Bản đồ Việt Nam là một trong những đồ dùng học tập được sử dụng thường xuyên trong quá trình học môn Địa Lý lớp 12 và cả các khối lớp khác nữa. Tuy nhiên, để hoàn thành bài tập vẽ bản đồ việt nam địa lý 12 yêu cầu, chắc chắn không phải dễ thực hiện. Trong bài viết này, Học Thông Minh gửi tới bạn thực hiện cách vẽ bản đồ Việt Nam! Cùng bắt đầu thôi!
Bản đồ là công cụ đóng vai trò khá quan trọng trong cuộc sống, khi công nghệ thông tin còn chưa phát triển, người ta thường sử dụng bản đồ để xác định phương hướng, vị trí và cũng được sử dụng để khẳng định và phân chia chủ quyền lãnh thổ.
Trong môn Địa, có nhiều dạng bản đồ khác nhau, được sử dụng thường xuyên như bản đồ địa hình, bản đồ lãnh thổ, bản đồ châu lục, bản đồ kinh tế, bản đồ sông ngòi,… Khi sử dụng bản đồ trong Địa lý, việc giảng dạy và học tập trở nên dễ dàng hơn, mọi thông tin trong bài học được trình bày một cách trực quan, rõ ràng khi nhìn vào bản đồ của mình.
Để có thể vẽ thành công bản đồ Việt Nam, các em học sinh cần chuẩn bị những dụng cụ cần thiết. Các em cần lưu ý vẽ bản đồ cần nhất là sự chính xác về đường biên giới, sau đó là ranh giới các vùng miền và các địa danh. Dưới đây là liệt kê những dụng cụ cần thiết để vẽ bản đồ Việt Nam:
>> Đọc thêm: phương pháp ôn thi thpt quốc gia môn Địa
Dưới đây là là hướng dẫn từng bước thao tác để hoàn thành một bài vẽ bản đồ địa lý Việt Nam, các em học sinh lớp 12 và lớp khác có thể tham khảo để hoàn thành bản vẻ bài tập của mình nhé:
Khung ô vuông thích hợp nhất sẽ được chia làm 40 ô vuông, có đánh thứ tự hàng ngang, hàng dọc. Kích cỡ của ô vuông có chiều ngang là 5, chiều dọc là 8 ô vuông.
Đánh chữ theo thứ tự lần lượt từ trái qua phải (hàng ngang) là A đến E, từ trên xuống dưới (hàng dọc) là 1 đến 8.
Chiều của ô vuông đã kẻ tương ứng với 20 kinh tuyến và 20 vĩ tuyến. Trong đó kinh tuyến được tính là 102 độ Đ đến 112 độ Đ, vĩ tuyến là 8 độ B đến 24 độ B
Cách vẽ ô nhanh nhất: Dùng thước thẳng 30 cm , mỗi ô lấy 3,4 cm
Đây là bước quan trọng nhất trong bài vẽ bản đồ Việt Nam. Hãy xác định đường khống chế bằng các kinh tuyến và vĩ tuyến.
Xác định điểm cực Đông, Tây, Nam, Bắc với các địa danh cụ thể, trong đó:
Sau khi xác định xong các điểm, các em hãy nối các điểm đã đánh dấu lại với nhau, đây là lược đồ cơ bản của bản đồ Việt Nam
>> Đọc thêm: mẹo khoanh trắc nghiệm môn Địa THPT Quốc gia
Các đường được quy định bao gồm:
Các em nên chia khu vực theo chiều dọc từ trên xuống dưới, như vậy sẽ dễ dàng hoàn thiện bản đồ hơn, miền Bắc đến miền Trung, Tây nguyên và miền Nam
Vẽ các nhánh sông lớn được nhìn rõ trên bản đồ: sông Tiền và sông Hậu, sông Đồng Nai, sông Mã, sông Đà, sông Hồng. Trong đó Sông Đà và sông Hồng nói liền với nhau, sông Tiền và sông Hậu nối với sông Mekong ở Campuchia
Đừng bỏ qua quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam nhé! Ngoài ra còn một số khu vực đảo nhó khác nữa, hãy quan sát kỹ và vẽ lại chúng nhé. Lãnh thổ trên biển cũng rất quan trọng đó nha!
Trên đây là nội dung cách vẽ bản đồ Việt Nam mà Học Thông Minh muốn giới thiệu đến bạn. Mong rằng với những hướng dẫn cụ thể trên, các em sẽ thực hành làm tốt bài vẽ bản đồ Việt Nam Địa Lý 12. Hãy chú ý và vẽ bản đồ thật đẹp nhé! Ngoài ra, nếu em cần luyện tập thêm các nội dung ôn tập môn Địa Lý, hãy đăng ký tài khoản và luyện tập tại hocthongminh.com nhé!
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/index.php/ban-do-viet-nam-dia-12-a73171.html