Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966 (khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ) và được đưa vào tập truyện cùng tên
b. Ý nghĩa nhan đề
Chiếc lược ngà là một nhan đề hay thể hiện nội dung, tư tưởng và chủ đề của tác phẩm. Đó chính là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. Với bé Thu, chiếc lược ngà là kỉ vật của người cha, là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ nơi chiến khu dành cho mình.
c. Tóm tắt
Ông Sáu đi kháng chiến. Mãi khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà. Bé Thu không nhận ra ch vì cái sẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Em đối xử với ba như với người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương cho đứa con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận cần, ông hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho người bạn.
d. Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến “chị cũng không muốn bắt nó về”): Ông Sáu trở về thăm nhà trong ba ngày nghỉ phép nhưng bé Thu không nhận ông là ba
- Phần 2 (tiếp theo đến “vừa nói vừa từ từ tuột xuống”): Bé Thu nhận ra ba và cuộc chia tay của hai cha con
- Phần 3 (còn lại): Ông Sáu hi sinh ở chiến trường và chuyện chiếc lược ngà
e. Thể loại: truyện ngắn
f. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Đoạn trích Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh
b. Giá trị nghệ thuật
- Tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật đặc biệt là nhân vật trẻ em
Sơ đồ tư duy về văn bản Chiếc lược ngà:
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/index.php/chiec-luoc-nga-tac-gia-a72815.html