Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
1. Ví dụ: SGK/ trang 95, 96
2. Nhận xét
Từ ngữ biểu cảm
Câu cảm thán
Hỡi, muốn, phải, nhân nhượng, lấn tới, quyết tâm cướp, không, thà, chứ nhất định không chịu, phải đứng lên, hễ là, thì, ai có, dùng, ai cũng phải…
• Hỡi đồng bào và chiến sĩ toàn quốc!
• Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!
• Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Thắng lợi nhất định về dân tộc ta!
• Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!
• Kháng chiến thắng lợi muôn năm!
a. Về mặt sử dụng từ và đặt câu có tính biểu cảm, giữa Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến có nhiều điểm gần gũi nhau. Có thể dễ dàng tìm thấy nhiều từ ngữ, nhiều câu cảm trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn.
b. Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến mặc dù yếu tố biểu cảm tràn ngập, sâu sắc và mãnh liệt, rất rung động lòng người nhưng vẫn không phải là văn biểu cảm mà là văn nghị luận. Bởi lẽ:
• Hai tác phẩm được viết không phải nhằm mục đích biểu cảm, trữ tình mà nhằm mục đích nghị luận: Nêu luận điểm, trình bày các luận cứ để bàn luận, giải quyết vấn đề, tác động mạnh vào trí tuệ của người đọc, để người đọc phân biệt rõ đúng sai, xác định hành động và cách sống.
• Biểu cảm chỉ đóng vai trò phụ trợ, làm cho lí lẽ thêm sức thuyết phục, tác động mạnh vào tình cảm, tâm hồn của người đọc làm cho bài văn nghị luận trở nên thấm thía hay hẳn lên.
c. Quan sát bảng đối chiếu, ta dễ dàng nhận ra:
(1)
(2)
- Không có các từ ngữ biểu cảm
- Không có các câu cảm
→ Không có yếu tố biểu cảm
→ Chỉ đúng mà chưa hay
- Có nhiều từ ngữ biểu cảm
- Có nhiều câu cảm
→ Có yếu tố biểu cảm
→ Vừa đúng, vừa hay
3. Sử dụng yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
- Muốn phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận, trước hết người viết không chỉ cần suy nghĩ đúng, nghĩ sâu về các vấn đề, luận điểm, luận cứ, lập luận… mà còn phải thật sự xúc động trước những điều đang nói, đang viết, đang bàn luận. Đó không thể chỉ là những tình cảm xúc động nhất thời, hời hợt mà cần nhất sự chân thành, tự nhiên và sâu sắc, mãnh liệt.
- Cần biểu hiện tình cảm, cảm xúc trong bài văn nghị luận sao cho phù hợp, không phá vỡ mạch lập luận. Biểu cảm trong văn nghị luận phải hòa vào luận cứ, luận chứng, làm nổi bật và khắc sâu luận điểm trong lòng người nghe. Nó diễn tả luận điểm, luận chứng bằng hình ảnh, bằng câu cảm, bằng từ ngữ gợi cảm nhưng vẫn không quên nhiệm vụ chủ chốt là từng bước giải quyết vấn đề trên cơ sở làm sáng tỏ hệ thống luận điểm.
- Không phải càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, nhiều câu cảm thì giá trị biểu cảm trong bài văn nghị luận càng tăng. Ngược lại, nếu dùng quá nhiều mà không phù hợp, sẽ biến bài văn nghị luận thành lí luận dông dài, không đáng tin cậy, hoặc làm giảm bớt sự chặt chẽ trong mạch lập luận, thậm chí phá vỡ lôgíc luận chứng. Cuối cùng có thể làm bài văn nghị luận xa rời thể loại, lạc sang văn biểu cảm đơn thuần.
- Biểu cảm chỉ là yếu tố phụ trợ. Biểu cảm nhưng không được làm giảm, hoặc làm mất đi đặc trưng nghị luận cả về nội dung cũng như hình thức.
*Ghi nhớ: SGK/ trang 97
Giáo viên biên soạn: Mai Thị Trang
Đơn vị: Trường TH - THCS - THPT Lê Thánh Tông