Với sự tăng trưởng không ngừng của ngành Kinh tế Xây dựng, việc hiểu rõ về ngành học này cũng như cơ hội việc làm có thể giúp bạn lựa chọn nghề nghiệp tương lai phù hợp. Vậy, ngành Kinh tế Xây dựng là gì và cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào? Hãy cùng TopCV khám phá về ngành học này ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Ngành Kinh tế Xây dựng là gì?
Kinh tế Xây dựng (Construction Economics) là ngành học thuộc khối ngành Xây dựng, người học sẽ nghiên cứu các kiến thức về kinh tế và quản lý xây dựng.
Các chuyên gia trong ngành này không chỉ nắm vững các kiến thức liên quan đến thống kê, tài chính, kế toán mà còn cần nắm vững những kỹ năng chuyên môn liên quan đến định giá, quản lý chi phí và đánh giá dự án xây dựng.
Hiện nay Ngành Kinh tế Xây dựng nói riêng và ngành Xây dựng thiếu hụt lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề cao. Theo đó, 75% lao động trong ngành là lao động ngắn hạn, làm việc theo thời vụ, dự án (theo VnEconomy.vn). Đa số là lao động phổ thông, thiếu tay nghề cao.
Bên cạnh đó, theo dự báo Ngành xây dựng dự báo tăng trưởng 6,5% năm 2024. Điều này dẫn đến nhu cầu lao động trong lĩnh vực xây dựng hiện nay tại Việt Nam rất cao, tuy nhiên, ngành này đang gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút và giữ chân lao động. Đây là những thách thức nhưng đồng thời cũng là cơ hội để bạn có thể phát triển sau khi ra trường nếu theo đuổi ngành Kinh tế Xây dựng.
Khám phá cơ hội việc làm hấp dẫn cho Kỹ sư Kinh tế Xây dựng tại TopCV ngay hôm nay! Đặt bước chân đầu tiên vào sự nghiệp mới của bạn và khẳng định bản thân với các nhiều cơ hội việc làm đa dạng và phong phú. Truy cập TopCV ngay để bắt đầu!
Tìm việc Kỹ sư kinh tế xây dựng

Câu hỏi tuyển sinh ngành Kinh tế Xây dựng
Không ít bạn trẻ quan tâm ngành Kinh tế Xây dựng nhưng không biết ngành này thi khối gì, sau khi trúng tuyển sẽ học gì và cơ hội việc làm sau ra trường ra sao. TopCV sẽ tổng hợp và trả lời các câu hỏi tuyển sinh ngành Kinh tế Xây dựng thường gặp nhất để cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Cụ thể như sau::
Ngành Kinh tế Xây dựng thi khối gì?
Tùy vào từng cơ sở đào tạo, khối thi và xét tuyển của ngành Kinh tế Xây dựng sẽ khác nhau. Một số khối thi và khối xét tuyển phổ biến của ngành này cùng tổ hợp môn thi mà bạn có thể tham khảo bao gồm:
- Khối A00: Toán, Vật Lý, Hóa Học
- Khối A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
- Khối C01: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý
- Khối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh
- Khối D02: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Nga
- Khối D07: Toán Học, Hóa Học, Tiếng Anh
Ngành Kinh tế Xây dựng học những môn gì?
Chương trình đào tạo cụ thể Ngành Kinh tế Xây dựng của từng trường đại học có thể có sự khác biệt. Dưới đây là một số môn học phổ biến được trích từ chương trình học ngành Kinh tế Xây dựng của trường Đại học Xây Dựng Hà Nội - NUCE (một trong những cơ sở đào tạo ngành Kinh tế Xây dựng hàng đầu hiện nay) mà bạn có thể tham khảo:
- Các môn học đại cương: Ví dụ như Vật lý, Tiếng Anh, Triết học Mác Lê Nin, Công nghệ thông tin, Xác suất thống kê, Hình họa + Vẽ kỹ thuật, v.vv..
- Các môn học chuyên ngành: Ví dụ như Hệ thống điện trong công trình, Sức bền vật liệu, Cơ kết cấu, Pháp luật trong Xây Dựng, Kiến trúc dân dụng và công nghiệp, Tài chính Doanh nghiệp Xây Dựng, Kinh tế đầu tư, Kinh tế Xây dựng, Kỹ thuật thi công, Thống kê doanh nghiệp Xây Dựng, Marketing trong doanh nghiệp Xây Dựng, Kế toán Doanh nghiệp XD, v.vv..

Khám phá cơ hội việc làm ngành Xây dựng ngày ở TopCV. Bạn sẽ nhanh chóng tìm được công việc mơ ước với mức lương cực hấp dẫn!
Tìm việc Xây dựng
Ngành Kinh tế Xây dựng học trường nào?
Hiện nay có khá nhiều trường đào tạo ngành Kinh tế Xây dựng mà bạn có thể tham khảo, ví dụ như:
- Đại học (ĐH) Xây Dựng Miền Trung
- Khoa kỹ thuật và Công Nghệ trực thuộc ĐH Huế
- ĐH Giao Thông Vận Tải
- ĐH Xây Dựng Hà Nội
- ĐH Kiến Trúc Hà Nội
- ĐH Thủy Lực
- ĐH Bách Khoa trực thuộc ĐH Đà Nẵng
Học ngành Kinh tế Xây dựng hệ Cao đẳng và Đại học khác nhau thế nào?
Học ngành Kinh tế Xây dựng ở hai hệ Cao đẳng và Đại học khác nhau về chương trình học và mức độ chuyên sâu của kiến thức. Hệ Cao đẳng tập trung vào cung cấp kiến thức cơ bản và ứng dụng trong quản lý dự án và Kinh tế Xây dựng trong khi, trong khi đó hệ Đại học hướng đến việc phát triển kiến thức chuyên sâu và kỹ năng nghiên cứu khoa học, lập kế hoạch, và quản lý chi tiết hơn.
>>> Tìm hiểu thêm: Ngành xây dựng là gì và học xây dựng ra làm gì?
Con gái có nên học ngành Kinh tế Xây dựng?
Con gái có nên học ngành Kinh tế Xây dựng hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sở thích, năng lực, mục tiêu sự nghiệp và điều kiện cá nhân. Một số tố chất/đặc điểm của các bạn trẻ phù hợp với ngành Kinh tế Xây dựng bao gồm::
- Bạn quan tâm và có hứng thú, đam mê với cả hai lĩnh vực kinh tế và xây dựng.
- Bạn thích phân tích dữ liệu, nghiên cứu thị trường và dự báo xu hướng trong ngành xây dựng.
- Bạn muốn tham gia vào việc quản lý dự án xây dựng, tối ưu hóa nguồn lực và tối đa hóa lợi nhuận.
- Bạn quan tâm đến việc giải quyết vấn đề và có khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường đa ngành, đòi hỏi sự đa nhiệm và khả năng giao tiếp tốt.
>>>> List việc làm Kỹ sư kinh tế xây dựng
Học Kinh tế Xây dựng ra làm gì?
Ngành học Kinh tế Xây dựng mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trong ngành xây dựng và kinh tế. Dưới đây là một số vị trí mà những người tốt nghiệp ngành này có thể xem xét và lựa chọn:
Giảng viên chuyên ngành
Giảng viên trong ngành Kinh tế Xây dựng là những chuyên gia có kiến thức sâu về cả kinh tế và lĩnh vực xây dựng. Vai trò của họ là truyền đạt kiến thức, hướng dẫn và tạo điều kiện cho sinh viên hiểu và áp dụng lý thuyết kinh tế vào các vấn đề thực tiễn trong ngành xây dựng.
Nhiệm vụ của vị trí Giảng viên trong ngành Kinh tế Xây dựng này thường sẽ bao gồm:
- Giảng dạy các môn học liên quan đến Kinh tế Xây dựng.
- Hướng dẫn sinh viên trong việc thực hiện các dự án nghiên cứu, luận văn, hoặc các dự án thực tế.
- Thực hiện các dự án nghiên cứu để đánh giá và nghiên cứu các vấn đề kinh tế có liên quan đến ngành xây dựng, như tác động của chính sách kinh tế đối với thị trường bất động sản hoặc phân tích chi phí và lợi ích của các dự án xây dựng.
- Cung cấp tư vấn cho sinh viên về lựa chọn môn học, kế hoạch học tập, và lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.

Chuyên viên nghiên cứu
Chuyên viên nghiên cứu là người nghiên cứu chuyên sâu, tìm hiểu những vấn đề liên quan về các lĩnh vực liên quan đến ngành Kinh tế Xây dựng. Họ thường làm việc trong những viện nghiên cứu, đơn vị chuyển giao công nghệ xây dựng. Hoặc họ cũng có thể làm việc ở những cơ quan về nghiên cứu, ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngành Xây dựng. Nhiệm vụ của vị trí Chuyên viên nghiên cứu này thường bao gồm:
- Xác định các chủ đề nghiên cứu phù hợp với định hướng phát triển của ngành Kinh tế Xây dựng.
- Sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu để hiểu và đánh giá các vấn đề kinh tế trong ngành xây dựng.
- Viết báo cáo và bài báo khoa học để chia sẻ kết quả của nghiên cứu và đóng góp vào sự phát triển của ngành.
- Dựa trên kết quả của nghiên cứu, chuyên viên nghiên cứu tạo ra thông tin và khuyến nghị cho các tổ chức, doanh nghiệp và chính phủ.
Kỹ sư Kinh tế Xây dựng
Kỹ sư Kinh tế Xây dựng là người có kiến thức chuyên môn về cả kỹ thuật xây dựng và kinh tế, đảm nhiệm các công việc liên quan đến lập kế hoạch, dự toán, quản lý chi phí, thẩm định, và giám sát trong các dự án xây dựng.
Nhiệm vụ của vị trí Kỹ sư Kinh tế Xây dựng này thường sẽ bao gồm:
- Lập kế hoạch chi tiết cho dự án, bao gồm thời gian, nhân lực, vật lực và tài chính. Phân tích và đánh giá rủi ro tài chính của dự án.
- Theo dõi và kiểm soát chi phí thực tế của dự án so với dự toán. Lập báo cáo chi phí định kỳ cho ban lãnh đạo. Đề xuất các giải pháp để tiết kiệm chi phí cho dự án.
- Giám sát việc thi công công trình đảm bảo theo đúng thiết kế và dự toán.
- Phối hợp với các nhà thầu và các bên liên quan để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.
- Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công công trình cùng những bộ phận khác.
Quản lý dự án/công trình
Quản lý dự án/công trình là người chịu trách nhiệm quản lý và giám sát toàn bộ dự án xây dựng từ giai đoạn khởi đầu đến khi hoàn thành. Họ là cầu nối giữa các bên liên quan như chủ đầu tư, nhà thầu, nhà cung cấp, và các đơn vị tư vấn.
Nhiệm vụ thường gặp của vị trí Quản lý dự án/công trình này sẽ bao gồm:
- Xác định các mục tiêu, phạm vi và yêu cầu của dự án, đề xuất các phương án và lập kế hoạch thực hiện.
- Quản lý các nguồn lực của dự án ví dụ như ngân sách, vật liệu, thiết bị và lao động cần thiết cho dự án.
- Đảm bảo rằng dự án diễn ra đúng kế hoạch bằng cách theo dõi và đánh giá tiến độ thực hiện, xử lý các vấn đề phát sinh và thúc đẩy tiến trình công việc.
- Đảm bảo rằng công việc được thực hiện đúng tiêu chuẩn và đáp ứng các yêu cầu chất lượng.
- Định danh, đánh giá và quản lý các rủi ro có thể ảnh hưởng đến dự án và phát triển các biện pháp phòng ngừa.
- Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện dự án.
>>> Tìm hiểu thêm: Project Manager là gì và Cơ hội thăng tiến ra sao?
Chuyên viên thẩm định dự án (xây dựng)
Chuyên viên thẩm định dự án (xây dựng) là người có trách nhiệm đánh giá tính khả thi, hiệu quả và hợp pháp của các dự án xây dựng. Họ sẽ xem xét các khía cạnh như kỹ thuật, tài chính, kinh tế và môi trường để đưa ra kết luận về dự án.
Nhiệm vụ thường gặp của vị trí Chuyên viên thẩm định dự án (xây dựng) như sau:
- Phân tích thông tin về dự án để đánh giá tính khả thi, hiệu quả và hợp pháp của dự án.
- Đánh giá và kiểm tra các tài liệu liên quan đến dự án, bao gồm các bản vẽ kỹ thuật, hồ sơ thiết kế và các văn bản pháp lý.
- Xác nhận việc tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo đảm tính chính xác và an toàn của dự án.
- Lập báo cáo thẩm định nêu rõ kết quả đánh giá và đề xuất các giải pháp cho dự án.
- Tham gia vào quá trình thực hiện kiểm tra hiện trường, giám sát các hoạt động xây dựng để đảm bảo rằng công việc được thực hiện theo đúng kế hoạch và tiêu chuẩn.
>>> Tìm hiểu thêm: Giám đốc dự án là gì và vị trí này có chức năng, nhiệm vụ gì?
Kỹ sư dự toán công trình
Kỹ sư dự toáncông trình là người có trách nhiệm lập dự toán chi phí cho các công trình xây dựng. Họ sẽ tính toán khối lượng công việc, giá vật liệu, nhân công và các chi phí khác để xác định tổng chi phí xây dựng công trình.
Tóm tắt ngắn gọn về nhiệm vụ của vị trí Kỹ sư dự toán công trình như sau:
- Phân tích và đánh giá các yêu cầu và thông số kỹ thuật của dự án.
- Thực hiện các phương pháp dự toán chi phí cho vật liệu, lao động, thiết bị, và các chi phí khác liên quan đến dự án.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí như biến động thị trường, thay đổi trong phạm vi công việc, và rủi ro.
- Lập bảng dự toán chi phí chi tiết và dự báo tổng chi phí dự án.
- Theo dõi và giám sát chi phí thực tế của công trình so với dự toán.
- Báo cáo tình hình chi phí dự toán của công trình cho chủ đầu tư và các bên liên quan.
- Hỗ trợ trong việc lựa chọn nhà thầu và xác định ngân sách cho các hợp đồng xây dựng.
Bạn đang mong muốn tìm việc làm kỹ sư dự toán với mức lương hấp dẫn? Hãy truy cập TopCV ngay để khám phá hàng nghìn vị trí tuyển dụng từ các nhà tuyển dụng uy tín.
Tìm việc Kỹ sư dự toán
Làm việc tại các cơ quan nhà nước
Ngoài các vị trí trên, sau khi học ngành Kinh tế Xây dựng, bạn cũng có thể làm việc tại các cơ quan quản lý các cấp của Nhà nước như:
- Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính, Bộ Giao thông vận tải, Kho bạc nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng phát triển.
- Các cơ quan quản lý đầu tư xây dựng tại địa phương và trung ương như cấp tỉnh, quận/huyện, Sở Xây dựng, Sở kiến trúc Quy hoạch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, v.vv..
- Các vị trí thường gặp ở những cơ quan quản lý này ví dụ như Kiểm toán viên lĩnh vực xây dựng, Cán bộ quản lý về đầu tư xây dựng, Cán bộ thanh tra xây dựng, v.vv..

Lương ngành Kinh tế Xây dựng hiện nay là bao nhiêu?
Mức lương ngành Kinh tế Xây dựng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí địa lý, kinh nghiệm, chuyên môn, quy mô dự án, tình trạng kinh tế, và nhu cầu nhân lực. Tuy vậy, nhìn chung xu hướng lương ngành Kinh tế Xây dựng trong những năm tới sẽ tiếp tục tăng cao với nhiều cơ hội phát triển cho các chuyên viên trong lĩnh vực này.
Nhu cầu tuyển dụng của ngành xây dựng nói chung và ngành Kinh tế Xây dựng nói riêng vẫn chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt trong thời gian tới là nguyên nhân chính của xu hướng tăng lương nói trên của ngành nghề này. Vì vậy, nếu bạn đang quan tâm đến ngành Kinh tế Xây dựng, hãy trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể thành công và đạt được mức thu nhập cao trong lĩnh vực này.
Nên tìm việc ngành Kinh tế Xây dựng ở đâu?
Hiện nay, có rất nhiều cách để bạn có thể tìm kiếm việc làm ngành Kinh tế Xây dựng sau khi tốt nghiệp ra trường. Ví dụ như một số cách như sau:
Các website tuyển dụng
Website tuyển dụng là một trong những cách thức phổ biến nhất để bạn có thể tìm kiếm việc làm hiện nay. Nổi bật trong những website này, có thể nhắc đến nền tảng tuyển dụng uy tín hàng đầu TopCV. TopCV hiện đang cung cấp nhiều tính năng hữu ích cho việc tìm kiếm việc làm như: tạo CV miễn phí, ứng tuyển trực tiếp, nhận thông báo việc làm phù hợp v.vv..
Bên cạnh đó, TopCV còn là một trong những nền tảng tuyển dụng hàng đầu hiện nay ứng dụng sâu công nghệ AI cùng hệ thống Big Data để phân tích, nghiên cứu hàng tỷ bản ghi dữ liệu của ứng viên và đối chiếu cùng mô tả công việc trên hệ thống. Từ đó giúp nhà tuyển dụng và ứng viên dễ dàng tìm thấy đúng người, đúng việc và đúng hướng phát triển.
TopCV là nơi kết nối bạn với hàng nghìn nhà tuyển dụng uy tín đang có nhu cầu tuyển dụng Kỹ sư xây dựng. Hãy truy cập TopCV ngay để tạo CV và ứng tuyển việc làm trực tuyến nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Tìm việc Kỹ sư xây dựng
Ứng tuyển trực tiếp với doanh nghiệp
Bên cạnh website tuyển dụng, bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với các công ty, tập đoàn xây dựng để tìm kiếm cơ hội việc làm. Hầu hết những công ty, tập đoàn xây dựng hiện nay đều sẽ có website và các kênh chính thức để hỗ trợ hoạt động tuyển dụng mà bạn có thể tham khảo và kết nối dễ dàng hơn.
Một số cách tuyển dụng khác
Bên cạnh 2 cách tìm việc chính ở trên, bạn có thể tham khảo một số cách tuyển dụng khác hiện nay như:
- Tham gia vào các hội chợ việc làm, đặc biệt là hội chợ dành riêng cho ngành xây dựng.
- Sử dụng mạng lưới cá nhân của bạn, bao gồm cả gia đình, bạn bè, cựu đồng nghiệp và các giảng viên hoặc người hướng dẫn trong trường học, để tìm hiểu về các cơ hội việc làm có sẵn trong ngành Kinh tế Xây dựng.
- Tham dự các sự kiện, hội thảo, buổi gặp gỡ ngành nghề hoặc các khóa học liên quan đến Kinh tế Xây dựng để mở rộng mạng lưới cá nhân và tìm kiếm cơ hội việc làm.
- Liên hệ với trung tâm giới thiệu việc làm của các trường đại học đào tạo ngành Kinh tế Xây dựng để được hỗ trợ tìm kiếm việc làm.

Trên đây là những thông tin chi tiết về ngành Kinh tế Xây dựng mà bạn có thể tham khảo và hiểu hơn về ngành học này. Bên cạnh đó, đừng quên truy cập vào TopCV để tham khảo thêm các cơ hội việc làm, xu hướng thị trường tuyển dụng, lao động của ngành Kinh tế Xây dựng như thế nào. Từ đó sẽ giúp bạn có thể đưa ra được sự lựa chọn ngành nghề phù hợp cho định hướng tương lai của mình.