Tất tần tật về bộ xương con người

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Thái Ngọc Châu - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Người trưởng thành có 206 chiếc xương, chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể. Có thể khó tưởng tượng khi một đứa trẻ sơ sinh nhỏ bé lại có số xương nhiều hơn người lớn. Những chiếc xương đó đang phát triển và thay đổi hình dạng mỗi ngày. Còn bao nhiêu điều bạn chưa biết về những chiếc xương trong cơ thể mình? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

1. Bộ xương trẻ sơ sinh có bao nhiêu cái?

Người trưởng thành có 206 chiếc xương, chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể. Một sự thật khó tin đó là những đứa trẻ sơ sinh lại có số xương nhiều hơn người lớn. Những chiếc xương đó đang phát triển và thay đổi hình dạng mỗi ngày.

Ước tính bộ xương trẻ sơ sinh có khoảng 300 chiếc xương. Mặc dù xương có vẻ ngoài cứng nhưng chúng thực ra được tạo thành từ mô sống và canxi. Chúng trải qua quá trình tích tụ cũng như thải bỏ trong suốt cuộc đời của bạn.

Nếu bạn đã từng nhìn thấy một bộ xương hoặc hóa thạch thật trong viện bảo tàng, bạn có thể nghĩ rằng tất cả những bộ xương ấy đều đã chết. Khác với những bộ xương bạn nhìn thấy bên ngoài, các xương tạo nên bộ xương của bạn đều rất “sống động”, luôn phát triển và thay đổi giống như các bộ phận khác của cơ thể.

Hầu hết các xương được cấu tạo từ một số lớp mô, bao gồm:

Quá trình phát triển xương được gọi là quá trình hóa xương. Nó thực sự bắt đầu vào khoảng tuần thứ tám của quá trình phát triển phôi thai. Mặc dù vậy, khi mới sinh, nhiều xương của bé được cấu tạo hoàn toàn bằng sụn, một loại mô liên kết cứng nhưng linh hoạt. Một số xương của trẻ có một phần được làm bằng sụn để giúp giữ cho bé dễ vận động và phát triển.

Sự linh hoạt đó là cần thiết để những đứa trẻ đang lớn có thể cuộn tròn trong không gian hạn chế của bụng mẹ trước khi chào đời. Nó cũng giúp mẹ và bé dễ dàng hơn khi quá trình sinh nở diễn ra.

Tủy xương giống như một lớp thạch dày và công việc của nó là tạo ra các tế bào máu.

2. Bộ xương trẻ sơ sinh thay đổi như thế nào khi trẻ lớn lên?

Khi bạn còn là một đứa trẻ, bạn có bàn tay nhỏ, bàn chân nhỏ và mọi thứ đều nhỏ. Khi bạn lớn lên, mọi thứ trở nên lớn hơn một chút, kể cả xương của bạn.

Khi trẻ trưởng thành, phần lớn sụn sẽ được thay thế bằng xương thực sự. Nhưng điều gì đã xảy ra khiến số lượng xương giảm từ 300 xương khi sinh ra xuống thành 206 xương khi trưởng thành?

Câu trả lời là nhiều xương của bé sẽ hợp nhất với nhau, có nghĩa là số lượng xương thực tế sẽ giảm đi. Khoảng trống ngăn cách hai đầu xương cuối cùng hợp nhất cũng là phần sụn, giống như ở đầu mũi.

Quá trình hợp nhất của xương xảy ra khắp cơ thể. Bạn có thể nhận thấy rằng có một hoặc nhiều khoảng mềm ở giữa các xương trong hộp sọ của bé. Những “điểm mềm” này thậm chí có thể khiến bạn hơi khó chịu, nhưng chúng hoàn toàn bình thường. Chúng được gọi là thóp và cuối cùng chúng sẽ đóng lại khi xương phát triển.

Việc thay thế phần sụn bằng xương hợp nhất bắt đầu khi các mạch máu nhỏ - được gọi là mao mạch - cung cấp máu giàu chất dinh dưỡng đến các nguyên bào xương, các tế bào hình thành xương. Ban đầu, nguyên bào xương tạo ra xương bao bọc sụn và sau đó, thay thế nó hoàn toàn.

Sau đó, sự phát triển xương ở trẻ em xảy ra ở phần đầu của nhiều xương, ở đó có các tấm tăng trưởng. Mô phát triển trong mỗi xương quyết định kích thước và hình dạng cuối cùng của chiếc xương đó. Khi một người ngừng phát triển, các tấm tăng trưởng đóng lại.

Các tấm tăng trưởng yếu hơn các phần khác trong khung xương của trẻ, do đó, chúng dễ bị gãy xương và dễ gặp phải các chấn thương khác. Đây là lý do tại sao một cú ngã xe đạp có thể khiến trẻ phải bó bột, trong khi bạn có thể bị ngã tương tự và chỉ bị bầm tím.

Thông thường, khi đến 25 tuổi, quá trình này sẽ hoàn tất. Sau khi điều này xảy ra, xương của bạn không thể tăng thêm kích thước nữa. Tất cả những xương này tạo nên một bộ xương người trưởng thành vừa rất chắc vừa rất nhẹ.

Khi bạn còn là một đứa trẻ, bạn có bàn tay nhỏ, bàn chân nhỏ và mọi thứ đều nhỏ.

3. Bộ xương người trưởng thành gồm những gì?

Bộ xương người trưởng thành được tạo thành từ 206 chiếc xương, bao gồm các xương:

Có bốn loại xương khác nhau trong cơ thể con người:

4. Vai trò của canxi trong bộ xương người

Canxi là khoáng chất quan trọng để hình thành mô xương mới. Canxi có trong cả sữa mẹ và sữa công thức. Và nếu sau này trẻ không chịu ăn các loại rau có lá, hãy nhắc trẻ rằng, canxi có trong những loại rau này cũng như trong các sản phẩm từ sữa giúp trẻ phát triển.

Khi đến tuổi trưởng thành, quá trình hợp nhất và sự phát triển của xương đã ngừng lại. Xương của người trưởng thành rất chắc nhưng lại nhẹ. Mặc dù chúng có vẻ không thay đổi nhưng thực tế là xương liên tục trải qua một quá trình gọi là tu sửa.

Tu sửa liên quan đến việc hình thành mô xương mới và sự phân hủy xương cũ thành canxi và các khoáng chất khác, được giải phóng vào máu. Quá trình này được gọi là quá trình tiêu xương và đó là một phần hoàn toàn bình thường - trên thực tế, nó diễn ra trong suốt cuộc đời. Nhưng ở trẻ em, quá trình hình thành xương mới diễn ra nhanh hơn quá trình tái hấp thu.

Có một số thứ có thể làm tăng tốc độ hủy xương, bao gồm:

Tình trạng phổ biến nhất ảnh hưởng đến quá trình mất xương là loãng xương, khiến xương bị mất một phần mật độ và dễ bị gãy hơn.

Tình trạng phổ biến nhất ảnh hưởng đến quá trình mất xương là loãng xương.

5. Một số sự thật thú vị về xương

Khung xương và khớp trong cơ thể con người vừa phức tạp vừa đặc biệt. Các xương khớp với nhau như một khối xếp hình lớn và dựa vào nhiều loại cơ để di chuyển các bộ phận từ cổ, hàm xuống đến ngón chân.

6. Làm sao để có bộ xương khỏe mạnh?

Quá trình phát triển và hợp nhất xương ở trẻ em là một quá trình thú vị. Và để đảm bảo bộ xương luôn khỏe mạnh trong nhiều năm tiếp theo, điều quan trọng là bạn phải:

Xương hoạt động cùng với các cơ và khớp để giữ các phần cơ thể của chúng ta kết nối với nhau, hỗ trợ cơ thể di chuyển một cách linh hoạt - đây được gọi là hệ thống cơ xương. Bộ xương nâng đỡ, định hình cơ thể và bảo vệ các cơ quan nội tạng như não, tim và phổi.

Xương chứa hầu hết nguồn cung cấp canxi cho cơ thể chúng ta. Cơ thể không ngừng xây dựng và phá vỡ các mô xương. Xương khỏe mạnh cần có một chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục ở mức độ thường xuyên và phù hợp.

Hãy đảm bảo bạn nhận đủ vitamin D trong chế độ ăn uống hoặc thông qua các chất bổ sung

7. Một số tình trạng bệnh lý xương thường gặp

Một số tình trạng bệnh lý của xương bao gồm:

Nếu có bất kỳ vấn đề gì về xương - khớp, bạn nên đến các cơ sở uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời. Chuyên khoa Cơ xương khớp thuộc Khoa Nội tổng hợp của Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec chuyên điều trị các Bệnh lý Xương khớp: Viêm khớp, thoái hóa khớp - Loãng xương,... Bên cạnh đó, chuyên khoa cũng ứng dụng Kỹ thuật tiêm huyết tương tươi giàu tiểu cầu trong điều trị các bệnh lý Xương khớp, tự tin là địa chỉ đáng tin cậy với quý khách hàng có nhu cầu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com, kidshealth.org, betterhealth.vic.gov.au

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/index.php/bo-xuong-nguoi-gom-may-phan-moi-phan-gom-nhung-xuong-nao-a74998.html