nâng điện, xe nâng tải trọng lớn lên tới 50 tấn.
Tự hào là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp nâng hạ toàn điện, chúng tôi cung cấp các dịch vụ như: Thuê xe nâng, sửa chữa xe nâng, phụ tùng xe nâng, cứu hộ xe nâng trên toàn quốc. Khi quý khách hàng có nhu cầu mua xe nâng hay sử dụng bất kỳ dịch vụ nào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0368085093 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/index.php/cac-yeu-to-co-ban-cua-qua-trinh-san-xuat-gom-a71856.html