KỸ NĂNG CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG HIỆU QUẢ

Để dạy một khóa học ở bất kỳ cấp độ nào, giáo viên cần có kiến thức chuyên môn, quyền hành và khả năng dự đoán cũng như trả lời những câu hỏi bất ngờ. Học sinh của bạn luôn mong đợi học những điều họ không biết và hấp thu được những kĩ năng cần thiết để tiếp tục học trong bất kỳ môn học nào khác. Bạn có thể giảng bài trước một vài sinh viên, trong một giảng đường lớn hoặc trên trực tuyến. Dù thế nào đi nữa, bạn nên chuẩn bị bài giảng cho khóa học của mình bằng cách xác định mục tiêu học tập, phát triển giáo trình học và xây dựng kế hoạch bài học.

Phần 1. Xây dựng giáo trình

1. Thiết lập mục tiêu cho khóa học của bạn

Xác định mục tiêu rõ ràng cho khóa học sẽ giúp bạn biết chính xác những gì cần dạy và giúp sinh viên của bạn nhận ra những gì họ nên học. Mục tiêu giúp cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan xem khóa học có đạt được những gì bạn cần. Bạn cần suy nghĩ về:

● Học sinh của bạn là ai?

● Họ cần những nhu cầu ngoại khóa nào?

● Bạn muốn sinh viên đạt được gì khi kết thúc khóa học?

2. Đặt những mục tiêu học tập trên giáo trình của bạn.

- Viết ra những mục tiêu học tập cho khóa học và đưa nó vào giáo trình giống như một phần học đầu tiên. Bạn không cần phải viết ra thật nhiều mục tiêu, chỉ cần đưa mục tiêu quan trọng nhất cho khóa học. Bạn cũng không cần phải dạy y chang những gì đã nêu trong đó, dù chúng cũng phần nào phục vụ được công việc giảng dạy.

- Một số ví dụ về mục tiêu học tập được sử dụng trong các khóa học thực tế là:

● Thể hiện được khả năng đọc, đánh giá và giải thích thông tin gọn gẽ.

● Áp dụng các phương pháp nghiên cứu trong tâm lý học, bao gồm thiết kế, phân tích dữ liệu và giải thích cho một dự án nghiên cứu.

● Giao tiếp hiệu quả khi đang thuyết trình.

● Xây dựng một lập luận được tổ chức tốt cùng với những lý lẽ thuyết phục.

3. Suy nghĩ về cách bạn sẽ đánh giá nếu sinh viên đang học

Khi bạn đã phát triển danh sách các mục tiêu học tập, bạn sẽ muốn đảm bảo rằng các sinh viên sẽ tiếp cận chúng. Thông thường, bạn xác định điều này dựa trên cách học sinh trình bày các bài tập bạn cung cấp, nhưng cũng có các phương án khác. Bạn sẽ muốn viết một mô tả chi tiết hơn về các bài tập / công cụ đánh giá để đưa vào giáo trình của bạn. Một số cách đánh giá học tập điển hình:

● Câu đố và kiểm tra

● Hoạt động học tập (điền vào chỗ trống,v.v.)

● Thuyết trình

● Bài tập viết (tiểu luận, tài liệu nghiên cứu, v.v.)

● Danh sách tổng hợp các bài tập đã hoàn thành

● Bài tập tự phản xạ (yêu cầu sinh viên mô tả những gì họ đã học được từ khóa học)

4. Xây dựng thang điểm cho bài giảng của bạn

Để đánh giá học sinh của bạn hoàn thành bài tập như thế nào, bạn cần xây dựng một bảng thang điểm đánh giá. Thang điểm sẽ giúp bạn kiểm tra và quyết định năng lực của học sinh ở mức nào nhằm cân nhắc phương pháp dạy cho phù hợp.

Hầu hết mức độ của thang điểm được đánh giá bằng các chữ cái như A, B, C. Ví dụ thang điểm A sẽ có bốn phần sau:

5. Cân nhắc các chính sách của khóa học.

Ngoài việc truyền đạt nội dung của một khóa học cụ thể và giao bài tập, bạn cũng sẽ cần phải nói rõ những yêu cầu để quản lý khóa học. Ví dụ: Bạn có yêu cầu học sinh mua sách giáo khoa hoặc các tài liệu khác hay không? Làm thế nào để đảm bảo mức giá của khóa học đưa ra là phù hợp? Học sinh có phải mua tất cả các tài liệu cùng một lúc hay có thể trả dần trong suốt khóa học?

Cách chấm điểm của bạn sẽ như thế nào? Nơi làm việc hay trung tâm của bạn sẽ yêu cầu một tiêu chuẩn chấm điểm rõ ràng. Nếu không, bạn sẽ phải quyết định xem những mức quy định nào của khóa học sẽ ảnh hưởng đến số điểm đánh giá chung của học viên để ước lượng được cách chấm phù hợp.

Bạn có chấp nhận bài tập về nhà bị nộp trễ hay chưa hoàn thành không? Bạn có cho phép học viên làm lại bài tập nếu không đạt yêu cầu không?

Bạn có nghiêm ngặt việc điểm danh không? Nếu có, làm sao để quản lý hiệu quả nhất? Nếu không, làm sao để chắc chắn học viên đến đúng giờ để đảm bảo mục tiêu giảng dạy của bạn?

Bạn có cho phép học viên dùng thiết bị điện tử trong giờ học không (điện thoại, laptop, ipad,…)? Hay luôn nghiêm cấm mọi lúc hoặc thỉnh thoảng?

6. Phác thảo thời khóa biểu của khóa học

Thử ước chừng xem khóa học của bạn sẽ kéo dài bao lâu và dựa trên đó để vạch ra một thời khóa biểu sơ lược. Cân nhắc những chủ đề, hoạt động, nội dung sẽ được giảng dạy mỗi buổi. Ngoài ra, bạn cũng cần để ý đến lịch thi và những ngày ôn tập quan trọng để sắp xếp thời gian. Bạn có thể chỉnh sửa lại bản nháp thời khóa biểu sau đó nếu cần, nhưng hãy tìm ra những cách hiệu quả để giúp học viên đạt được mục tiêu của khóa học.

Lược dịch từ wikihow

Tìm hiểu thêm khóa đào tạo kỹ năng giảng dạy tiếng Anh tại đây.

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/index.php/chuan-bi-bai-a76597.html