Kết quả nghiên cứu của các nhà sinh lý học sẽ là cơ sở cho các nhà bệnh lý học giải thích và xử lý được những rối loạn về hoạt động chức năng của cơ thể khi gặp các tình trạng bệnh lý, từ đó đề xuất những phương pháp nhằm đảm bảo duy trì và nâng cao sức khỏe con người. Như vậy, đối tượng nghiên cứu của sinh lý y học là cơ thể con người. Qua bài viết sau đây, hãy cùng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về quá trình hình thành và các khái niệm của môn sinh lý học nhé.
Đối tượng nghiên cứu của sinh lý y học là cơ thể con người
Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Khi khoa học tự nhiên còn chưa phát triển, con người đã vận dụng các học thuyết âm dương, ngũ hành để giải thích các hoạt động sinh lý của cơ thể. Theo học thuyết này thì sức khỏe là sự cân bằng giữa hai mặt âm và dương trong cơ thể. Trong các tạng thì gan thuộc Mộc, tim thuộc Hỏa, lách thuộc Thổ, phổi thuộc Kim, thận thuộc Thủy.
René Descartes, nhà toán học và triết gia người Pháp (1596 - 1650) cho rằng phản xạ là một hoạt động của “linh khí”.
Theo thuyết vật linh (Animism) thì linh hồn chi phối toàn bộ đời sống con người. Linh hồn sẽ còn hoạt động thì cơ thể còn sống.
5 thế kỷ trước công nguyên, Hippocrate - ông tổ của nghề Y có đề xướng về thuyết hoạt khí, cho rằng sự sống bắt nguồn từ khí trong phổi theo đường hô hấp và trao đổi sinh lực giữa môi trường và cơ thể.
1.2.1. Quan sát
- Từ thế kỷ 16.
+ André Vesale, thầy thuốc người Bỉ (1514-1564) đã tiến hành giải phẫu cơ thể người.
+ Michel Servet, thầy thuốc người Tây Ban Nha (1511-1553) quan sát được tuần hoàn phổi trên cơ thể người trong khi mổ tử thi.
+ William Harvey, thầy thuốc người Anh (1578-1657) quan sát thấy toàn bộ tuần hoàn máu trong cơ thể người khi mổ tử thi.
- Từ thế kỷ 17.
+ Marcello Malpighi, thầy thuốc người Ý (1628-1694) quan sát thấy tuần hoàn mao mạch bằng kính hiển vi.
1.2.2. Thực nghiệm
a) Thế kỷ 18
+ Antoine Laurent de Lavoisier, nhà hóa học người Pháp (1743-1794) đã chứng minh rằng: hô hấp là một quá trình thiêu đốt có tiêu thụ oxy.
+ Theo tin tức Luigi Galvani, thầy thuốc người Ý (1737-1798) phát hiện ra điện sinh vật.
+ Francois Magendie, thầy thuốc người Pháp (1783-1855) người đã phát hiện ra xung thần kinh.
b) Thế kỷ 19
+ Dubois Reymond, người Đức (1818-1896), người đã chế tạo ra nhiều dụng cụ đo đạc về sinh lý học.
+ Claude Bernard, nhà sinh lý học người Pháp (1813-1878) đã tiến hành nhiều cuộc phẫu thuật trên động vật để nghiên cứu về sinh lý học.
c) Thế kỷ 20
Pavlov, nhà sinh lý học người Nga (1849-1936) đã nghiên cứu sinh lý hệ thần kinh, tiến hành nhiều thí nghiệm trên chó để chứng minh hoạt động thần kinh cao cấp dựa trên phản xạ có điều kiện, đưa hoạt động tâm lý vào lĩnh vực thực nghiệm.
d) Giữa thế kỷ 20
+ Sinh học phân tử ra đời cùng với sự phát triển cấu trúc phân tử của acid nucléic
Sinh học phân tử ra đời giữa thế kỷ 20
+ Mật mã di truyền
+ Cấu trúc siêu hiển vi và hoạt động chức năng của tế bào.
+ Kháng nguyên HLA (Human Leukocyte Antigen).
+ Kỹ thuật tạo ra các kháng thể đơn dòng.
+ Kênh ion… và còn rất nhiều công trình nghiên cứu quan trọng khác.
Sống là gì? Vào năm 1878, theo nhà triết học Engels cho rằng: “ Sự sống là một phương thức tồn tại của chất albumin luôn luôn thay đổi tỷ lệ các thành phần cấu tạo của mình”.
Ngày nay albumin được gọi là protein hay chất đạm, được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N là những nguyên tố cơ bản. Ngoài ra còn có những nguyên tố vi lượng khác ví dụ như Cu, Fe, Mg, Na, K,… Nói tóm lại, sự thay đổi tỷ lệ các thành phần cấu tạo của chast đạm đã tạo ra sự sống.
Có thể kết luận rằng, ở đâu có chất đạm chưa thủy phân thì ở đó có sự sống. Những đặc điểm của sự sống:
Vật sống khác với vật không sống ở 3 đặc điểm:
Thay cũ đổi mới: Là sự liên tục thu nhập vật chất và biến đổi theo 2 hướng:
- Đồng hóa: Biến vật chất thu nhập vào thành các thành phần cấu tạo của cơ thể.
- Dị hóa: Biến vật chất thu nhập vào thành năng lượng để cơ thể hoạt động.
Đáp ứng với kích thích môi trường.
Sinh sản giống mình: Hoạt động theo mã di truyền nhằm duy trì nòi giống.
Tóm lại, sinh lý học là một môn học cơ sở của y học đòi hỏi người học và nghiên cứu phải có kiến thức tổng hợp của nhiều ngành khác nhau như: giải phẫu, mô học, lý sinh, hóa sinh, toán học, xã hội học….
Theo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng muốn phục vụ tốt cho người bệnh, sinh viên phải học, học nữa, học mãi, học suốt đời. Học từ thầy, từ bạn, từ người bệnh. Làm việc theo lương tâm nghề nghiệp, đó là y đạo và y đức của người làm nghề y.
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/sinh-ly-hoc-la-gi-a36498.html