Photpho là một trong những khoáng chất chiếm phần lớn trong cơ thể và có nhiều chức năng quan trọng với sự phát triển của con người. Lượng photpho được nạp vào cơ thể hằng ngày chủ yếu là qua đường ăn uống. Vậy photpho có trong thực phẩm nào? Chúng có vai trò quan trọng ra sao? Và cơ thể sẽ ra sao nếu quá thừa hoặc thiếu photpho? Hãy cùng VIETCHEM đi tìm hiểu qua nọi dung bài viêt sau đây!
Photpho là gì?
1. Photpho là gì?
Photpho là loại khoáng chất dồi dào trong cơ thể, giúp lọc chất thải, sửa chữa mô, tế bào,…Phốtpho vô cơ trong dạng photphat PO43- giữ một vai trò quan trọng trong các phân tử sinh học như ADN, ARN và tạo thành một phần của cấu trúc cốt tủy của các phân tử này. Các tế bào sống sử dụng photphat để vận chuyển năng lượng tế bào thông qua adenosin triphotphat ATP. Các photpholipit là thành phần cấu trúc chủ yếu của mọi màng tế bào.
Trung bình trong cơ thể mỗi người có chứa khoảng gần 1 kg photpho và khoảng 3/4 số đó nằm trong xương và răng dưới dạng apatit. Một người trưởng thành ăn uống đầy đủ sẽ tiêu thụ và bài tiết ra khoảng 1-3 g photpho trong ngày dưới dạng photphat.
2. Tìm hiểu các dạng thù hình của photpho
Các dạng thù hình của photpho
Photpho tồn tại dưới ba dạng thù hình cơ bản đó là photpho đỏ, photpho trắng và photpho đen, trong đó photpho đỏ và trắng là phổ biến nhất. Ngoài ra, photpho cũng có thể tồn tại dưới một số dạng thù hình khác. Cả photpho đỏ và trắng đều chứa các mạng gồm các nhóm phân bố kiểu tứ diện với 4 nguyên tử photpho. Khi tiếp xúc với không khí hoặc ánh sáng, nguồn nhiệt, photpho trắng sẽ bốc cháy.
Photpho đỏ tương đối ổn định và thăng hoa ở 1 atm, 170 °C và bốc cháy khi va chạm bởi nhiệt hoặc ma sát.
Do độ hoạt động hóa học cao đối với oxy trong không khí cũng như các hợp chất chứa oxy khác nên photpho trong tự nhiên không tồn tại ở dạng đơn chất mà nó chủ yếu tồn tại trong các loại khoáng chất khác nhau. Các loại đá photphat - loại khoáng chất chứa photphat tricanxi dạng không tinh khiết chính là một nguồn quan trọng về mặt thương mại của photpho. Nó cũng là nguồn nguyên liệu quan trọng để tạo nên thành phần photpho trong phân bón, giúp cây trồng hấp thụ photpho từ đất.
Tại Việt Nam, mỏ apatit Lào Cai là nơi chứa nhiều photpho nhất và đây là nơi cung cấp nguyên liệu chính để sản xuất phân supephốtphat.
3. Vai trò quan trọng của photpho trong cuộc sống, sản xuất
3.1 Vai trò của photpho đối với người lớn
- 3/4 lượng photpho trong cơ thể tập trung ở răng, xương giúp tạo nên hệ xương và hàm răng chắc khỏe.
- Photphat giúp cơ thể duy trì, sản xuất năng lượng, tăng cường sức mạnh cơ bắp.
- Chúng tham gia vào quá trình chuyển hóa chất đạm, chất béo, đường bột, đảm bảo cho các hoạt động của cơ thể diễn ra bình thường.
- Giúp loại bỏ các chất cặn bã trong thận, hạn chế sự hình thành sỏi thận.
- Photpho tham gia vào quá trình tổng hơp, ADB, ARN và giúp kích thích sự tăng trưởng, duy trì và sửa chữa các mô, tế bào bị tổn thương, giảm tình trạng đau cơ sau khi luyện tập.
- Giúp cân bằng và hấp thụ các loại vitamin B, D, iot, kẽm, magie,...
- Chất này tham gia vào quá trình co cơ, chúng tạo điều kiện cho sự dẫn truyền các tín hiệu thần kinh, điều hòa nhịp tim.
3.2 Vai trò đối với trẻ em của photpho
Photpho rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ
- Trong sự hình thành và phát triển của hệ xương, photpho là chất không thể thiếu, chúng giúp cho trẻ nhỏ có xương chắc khỏe và cao lớn. Nếu trẻ bị còi xương, chậm lớn thì phần chính là do thiếu photpho.
- Giai đoạn trẻ từ 9 - 18 tuổi là khoảng thời cần nhiều photpho nhất, khoảng 1250 mg, từ 0 - 6 tháng tuổi cần 100 mg, từ 7 - 12 tháng cần 275 mg và từ 1 - 8 tuổi cần khoảng 450 - 500 mg.
3.3 Ứng dụng của photpho trong sản xuất công nghiệp
Hóa chất tinh khiết photpho được dùng trong sản xuất các loại thủy tinh và điển hình là dùng trong các loại đèn hơi natri.
Tro xương chứa photphat canxi và nó được sử dụng trong sản xuất đồ sứ.
Photphat canxi được dùng trong sản xuất đồ sứ
- Ở một vài quốc gia, tripolyphotphat natri sản xuất từ axit photphoric được sử dụng trong sản xuất bột giặt, tuy nhiên ở nhiều quốc gia khác nó lại bị cấm.
- Photphat trinatri được dùng trong các chất làm sạch để làm mềm nước, chống ăn mòn các loại đường ống, nồi hơi.
- Photpho còn được dùng để sản xuất các loại chất dẻo, chất xử lý nước, chất làm chậm cháy, thuốc trừ sâu và các chất chiết.
- Là thành phần quan trọng trong sản xuất đồng thau, thép, và một số loại sản phẩm khác.
- Trong sản xuất bom, đạn lửa người ta sử dụng photpho trắng.
- Còn photpho đỏ được dùng để sản xuất pháo hoa, vỏ bao diêm và metamphetamin (C10H15N).
- Photpho được sử dụng như một chất thêm vào cho các loại bán dẫn loại n.
- Đồng vị 32P và 33P được sử dụng làm chất phát hiện dấu vết phóng xạ trong các phòng thí nghiệm hóa sinh học
4. Photpho có trong những thực phẩm nào?
Photpho có trong thực phẩm nào?
Photpho có trong hầu hết các loại thực phẩm, trong đó thì những loại thực phẩm giàu protein có chứa lượng photpho dồi dào. Một số loại thực phẩm giàu photpho có thể kể đến như:
- Thịt các loại gia súc, gia cầm, cá, hải sản biển, trứng, sữa, các sản phẩm từ sữa như phomai, sữa chua
- Các loại hạt, quả hạch, các loại đậu,…
Ngoài ra, còn một số loại thực phẩm không chứa protein nhưng vẫn chứa nhiều photpho như:
- Các loại hạt nguyên cám, hoa quả sấy, khoai tây, tỏi, đồ uống có ga, bông cải xanh,...
- Các loại bánh mỳ, ngũ cốc nguyên cám.
Một số loại thực phẩm chứa photpho
5. Dư thừa photpho gây ra hậu quả nghiêm trọng gì?
- Nếu dư thừa photpho trong cơ thể, khả năng hấp thụ các chất như Sắt, Kẽm, Magie…sẽ bị giảm.
- Cơ thể người sẽ gặp phải các triệu chứng như đau khớp, đau cơ, buồn nôn, tiêu chảy hoặc ngứa, đỏ mắt nếu bị dư thừa.
- Ngoài ra, chúng còn gây ra chứng xơ cứng mạch máu, tim phình to, gây hại cho xương, thận. Đặc biệt, với người có vấn đề về thận, nó sẽ nguy hiểm hơn.
6. Nếu thiếu hụt photpho thì sao?
- Người bị thiếu hụt photpho có thể bị đau xương, xương giòn, dễ gãy.
Người bị thiếu hụt photpho có thể bị đau xương
- Mất cảm giác ngon miệng khi ăn.
- Mệt mỏi, khó thở, thở không đều, cáu gắt, cơ thể thay đổi trọng lượng. Trẻ bị thiếu photpho sẽ còi xương, phát triển xương, răng kém.
Với những chia sẻ qua bài viết trên, VietChem mong rằng các bạn chắc hẳn đã hiểu thêm rất nhiều kiến thức về photpho và biết được chúng có trong thực phẩm nào. Hy vọng rằng, qua những thông tin này, các bạn sẽ xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo duy trì lượng photpho trong cơ thể một cách ổn định, hạn chế tối đa sự dư thừa hoặc thiếu hụt lượng photpho. Chúc bạn sức khỏe!