Gen đa hiệu là hiện tượng 1 gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau. Còn tương tác gen lại là sự tác động tương hỗ giữa nhiều gen không alen với nhau. Hãy cùng ihoc tìm hiểu rõ ràng về gen đa hiệu, tương tác gen và các bài tập vận dụng.
Tương tác gen chính là sự tác động tương hỗ giữa nhiều gen không alen với nhau. Còn được gọi là tác động tương hỗ giữa các gen không tương ứng nhau trong quá trình xác định 1 tính trạng của sinh vật.
Hiện nay, trong các chương trình dạy sinh học có 3 loại tương tác gen không alen gồm: tương tác bổ sung, tương tác át chế và tương tác cộng gộp. Bên cạnh đó, Gen đa hiệu và gen liên kết có thể là 1 loại tương tác gen không alen, nếu chúng cùng quy định một kiểu hình. Tuy nhiên, không phải tất cả các gen đa hiệu và gen liên kết đều tương tác với nhau. Gen đa hiệu là gen có nhiều alen, còn gen liên kết là gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể.
Đây là kiểu tương tác của 2 hay nhiều gen không alen cùng quy định 1 tính trạng. Trong đó sự xuất hiện của 2 alen trội làm xuất hiện các kiểu hình mới.
Tương tác át chế là hiện tượng tương tác giữa 2 (hay nhiều) gen. Trong đó có 1 gen này kìm hãm sự hoạt động của 1 gen khác thuộc 2 locut khác nhau.
Có 2 trường hợp là át chế trội và át chế lặn.
Tương tác cộng gộp là hiện tượng khi có 2 hay nhiều locut gen tương tác với nhau. Trong đó, mỗi alen trội đều góp phần làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình.
Tỷ lệ đặc trưng thường thấy: 9A_B_, 3A_bb, 3aaB_ : 1aabb = 15 : 1
Gen đa hiệu là hiện tượng 1 gen tác động tới sự biểu hiện của nhiều tính trạng.
Hiện tượng gen đa hiệu giúp giải thích gì? Gen đa hiệu giúp giải thích hiện tượng biến dị tương quan: Khi 1 gen bị đột biến thì sẽ kéo theo sự biến dị ở một vài tính trạng mà nó chi phối.
Gen đa hiệu có đặc điểm là 1 gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau. Đồng thời cũng là cơ sở để giải thích hiện tượng biến dị tương quan.
Menđen đã phát hiện khi làm thí nghiệm trên cây đậu hà lan như sau: Ở giống đậu hoa tím thì hạt màu nâu, trong nách lá (góc hợp bởi thân hoặc cành và cuống lá) có một chấm đen; Ở giống đậu hoa trắng thì hạt màu nhạt, trong nách lá không có chấm đen.
Moocgan khi nghiên cứu biến dị ở ruồi giấm cũng nhận thấy: Ruồi có gen quy định cánh ngắn thì đốt thân cũng ngắn, lông cứng ra, sức đẻ kém, tuổi thọ ngắn lại.
Có một đột biến gen ở người gây nên hội chứng Macphan (hội chứng người nhện): họ có biểu hiện như tay chân dài hơn, thủy tinh thể ở mắt bị hủy hoại.
Gen HbS ở con người quy định sự tổng hợp chuỗi β-hemoglobin bình thường là 146 axit amin. Gen đột biến HbS cũng có chuỗi β-hemoglobin 146 axit amin, nhưng axit amin ở vị trí số 6 khác với bình thường (axit amin glutamic thay thế bằng valin). Điều này đã gây ra hậu quả nghiêm trọng làm biến đổi hồng cầu hình đĩa lõm bình thường thành hình lưỡi liềm, làm xuất hiện hàng loạt rối loạn bệnh lý trong cơ thể con người.
Gen liên kết và gen đa hiệu đều làm cho nhiều tính trạng biểu hiện cùng nhau. Vì chúng đều nằm trên cùng một nhiễm sắc thể hoặc cùng một nhóm liên kết. Điều này có nghĩa là chúng không thể phân li độc lập trong quá trình giảm phân, mà phải tuân theo tỷ lệ hoán vị của nhiễm sắc thể hoặc nhóm liên kết.
Câu 1: Trong các mối quan hệ sau, mối quan hệ nào là chính xác nhất?
A. Mỗi gen quy định 1 tính trạng
B. Mỗi gen quy định 1 enzim/protein
C. Mỗi gen quy định 1 chuỗi polipeptit
D. Mỗi gen quy định 1 kiểu hình
Câu 2: Ở 1 loài thực vật, tính trạng chiều cao của cây do 3 cặp gen không alen gồm A, a; B, b và D, d cùng quy định theo loại tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ có 1 alen trội thì chiều cao của cây tăng 5cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất có chiều cao là 150cm. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDd cho đời con có số cây cao là 170cm chiếm tỉ lệ:
A. 5/16 B. 1/64
C. 3/32 D. 15/64
Câu 3: Loại tác động nào của gen thường được chú trọng trong sản xuất nông nghiệp:
A. tương tác cộng gộp
B. tương tác bổ sung giữa hai alen trội
C. tương tác bổ sung giữa 2 gen không alen
D. tác động đa hiệu
Câu 4: Ở 1 loài thực vật, chiều cao của cây do 4 cặp gen không alen tương tác cộng gộp quy định. Trong đó, sự có mặt của mỗi alen trội làm chiều cao của cây tăng thêm 5cm. Cây cao nhất có chiều cao là 190cm. Các cây có chiều cao cao 170cm có kiểu gen:
A. AaBbddee ; AabbDdEe
B. AAbbddee ; AabbddEe
C. aaBbddEe ; AaBbddEe
D. AaBbDdEe ; AABbddEe
Câu 5: Sự khác nhau giữa hai hiện tượng di truyền phân li độc lập và tương tác gen chính là hiện tượng phân li độc lập …
A. có thế hệ lai dị hợp về cả hai cặp gen
B. làm tăng biến dị tổ hợp
C. có tỉ lệ phân li của kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ lai khác với tương tác gen
D. có tỉ lệ phân li của kiểu hình ở thế hệ lai khác với tương tác gen
Câu 6: Cho lai 2 cây bí quả tròn với nhau, thu được đời con là 272 cây bí quả tròn, 183 cây bí có quả bầu dục và 31 cây bí có quả dài. Sự di truyền của tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật:
A. phân li độc lập của Menđen
B. liên kết gen hoàn toàn
C. tương tác cộng gộp
D. tương tác bổ sung
Câu 7: Thế nào là gen đa hiệu?
A. Gen đa hiệu là gen tạo ra nhiều loại mARN
B. Gen đa hiệu điều khiển hoạt động của các gen khác
C. Là gen mà sản phẩm ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau
D. Gen đa hiệu là gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao
Câu 8: Các alen ở trường hợp nào sau đây có thể tác động qua lại với nhau?
A. Các alen cùng một locut
B. Các alen cùng hoặc khác locut nằm trên một nhiễm sắc thể (NST)
C. Các alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau
D. Các alen cùng hoặc khác locut nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể hoặc trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau
Câu 9: Ở một loài thực vật chỉ có 2 màu hoa là hoa đỏ và trắng. Trong phép lai phân tích 1 cây hoa màu đỏ thu được thế hệ lai phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 3 hoa trắng : 1 hoa đỏ. Có thể kết luận rằng màu sắc hoa được quy định bởi:
A. Quy định bởi 1 cặp gen và di truyền theo quy luật liên kết với giới tính
B. Quy định bởi 2 cặp gen liên kết hoàn toàn
C. Quy định bởi 2 cặp gen không alen tương tác bổ sung
D. Quy định bởi 2 cặp gen không alen tương tác cộng gộp
Câu 10: Đem lai giữa 2 cây bố mẹ thuần chủng hoa đỏ với hoa trắng thu được F1 đều là cây có hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, F2 xuất hiện 1438 hoa đỏ : 1123 hoa trắng. Đem F1 lai với 1 các thể khác, đời con thu được tỉ lệ: 62,5% hoa trắng : 37,5% hoa đỏ. Kiểu gen của các thể đem lai với đời F1 là:
A. AaBb
B. Aabb
C. Aabb hoặc aaBb
D. AABb hoặc AaBB
Câu 11: Ở 1 loài thực vật, tính trạng hoa đỏ do 2 gen không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen, khi đồng thời cả 2 alen trội A và B thì cho hoa màu đỏ, khi chỉ có mặt alen trội A hoặc B thì cho hoa màu hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho ra hoa màu trắng.
Cho hoa màu hồng thuần chủng giao phấn với hoa màu đỏ (P), thu được F1 gồm 50% hoa màu đỏ và 50% hoa màu hồng. Biết rằng không xảy ra trường hợp đột biến, theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây phù hợp với tất cả các thông tin kể trên?
(1) AAbb x AaBb. (2) AAbb x AaBB. (3) aaBb x AaBB
A. (1) B. (1) và (2)
C. (2) và (3) D. (1) và (3)
Hy vọng bài viết này của SGK Online đã giải đáp cho bạn các kiến thức liên quan đến tương tác gen là gì, có mấy loại tương tác gen không alen, gen đa hiệu là gì, các ví dụ về gen đa hiệu của Men đen, Moocgan hay hiện tượng đột biến gen ở người.
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/index.php/gen-da-hieu-la-hien-tuong-a73886.html