Vậy digital marketing là gì? nếu bạn đang cân nhắc sử dụng digital marketing cho việc kinh doanh của mình hay là một trong những marketers muốn tìm hiểu rõ hơn về mảng này thì đây chắc chắn sẽ là luôn là câu hỏi đầu tiên cần phải làm sáng tỏ. Cùng với đó là hàng loạt những kiến thức chuyên sau hơn về digital marketing.
1. Digital marketing là gì?
Một câu hỏi tưởng như rất đơn giản, nhưng lại khiến nhiều người phải “đau đầu” và thậm chí là nhầm lẫn với cả những khái niệm, thuật ngữ khác trong lĩnh vực marketing. Theo đó, digital marketing được hiểu theo nghĩ thuần Việt là tiếp thị kỹ thuật số. Tức là dùng kỹ thuật số để quảng cáo các loại hình sản phẩm và dịch vụ trên các thiết bị công nghệ có thể truy cập vào như điện thoại di động, máy tính, laptop hay các biển quảng cáo điện tử.
Ngày nay hầu hết các công ty muốn kinh doanh một loại hình sản phẩm nào đều dùng đến chiến lược quảng cáo và nhân lực digital marketing để thực hiện các sản phẩm và kinh doanh thành công. Trong thời đại công nghệ hiện nay thì digital còn mang nhiều ý nghĩa đối với các nhà lãnh đạo và đối với các chiến thuật kinh doanh. Digital vừa mang ý nghĩa công nghệ, vừa mang ý nghĩa chiến lược thu hút khách hàng để kinh doanh hiệu quả cho các công ty và những nhà lãnh đạo. Còn trong marketing mục tiêu của digital là tăng độ nhận diện thương hiệu, xây dựng lòng tin với khách hàng và tăng cường doanh thu cho doanh nghiệp.
2. Digital marketing khác online marketing như thế nào?
Một trong những khái niệm thường bị nhiều người nhầm lẫn nhất với digital marketing chính là online marketing. Thậm chí nhiều bạn còn cho rằng hai khái niệm này là một, từ đó dẫn đến việc lên các kế hoạch, chiến lược marketing chưa thực sự phù hợp. Tuy nhiên, thực tế digital marketing là một phạm trù bao hàm cả online marketing mà các bạn vẫn thường biết đến. Chúng có nhiều nghĩa rộng hơn và tác động lớn hơn rất nhiều.
Vì vậy, giữa digital marketing và online marketing sẽ có những điểm khác biệt nhất định như sau:
+ Digital marketing bao gồm online marketing: Có thể chia digital marketing thành hai phần, bao gồm: online marketing và digital advertising. Đây đều là những phương thức tiếp thị, quảng bá sản phẩm, thương hiệu trong thời đại công nghệ 4.0.
+ Digital marketing có thể có internet hoặc không còn online marketing là bắt buộc: Tùy vào điều kiện tiếp thị, quảng bá mà khi triển khai các hình thức digital marketing có thể có internet hoặc không. Trong khi, online marketing qua cái tên đã khẳng định tuyệt đối điều này, không có internet thì sẽ không tồn tại.
+ Hình thái của digital marketing đa dạng hơn: Online marketing nằm trong phạm trù bao hàm của digital. Vậy nghiễm nhiêm hình thái của digital chắc chắn sẽ đã dạng hơn rất nhiều, phù hợp với các thiết bị kỹ thuật số hơn cả.
4. Digital marketing gồm những gì?
Nói về digital marketing nhiều người vẫn rất mơ hồ vì không biết công việc này cần phải làm những gì, chuẩn bị như thế nào. Dù rất nhiều marketers đã triển khai nhiều về digital marketing, nhưng thực tế vẫn chưa nắm rõ được hết mảng này bao gồm những gì và chính xác phải làm những đầu công việc ra sao. Digital marketing là một mảng không nhỏ và thậm chí là bao gồm cả marketing online vì thế những gì mà chúng bao gồm cũng rất rộng lớn.
+ Xây dựng các kế hoạch quảng bá và trực tiếp triển khai các chiến dịch digital marketing theo kế hoạch trên các công cụ: SEO, SEM, Facebook Ads, Google Adsword, Google Display Network, Youtube Trueview, Email marketing…
+ Lập kế hoạch SEO, SEM, Google Ads, Facebook Ads, tối ưu hóa thứ hạng của website trên các trang tìm kiếm. Thường xuyên thống kê và phân tích từ khóa định kỳ.
+ Kiểm tra, khảo sát, phân tích "từ khóa" google hàng tuần, tháng, quý, năm để đề xuất ý tưởng thông điệp cho chiến lược truyền thông, quảng cáo từng giai đoạn.
+ Quản lý website, Facebook, Youtube, Zalo, Instagram của công ty.
+ Phối hợp với bộ phận content và thiết kế để đạt hiệu quả cao nhất trong các chiến dịch.
+ Định vị và phát triển thương hiệu và sản phẩm trên các website, forum, facebook, youtube, sàn TMĐT... và các mạng xã hội khác.
+ Theo dõi, thống kê và phân tích số liệu, hiệu chỉnh cũng như tối ưu các chiến dịch quảng cáo.
+ Theo dõi đánh giá để tối ưu về thiết kế, nội dung, chi phí, tỉ lệ chuyển đổi của các chiến dịch quảng cáo. Đảm bảo target đúng đối tượng khách hàng tiềm năng.
+ Chịu trách nhiệm KPIs theo lead, reach, engagement, view, tỉ lệ chuyển đổi,… của các campaign marketing online.
+ Cập nhật thường xuyên các chiến lược và xu hướng tiếp thị trực tuyến. Thực hiện báo cáo tiến độ và kết quả công việc định kỳ.
5. Các hình thức digital marketing phổ biến hiện nay
Digital marketing được phân chia thành nhiều nhánh nhỏ khác nhau, cùng lúc có thể vận dụng một cách tổng thể nhưng nếu chi phí, tính tương thích không phù hợp thì các marketers thường sẽ lựa chọn những hình thức mang lại hiệu quả cao nhất. Theo khảo sát, phần lớn các công ty, doanh nghiệp khi triển khai một chiến dịch digital marketing sẽ sử dụng nhiều nhất 5 hình thức dưới đây.
+ SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm): Dây được xem là hình thức digital marketing phổ biến, được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Đánh vào tâm lý người dùng, khi cần một sản phẩm nào đó, họ sẽ thực hiện tìm kiếm trên các công cụ trực tuyến.
+ Content marketing (Tiếp thị nội dung): việc tiếp thị nội dung sẽ được thực hiện thông qua quá trình nghiên cứu các từ khóa. Đặc biệt đối với các website, ngoài việc phân bổ từ khóa thì nội dung đem đến nhiều giá trị cũng được chú trọng rất nhiều.
+ SEM (Tiếp thị qua công cụ tìm kiếm): Khác với SEO, hình thức này tìm kiếm khách hàng với quy mô rộng lớn hơn. Hình thức này mang lại hiệu quả cao nhưng đồng thời cũng tốn kém khá nhiều kinh phí.
+ Social Media Marketing (Tiếp thị truyền thông trên mạng xã hội): Dưới sự phát triển như vũ bão của các mạng xã hội, đương nhiên không thể bỏ qua được hình thái này. Từ đó giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận được nhiều hơn đối tượng khách hàng của mình.
+ Email Marketing (Tiếp thị qua email): Đây là hình thức tiếp thị cụ thể nhất đối với từng khách hàng, tuy nhiên bạn phải đảm bảo sao nội dung thật sự bổ ích và cần thiết với người nhận.
6. Các công cụ để làm digital marketing hiệu quả
Để có thể triển khai các công cụ digital marketing đạt được hiệu quả như mong muốn, ngoài những kiến thức chuyên sâu cùng một dội ngũ dày dạn kinh nghiệm chắc chắn vẫn không thể “vắng mặt” các công cụ hỗ trợ. Các công cụ để làm digital marketing hiệu quả nhằm tối ưu từng khâu, từng bước. Vậy bạn đã biết những công cụ mà mình nên tận dụng trong quá trình làm digital marketing chưa?
+ Nhóm công cụ quản lý:• Trello - Lên kế hoạch: cung cấp phần mềm quản lý dự án, làm việc nhóm hiệu quả, theo dõi các đầu công việc và quản lý thời gian• Google Drive - Cộng tác và Lưu trữ: một công cụ tuyệt vời để sắp xếp các tệp tin, lưu trữ dữ liệu, chia sẻ thông tin với khách hàng.• Evernote: một công cụ miễn phí để lưu lại các ý tưởng, chia sẻ giữa các phòng ban của doanh nghiệp.
+ Nhóm công cụ SEO:
• Rocket Ranking - SEO: một dịch vụ trực tuyến cho mảng SEO, và cung cấp một lượng lớn các công cụ hữu ích để nâng cao thứ hạng tìm kiếm.• Skimlinks: đo lường và tiến hành hoạt động Affiliate Marketing.
+ Nhóm công cụ quản lý mạng xã hội và email:
• MailChimp: cho phép gửi 12,000 emails đến 2,000 người theo dõi.• Crowdfire: quản lý và tận dụng tối ưu nhất từ tài khoản Twitter. • Hootsuite: cho phép bạn truy cập tất cả các tài khoản mạng xã hội cùng một lúc.• Buffer: Theo dõi tất cả các hoạt động trên mạng xã hội tại một chỗ duy nhất.
+ Các công cụ hỗ trợ khác:
• SurveyMonkey: cho phép bạn thiết kế, sưu tập, và phân tích kết quả các khảo sát.• Canva: Hỗ trợ xây dựng nội dung trên blog và chia sẻ thông qua mạng xã hội.• Google Analytics: để thu thập dữ liệu khách hàng - những người đã ghé thăm website của bạn.
7. Giá trị digital marketing đem lại cho doanh nghiệp là gì?
Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0, vai trò của digital marketing lại càng được nâng cao hơn bao giờ hết. Theo khảo sát vào năm 2018, đã có hơn 80% doanh nghiệp đã áp dụng digital vào hoạt động marketing của mình và đương nhiên cho đến thời điểm hiện tại con số này đã gia tăng hơn rất nhiều. Dù doanh nghiệp nhỏ hay lớn, không khó để chúng ta bắt gặp đang sử dụng cách tiếp thị này. Đặc biệt, hiện nay đang dần có sự chuyển giao giữa marketing truyền thống sang digital marketing rất nhiều. Vậy tại sao digital marketing lại phát triển vượt bậc như vậy?
Tất cả đến từ chính những giá trị mà digital marketing đã và đang mang đến cho các doanh nghiệp. Hiệu quả tăng - Chi phí giảm, cùng với đó là hàng loạt những giá trị dưới đây:
• Mang cơ hội cạnh tranh công bằng cho tất cả doanh nghiệp.• Chi phí cho quảng cáo digital marketing có tiết kiệm hơn so với cách truyền thống.• Digital marketing hướng đến mục tiêu và sự chuyển đổi khách hàng tiềm năng cao hơn.• Digital marketing đảm bảo doanh thu hơn, với việc nhắm mục tiêu rõ ràng, khách hàng tiềm năng cụ thể, chuyển đổi và tạo doanh thu.• Digital marketing cho phép doanh nghiệp tinh chỉnh chiến dịch tại bất kỳ thời điểm nào và đề xuất cải tiến để nâng cao hiệu quả hơn nữa. • Với digital marketing, doanh nghiệp có thể khuyến khích khách hàng tiềm năng truy cập website, tìm hiểu về các sản phẩm và dịch vụ.• Doanh nghiệp có thể thấy trong thời gian thực là những gì họ đã thực hiện và có thể thay đổi rất nhanh chóng để cải thiện kết quả.
8. Những công việc cần làm khi thực hiện chiến lược digital marketing
Để thực hiện chiến lược digital marketing đương nhiên không thể chỉ một bước là xong. Các marketers sẽ phải tiến hành rất nhiều mảng công việc cụ thể để có thể triển khai một cách tốt nhất. Có nhiều công ty, doanh nghiệp sau khi áp dụng kế hoạch marketing theo định hướng digital đã mở rộng việc kinh doanh với doanh thu tăng gấp 2.8 - 3.3 lần so với bình thường.
Để đạt được kết quả như vậy, đương nhiên việc triển khai các chiến lược digital marketing cần phải tiến hành dựa trên 4 hoạt động quan trọng nhất như sau:
Thứ nhất - Nghiên cứu thị trường: Hơn 80% đồng ý rằng hầu hết các kênh Digital mà họ đang sử dụng đều có thể phục vụ cho việc mua hàng. Tuy nhiên, để khác định phân khúc của bạn đang nằm ở đâu, kênh nào hiệu quả nhất,… thì việc nghiên cứu thị trường là khâu vô cùng quan trọng.
Thứ hai - Xây dựng chiến lược: Để thực hiện được một chiến lược hiện quả đương nhiên chúng ta cần phải xây dựng nó một cách rõ ràng và cụ thể. Có một chiến lược digital marketing hoàn hảo sẽ giúp doanh nghiệp tối đa hóa sức mạnh của các công cụ thực thi marketing của mình.
Thứ ba - Thực hiện: Xong khi đã xây dựng hoàn thiện chiến lược digital marketing của mình, lúc này chỉ cần các bạn tiến hành triển khai theo đúng kế hoạch. Trong đó, cần lưu ý sử dụng linh hoạt các công cụ marketing và bám sát chiến lược marketing đã đề ra để tối ưu hóa hoạt động truyền thông.
Thứ tư - Phân tích và tối ưu hóa hoạt động marketing: Không phải chiến lược digital marketing nào mà bạn triển khai cũng đều có thể thành công rực rỡ. Chính vì vậy, hoat động phân tích và tối ưu hóa hoạt động marketing luôn cần phải tiến hành đúng lúc, đúng thời điểm. Thông quá đó, các doanh nghiệp sẽ có những sự điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.
“Digital marketing là gì?” chắc chắn sẽ không còn là một câu hỏi “khó nhằn” sau khi các bạn đã cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này trong bài ngày hôm nay. Cùng với đó là hàng loạt những kiến thức hữu ích về lĩnh vực đang cực kỳ phát triển, dẫn đầu xu hướng marketing 4.0 hiện nay. Chúc bạn sẽ có được những giải pháp marketing phù hợp và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp và sản phẩm của mình!.