Du học sinh Việt Nam đón Tết như thế nào?
Tết này đến Ice Jungle: “Ice” cũng có Tết
Tuyệt đối không để thiếu xăng, dầu trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn
Với người Việt, bát hương không chỉ đơn thuần dùng để cắm hương mà còn thể hiện sự tưởng nhớ, biết ơn của con cháu với tổ tiên, ông bà, bề trên đã khuất. Đồng thời đó cũng là nơi kết nối, gửi gắm những mong ước của con người trên dương thế với thần linh và tổ tiên cõi âm.
Việc thắp hương trong cả 1 năm khiến bát hương đầy dẫn tới khu vực ban thờ sẽ không được thoáng đãng, tàn nhang rơi xuống bụi bẩn ban thờ. Ngoài ra, về mặt tâm linh theo một số chuyên gia phong thuỷ cho rằng việc bát hương đầy sẽ sẽ làm cản trở tới việc khí lưu chuyển, ảnh hưởng rất lớn đến vận khí của gia chủ.
Chính vì vậy, theo phong tục của người Việt, hàng năm cứ vào cuối tháng Chạp (tháng 12) hàng năm là mọi người bao sái ban thờ hay còn gọi là lau dọn ban thờ và sắp xếp lại đồ trên ban, rút tỉa chân nhang để ban thờ thông thoáng, sạch sẽ hơn.
Tuy nhiên, nhiều người hay thắc mắc là nên bao sái ban thờ vào thời điểm trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo (ngày 23 tháng chạp) để không phạm vấn đề tâm linh và mang lại may mắn.
Trên thực tế không có quy định cụ thể nào về việc nên bao sái, tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công, ông Táo.
Về mặt tâm linh, theo các chuyên gia phong thuỷ, nên lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang sau khi đã tiễn ông Công ông Táo về trời bởi quan niệm xưa cho rằng lúc đó các Táo đi vắng, gia chủ có thể tranh thủ dọn bàn thờ sạch sẽ để đón Táo quân trở về. Tỉa chân nhang lúc này sẽ không phạm phải điều gì.
Trước khi tiến hàng bao sái, rút tỉa chân nhang thì gia chủ nên chuyển bị đồ lễ, thắp hương xin phép tổ tiên, các vị thần linh trước khi tiến hành bao sái, rút tỉa chân nhang và sau khía hoàn tất công việc dọn dẹp, an vị đồ thờ gia chủ cần thắp hương tạ lễ và kính cáo mời quan thần linh và gia tiên trở về. Các chuyên gia cũng lưu ý, khi tiến hành lau dọn đồ thờ cần chuẩn bị khăn sạch, nước sạch tốt nhất là dùng nước ấm, rượu gừng, lau dọn nhẹ nhàng, chánh làm rơi, vỡ đồ, người lau dọn ăn mặc sạch sẽ, chỉnh tề...
Cũng theo các chuyên gia phong thuỷ, ngày nay thế giới hiện đại, văn minh, các thủ tục cũng đơn giản hơn, con người sống thoáng hơn theo đó mà các thủ tục cũng đơn giản hơn. Mọi người không còn quá cứng nhắc chuyện bao sái, tỉa chân nhang cụ thể vào ngày nào mà thường chọn một ngày đẹp trong tháng chạp để tiến hàng công việc.
Một số ngày đẹp được chuyên gia gợi ý cúng ông Công ông Táo, sau đó tiến hành bao sái và rút tỉa chân nhang cuối năm đón Tết 2024: Ngày 30/1 (20/12 âm lịch); Ngày 2/2 (23/12); Ngày 6/2 (27/12); Ngày 8/2 (29/12). Những ngày này là những ngày đẹp, sao tốt, thiên tinh đáo tới khiến công việc, cũng như vượng khí mang tới sẽ tốt hơn.
(Thông tin mang tính chiêm nghiệm, tham khảo)