Hoa mộc lan là loài hoa có vẻ đẹp lãng mạn, sang trọng có hương thơm nồng nàn quyến rũ làm say đắm lòng người. Không chỉ mang những ý nghĩa lớn về mặt phong thuỷ, loài hoa này còn có nhiều công dụng đối với đời sống. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất cả những thông tin về loài hoa mộc lan này nhé.
Cây Hoa Mộc Lan là cây gì?
Hoa Mộc Lan là loài hoa thuộc chi, họ Mộc Lan, với tên khoa học là Magnolia, ngoài ra, nó còn được biết đến với những tên gọi khác như cây Giáng Hương, cây Bạch Ngọc Lan, cây Mộc Miên,... Loài cây đẹp mắt này vốn có nguồn gốc từ châu Âu nhưng được phổ biến và nuôi trồng nhiều tại khu vực châu Á, Đông Nam Á, đặc biệt là tại Trung Quốc và Việt Nam.Giáng Hương
Hoa Mộc Lan là loài cây thân gỗ, có phần cành lá cực kỳ chắc chắn. Chiều cao trung bình của cây khoảng từ 15m - 20m, một số trường hợp có thể lên tới 30 mét. Hoa của cây được mọc ra ở phía cuối cành, có thể tồn tại khá lâu trước khi hoa tàn (khoảng 1 tháng). Giáng Hương thường hay nở vào mùa xuân và kéo dài cho đến hết mùa hè.
Hình ảnh Hoa Mộc Lan
Lá cây Giáng Hương có hình dạng thuôn dài bầu dục và có màu xanh đậm. Mặt trên của lá trơn còn mặt dưới thì lại sần sùi, có lông tơ xuất hiện. Hoa Mộc Lan nở thành từng bông riêng biệt, có đường kính bông khoảng từ 10cm - 15cm, mỗi bông hoa sẽ có từ 8 - 12 cánh hoa được xếp xen kẽ nhau thành từng lớp. Bông hoa có nhiều màu sắc khác nhau từ trắng, vàng đến hồng, tím.
Công dụng của cây Hoa Mộc Lan trong đời sống
Cây Hoa Mộc Lan là loài cây thân gỗ, được con người sử dụng để chế tác đồ nội thất hoặc đồ trang trí trong nhà như khung, tranh ảnh,.... Ngoài ra, với vẻ đẹp của cây cùng với hình dáng chắc khỏe sẽ được chọn để làm cây cảnh trang trí trong sân vườn, giúp tô điểm vẻ đẹp cho ngôi nhà của bạn. Những nơi như chùa chiền, khách sạn hoặc khu nghỉ dưỡng vẫn trồng cây Giáng Hương để trang trí và tạo bóng mát.
Bông hoa Mộc Lan có hương thơm quyến rũ, nhẹ nhàng, do đó, người ta còn chiết xuất hương thơm từ Giáng Hương để làm nước hoa cho chị em phụ nữ.
Trong Đông y, loài hoa này còn được sử dụng như một vị thuốc trị bệnh hiệu quả. Bởi nụ hoa Mộc Lan có vị đắng, tính hàn rất hiệu quả trong việc điều trị đau bụng, sổ mũi, xoang, hoặc viêm họng. Loài hoa này là một vị thuốc quý với tên gọi Thiên mục mộc lan, có tác dụng giải độc, lợi tiểu và giúp điều trị đinh nhọt độc, giảm ho, tiêu đờm.
Ngoài ra, theo một số nghiên cứu thì hoa Bạch Ngọc Lan còn giúp ngăn ngừa bệnh ung thư bàng quang, giảm thiểu căng thẳng và lo âu, giúp tăng cường trí nhớ.
Không chỉ hoa mộc lan mới có công dụng chữa bệnh, rễ cây mộc lan cũng là một vị thuốc có vị ngọt, tính bình giúp điều trị đau lưng, phong tê thấp. Quả của cây cũng có tác dụng điều trị chứng đau gân, cảm lạnh, đau dạ dày.
Cây Hoa Mộc Lan có nhiều tác dụng hữu ích
Phân loại hoa mộc lan
Trên thế giới hiện nay, có khoảng 210 loài thực vật có hoa thuộc chi Mộc Lan. Mỗi loài lại phân bố rời rạc ở các khu vực khác nhau, từ Đông Á, Đông Nam Á cho tới Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ và Caribe.
Hiện nay, ở Việt Nam có 3 loài hoa mộc lan chính là:
- Sao mộc lan có tên tiếng anh là Star Magnolia, là loài hoa có nguồn gốc từ Nhật Bản.
- Hoa mộc lan Loebneri có tên tiếng anh là Loebneri Magnolia, có nguồn gốc từ Nhật Bản. Loài này là sự giao thoa giữa loài Magnolia Kobus và Magnolia Stellata.
- Hoa mộc lan Yulan có tên tiếng anh là Yulan Magnolia hoặc Magnolia denudata hoặc Lilytree là loài mộc lan đặc hữu của Trung Quốc. Loài này cũng phổ biến nhất ở Việt Nam. Yulan là loài mộc lan có kích thước nhỏ, hoa có màu trắng ngà hoặc trắng kem.
Ý nghĩa Hoa Mộc Lan
Không chỉ có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, hoa Bạch Ngọc Lan con mang cả những ý nghĩa lớn về phong thuỷ cũng như đời sống tinh thần của con người. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những ý nghĩa của hoa mộc lan trong phần sau đây.
1. Ý nghĩa Hoa Mộc Lan trong đời sống
Bình thường, Hoa Bạch Ngọc Lan có vẻ đẹp quyến rũ, nồng nàn, thuần khiết được xem là biểu tượng của một tình yêu hạnh phúc, thủy chung son sắt và bền vững theo năm tháng. Ngoài ra, màu trắng của sắc Hoa Mộc Lan còn tượng trưng cho sự trong trắng, thuần khiết và phẩm hạnh của người phụ nữ.
Đặc biệt, Hoa Mộc Lan nếu được tặng làm quà sẽ mang ý nghĩa thay lời muốn nói của phái mạnh với người mình yêu rằng: “Em luôn là người đẹp nhất trong mắt anh”.
Loài hoa đẹp đẽ này còn tượng trưng cho sự e ấp, yếu đuối rất cần được che chở của chị em phụ nữ.
Bên cạnh đó, sự đa dạng về màu sắc của hoa mộc lan cũng là biểu tượng cho sự may mắn, niềm tin và hy vọng về một cuộc sống tươi đẹp hơn.
2. Ý nghĩa Hoa Mộc Lan trong phong thủy
Hoa Mộc Lan là loài cây có giá trị phong thủy tốt, thường được trồng trước nhà nhằm thu hút tài lộc và may mắn về cho gia chủ. Từ đó giúp con đường công danh, sự nghiệp của gia chủ thăng tiến, tiền vào như nước.
Theo phong thuỷ, cây Mộc Lan là loài cây thể hiện cho sự quý phái, giàu sang và quyền quý của gia chủ, khiến người ngoài khi nhìn vào biết được gia chủ có quyền lực thế nào.
3. Ý nghĩa Hoa Mộc Lan theo từng màu sắc
- Hoa Mộc Lan trắng: Tượng trưng cho sự trong sạch, thuần khiết và vẹn toàn của người con gái.
Hình ảnh Hoa Mộc Lan trắng
- Hoa Mộc Lan vàng: Là đại diện cho những năng lượng tích cực, sự nhiệt huyết của tuổi trẻ giống như những tia nắng từ mặt trời.
Hình ảnh Hoa Mộc Lan vàng
- Hoa Mộc Lan tím: Là biểu tượng cho sự quyền quý, quyền lực, khẳng định vị thế của chủ nhân sở hữu trong xã hội.
Hình ảnh Hoa Mộc Lan Tím
- Hoa Mộc Lan hồng: Tượng trưng cho tình yêu của hai người, bình yên, luôn ngập tràn niềm vui và hạnh phúc viên mãn.
Hình ảnh Hoa Mộc Lan hồng
- Hoa Mộc Lan xanh: Tượng trưng cho những điều may mắn, tốt lành nhất sẽ đến với bạn. Trồng cây mộc lan xanh giúp gia chủ thuận lợi trong buôn bán, có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc.
Hình ảnh Hoa Mộc Lan xanh
Cách trồng Hoa Mộc Lan đúng kỹ thuật
Với những công dụng về sức khỏe, ý nghĩa đối với phong thuỷ và đời sống thì không khó để hiểu vì sao mà hoa mộc lan lại được nhiều người lựa chọn trồng như thế. Mặc dù so với một số loài cây khác, cây mộc lan dễ trồng hơn, nhưng bạn vẫn phải nắm vững những bước cơ bản sau đây.
1. Lựa chọn đất trồng
Lựa chọn loại đất tốt để trồng cây là rất quan trọng, bạn nên tìm những loại đất tốt có độ tơi xốp cao, không bị vón cục để đảm bảo khả năng thoát nước tốt cho cây nhằm giúp không bị úng rễ, đặc biệt vào mùa mưa. Do hoa mộc lan là loài cây chịu úng rất kém, có thể bị úng nước và chết nếu không chú ý chọn vị trí trồng phù hợp.
Ngoài ra, khu vực đất trồng Hoa Mộc Lan cần được loại bỏ sạch cỏ dại, tổ kiến ở xung quanh. Vì cỏ dại có thể sẽ cản trở đến sự phát triển của cây, thậm chí lây lan một số dịch bệnh cho cây.
2. Kỹ thuật trồng cây
- Trồng cây trong hố đất:
Bước 1: chuẩn bị hỗn hợp đất trồng theo công thức như sau: 30% phân ủ mục + 50% đất thịt sạch + 20% xỉ than đập hạt nhớ. Trộn đều cùng với phân NPK tỉ lệ 20:10:10 với liều lượng 3kg/khối đất.
Bước 2: Tại vị trí trồng cây đã chọn, tiến hành đào hố để có thể trồng được cây Hoa Mộc Lan. Hố đào cần có đường kính phải lớn hơn so với bầu cây, rộng khoảng 25cm trở lên nhằm giúp cây có thể phát triển bộ rễ tốt hơn. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo độ sâu của hố đất phải sâu hơn so với chiều dài của rễ để giúp rễ đâm sâu hơn, không bị cản trở.
Bước 3: Đặt cây vào trong hố đất, căn chỉnh lại để cây đứng vững mà không bị đổ, sử dụng hỗn hợp đất đã chuẩn bị ở trên để lấp lại.
Bước 4: Dùng tay nén nhẹ đất cho chắc chắn rồi tiến hành tưới nước xung quanh gốc cây.
Bước 5: Dùng cọc tre hoặc cọc sắt để cố định vị trí của cây. Do lúc này rễ cây chưa bám chắc và nền đất mới lấp lại chưa được ổn định.
* Lưu ý: Trong vòng 1 tháng đầu tiên, phải tưới nước thường xuyên cho cây, tưới từ gốc cây cho đến ngọn cây để cây ra rễ mới và đâm chồi mới thuận lợi. Do cây chịu úng kém nên lượng nước tưới phải đúng liều lượng, những ngày mưa dầm nên có biện pháp che chắn cho cây, tránh bị thối rễ.
Cây Hoa Mộc Lan được trồng trong những hố đất
- Trồng cây trong chậu:
Bước 1: Chuẩn bị đất trồng tương tự như bước 1 ở phần trồng cây trong hố.
Bước 2: Chuẩn bị chậu cây có bề rộng và độ sâu phù hợp với kích thước bộ rễ của loài cây mà bạn trồng.
Bước 3: Đổ đất đã chuẩn bị vào chậu bằng 1/3 thể tích chậu.
Bước 4: Đặt cây vào trong chậu rồi đổ đất trồng đã chuẩn bị sẵn vào.
Bước 5: Cuối cùng vun đất lên sát gốc và dùng tay nén đất cho cây đứng thẳng, chắc chắn rồi tiến hành tưới nước như bình thường.
* Lưu ý: Sau mỗi năm cây sẽ lớn hơn, chậu cũ sẽ không còn phù hợp nữa, bạn nên thay chậu mới và đất mới cho cây nhằm giúp cây có thể sinh trưởng tốt hơn.
3. Những lưu ý khi trồng hoa mộc lan
- Không nên trồng ở chính giữa lối đi vì sẽ ngăn cản vượng khí, tài lộc vào nhà. Vị trí trồng tốt nhất nằm ở phía bên trái ngôi nhà.
- Lựa chọn loại giống cây trồng phù hợp với nhu cầu của mình. Trên thị trường có 3 loại giống hoa mộc lan chính: mộc lan rễ trần, mộc lan đánh bầu và mộc lan thuần chậu. Mộc lan rễ trần có thời gian phát triển và sinh trưởng lâu nhưng bạn có thể tự tay chăm sóc và theo dõi quá trình phát triển của cây. Mộc lan đánh bầu có thời gian phát triển nhanh hơn và bạn cũng có thể tự tay chăm sóc và theo dõi quá trình phát triển của cây. Mộc lan thuần chậu là loại cây trồng sẵn trong chậu, đã trưởng thành và đơm hoa rồi, nhưng giá của loại này rất cao.
- Khi hoa bắt đầu tàn và rụng, bạn nên cắt bỏ những bông hoa đã héo tránh cho cây vẫn bơm dưỡng chất vào những bông hoa này. Từ đó giúp đảm bảo cho đợt ra hoa tiếp theo của cây.
Cách chăm sóc hoa mộc lan giúp nở đẹp
Sau khi kết thúc công đoạn trồng cây, công đoạn chăm sóc cho Hoa Mộc Lan là điều mà bạn cần làm hàng ngày để giúp cây sinh trưởng tốt và có thể cho ra hoa như mong muốn
1. Tần suất tưới nước
- Khi cây trong giai đoạn bén rễ: Duy trì tưới nước cho cây theo định kỳ khoảng 2 - 3 lần/tuần, không nên tưới quá thường xuyên.
- Khi cây trong giai đoạn trổ bông ra hoa: Tăng cường việc tưới nước cho cây Hoa Mộc Lan một chút khoảng 4 - 5 lần/tuần. Chú ý tưới nhẹ lên trên bông để giữ độ ẩm tốt hơn cho hoa giúp hoa mọc được lâu hơn.
- Khi cây trong giai đoạn rụng hoa: Khi này bạn cần phải cắt tỉa cành lá, loại bỏ những hoa tàn và bị héo rụng để đảm bảo thuận lợi cho đợt nở hoa sau.
Bạn có thể sử dụng nước sạch hoặc nước vo gạo để tưới cho cây hoa mộc lan. Tuyệt đối không sử dụng nước phân chuồng tươi chưa qua xử lý để tưới cho cây. Vì nước phân chuồng tươi rất mặn, có thể làm cây thối rễ.
Chăm sóc cho cây Hoa Mộc Lan tốt sẽ giúp hoa nở đẹp hơn
2. Phân bón
Sau khi đã trồng hoa mộc lan được khoảng 7 - 10 ngày, bạn nên tiến hành pha phân vi lượng để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Kích thích cây ra rễ và đâm chồi nhanh hơn. Thời gian đầu, nên tưới 2 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 5 - 7 ngày.
Khi cây đã già, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng giảm, bạn nên bổ sung thêm phân tan chậm cho cây.
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung phân chuồng hữu cơ đã qua xử lý để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Tần suất bổ sung khoảng 1 - 2 lần/năm.
3. Sâu bệnh hại cây
Hoa mộc lan cũng như bao loài cây cảnh khác, nó vẫn thu hút một số loại sâu bệnh gây hại cho cây như: sâu cuốn lá, rầy, rệp xám ăn búp non, nhện đỏ,…. Vì vậy, bạn nên thường xuyên kiểm tra tình trạng sâu bệnh của cây để tiến hành loại bỏ cành, lá bị tấn công, tránh lây lan ra cành, lá khác. Không nên sử dụng thuốc trừ sâu để loại bỏ bệnh hại, thay vào đó, nên sử dụng các chế phẩm sinh học hoặc thiên địch tự nhiên của sâu bệnh. Vừa có hiệu quả cao, vừa đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.
Có nên trồng cây hoa mộc lan trước nhà?
Cây hoa Bạch Ngọc Lan là cây thân gỗ, có thể phát triển cao lớn cho nên cần được trồng trong sân vườn, ở nơi rộng rãi thoáng mát và có đủ ánh sáng chiếu đến. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi trồng cây ở trước nhà. Tuy nhiên hãy tránh việc trồng cây ngay chính giữa lối đi lại từ cổng vào đến ngôi nhà của bạn. Bởi như vậy sẽ gây ra sự cản trở vượng khí lưu thông và gây ra sự bất lợi đối với phong thủy. Tốt nhất hãy trồng cây về phía bên phải hoặc bên trái của ngôi nhà.
Trồng cây Hoa Mộc Lan trước nhà rất có lợi cho phong thủy
Hoa mộc lan là loài cây cảnh có nhiều ý nghĩa về mặt tinh thần và phong thuỷ đối với gia chủ. Việc trồng và chăm sóc cây cũng rất dễ dàng nếu bạn nắm rõ các bước chăm sóc, kỹ thuật trồng cây.