Miễn dịch là gì? Có mấy loại miễn dịch?

1. Miễn dịch là gì? Hệ miễn dịch là gì?

Khái niệm miễn dịch

Theo khoản 12 Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm:

Tình trạng miễn dịch là mức độ đề kháng của cá nhân hoặc cộng đồng với một tác nhân gây bệnh truyền nhiễm

Có thể hiểu, miễn dịch là khả năng đề kháng trước mầm bệnh, các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm mốc,…

Miễn dịch là gì?
Miễn dịch là gì? (Ảnh minh hoạ)

Miễn dịch khi hoạt động đúng cách giúp cơ thể không bị nhiễm bệnh, chống lại các chất gây dị ứng, các tế bào ung thư, tế bào chết.

Để thực hiện được vai trò bảo vệ cơ thể của mình trước các tác nhân gây hại, miễn dịch hoạt động rất phức tạp, các cơ quan miễn dịch phân bổ khắp cơ thể và hoạt động thống nhất tạo thành hệ miễn dịch.

Khái niệm hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch là hệ thống gồm mô, tế bào, các phân tử biệt hóa và một số các cơ quan trong cơ thể thực hiện vai trò bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.

Hệ miễn dịch ở khắp nơi trong cơ thể:

Chúng cùng với dây thần kinh, tim, hệ thống cơ bắp và xương và đường tiêu hóa, đảm bảo cơ chế hoạt động đúng và thống nhất trên toàn cơ thể.

Hệ miễn dịch hoạt động theo cơ chế ngăn chặn sự xâm nhập và tấn công trực tiếp hoặc gián tiếp các tác nhân gây hại muốn xâm nhập vào cơ thể. Khi hệ miễn dịch tiếp xúc và nhận biết các tác nhân gây hại chúng sẽ sản xuất các protein tương ứng để trung hòa hoặc tiêu diệt tác nhân đó. Các protein đó gọi là kháng thể.

Liệu cơ thể con người luôn tự tạo ra các kháng thể phù hợp để tiêu diệt các tác nhân gây hại, hay cần thêm sự hỗ trợ từ bên ngoài nữa, chúng ta cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé.

2. Có mấy loại miễn dịch?

Phân loại về mặt sinh học thì hệ miễn dịch gồm: miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo. Chúng không hoạt động độc lập mà có thể phối hợp với nhau để bảo vệ cơ thể.

2.1. Miễn dịch tự nhiên

Miễn dịch tự nhiên hay được gọi là miễn dịch bẩm sinh hoặc miễn dịch không đặc hiệu. Miễn dịch tự nhiên mang yếu tố di truyền, bảo vệ cơ thể từ ban đầu lúc hình thành cơ thể.

Miễn dịch tự nhiên bao gồm những đáp ứng miễn dịch không ghi nhớ, cường độ và quy mô phản ứng như nhau dù là lần đầu hay những lần sau ghi nhận tác nhân gây hại.

Miễn dịch tự nhiên là hàng rào phòng thủ đầu tiên của cơ thể, nó bao gồm:

Miễn dịch tự nhiên mang yếu tố di truyền
Miễn dịch tự nhiên mang yếu tố di truyền (Ảnh minh hoạ)

2.2. Miễn dịch nhân tạo

Miễn dịch nhân tạo hay được gọi là miễn dịch thu được hoặc miễn dịch đặc hiệu.

Khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên chủ động như tiêm vắc xin hoặc ngẫu nhiên tiếp xúc, cơ thể sẽ hình thành kháng thể để phá hủy kháng nguyên xâm nhập đó. Sau đó, cơ thể sẽ ghi nhớ, hình thành trạng thái miễn dịch khi tiếp xúc lại với kháng nguyên đó lần sau.

Lần đầu tiếp xúc kháng nguyên xâm nhập đáp ứng miễn dịch sẽ mất thời gian dài, cường độ yếu. Sau quá trình đó, các tế bào sẽ ghi nhớ đáp ứng. Nếu có tiếp xúc lần hai các tế bào sẽ phát triển cực mạnh, tạo kháng thể đặc hiệu nhanh chóng, cường độ mạnh, thời gian đáp ứng lâu. Đây là cơ sở cho việc tiêm vắc xin phòng bệnh.

Trong thực tế, việc tiêm vắc xin phòng những bệnh có thể lây nhiễm ra cộng đồng là vô cùng quan trọng, để đạt được tình trạng miễn dịch cộng đồng, không phát triển thành dịch thì việc tiêm vắc xin được triển khai rộng rãi theo từng độ tuổi.

Tiêm vắc xin tạo miễn dịch nhân tạo cho cơ thể
Tiêm vắc xin tạo miễn dịch nhân tạo cho cơ thể (Ảnh minh hoạ)

Tóm lại, miễn dịch tự nhiên hay nhân tạo đều giúp cơ thể phòng chống bệnh, ngăn cản sự xâm nhập của những tác nhân gây hại như vi rút, vi khuẩn, các vi sinh vật,...Chúng hỗ trợ nhau thông qua cơ chế phức tạp để bảo vệ cơ thể.

3. Nguyên nhân gây suy yếu hệ miễn dịch

Hệ miễn không phải lúc nào cũng hoạt động mạnh mẽ, dưới đây là 6 tác nhân chính gây suy yếu hệ miễn dịch:

Hệ miễn dịch bị suy yếu vì nhiều nguyên nhân
Hệ miễn dịch bị suy yếu vì nhiều nguyên nhân (Ảnh minh hoạ)

4. Cách nào để tăng cường hệ miễn dịch?

Tăng cường miễn dịch bằng các hoạt động như sau:

Tăng cường miễn dịch bằng các hoạt động lành mạnh
Tăng cường miễn dịch bằng các hoạt động lành mạnh (Ảnh minh hoạ)
Trên đây là những thông tin về miễn dịch là gì, những cách để tăng cường hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch đóng vai trò là hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh. Vì vậy, việc tăng cường sức khỏe, củng cố hệ miễn dịch là chìa khóa để giúp cơ thể phát triển, phòng chống bệnh tật.

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/index.php/mien-dich-la-gi-sinh-8-a75333.html