Cận thị đã không còn quá xa lạ với bất cứ ai, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ cận thị là gì và cận bao nhiêu độ là nặng.
Cận thị được chia làm 3 mức độ khác nhau như sau:
Cận thị nhẹ: từ -0.25 đi-ốp đến -3 đi-ốp.
Cận thị trung bình: từ -3.25 đi-ốp đến - 6 đi-ốp.
Cận thị nặng: từ -6.25 đi-ốp
Như vậy người bị cận thị từ -6.25 đi-ốp trở lên là bị cận thị nặng. Cận thị nặng trên -10 đi-ốp thì lúc này mắt không còn là cận thị đơn thuần nữa mà kèm theo sự thoái hóa ở phần sau của nhãn cầu dẫn đến các biến chứng nguy hiểm do cận thị.
Để xác định chính xác độ cận cần thông qua kiểm tra bằng máy đo khúc xạ tự động và kiểm tra thị lực bằng bảng chữ cái đo mắt cận thị.
Theo lý thuyết và thực tế đều không có giới hạn cho độ cận thị, người bị cận có thể chỉ cận vài độ hoặc cận đến vài chục độ. Cho nên, sẽ không có mức độ cận thị nặng nhất.
Cận thị được chia ra thành nhiều loại và mức độ khác nhau như cận thị đơn thuần, cận thị giả, cận thị ban đêm, cận thị thoái hóa và cận thị thứ phát.
Thực tế ghi nhận những người bị cận thị bẩm sinh ngay từ khi còn chưa đi học, tăng độ nhanh ngay cả khi đã trưởng thành và có thể cận nặng đến -20, -25 đi-ốp. Những người cận ở mức độ này phần lớn đều bị cận thị thoái hóa.
Cận thị thoái hóa là mức độ nặng và nguy hiểm nhất.
Cận thị nặng, cận thị thoái hóa nếu có tổn hại ở đáy mắt thì dù khi chỉnh kính thị lực cũng chỉ được 5/10, 8/10 có trường hợp chỉ đạt 3/10. Thị lực của người cận thị giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, công việc và sức khỏe mắt nên cần điều trị sớm để tránh dẫn đến mù lòa.
Mặc dù không có giới hạn cho độ cận nhưng nếu người bị cận thị vượt quá -50 đi-ốp thì được xem là mù bởi vì lúc này bệnh nhân chỉ có thể nhìn rõ vật ở cách mắt 2cm và dù chỉnh kính thì thị lực của người bệnh cũng rất kém.
Khi bị cận nặng đến -20, -25 đi-ốp mắt thường kèm theo các bệnh lý khác về mắt như bong võng mạc, thoái hóa võng mạc cận thị, thoái hóa hoàng điểm, đục thủy tinh thể, nhược thị,... Những bệnh lý này khiến thị lực của mắt giảm, nếu để tiến triển nặng hơn và nếu không chữa sẽ khiến mắt bị mù lòa trước khi cận đến mức -50 đi-ốp.
Người bệnh cần khám mắt định kỳ để sớm phát hiện những bất thường và điều trị kịp thời nhất là khi đã bị cận thị nặng.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp mổ cận thị, mỗi phương pháp sẽ có những yêu cầu và giới hạn độ cận khác nhau. Cụ thể:
Relex Smile: Cận đến -10 đi-ốp, loạn đến 5 đi-ốp.
Femto Lasik: Cận đến -8 đi-ốp, loạn đến 6 đi-ốp.
Lasik cơ bản: Cận từ -4 đến -10 đi-ốp.
Phakic ICL: Cận đến -18 đi-ốp, viễn +12 đi-ốp, loạn 6 đi-ốp.
Mổ Phaco: Cận thị nặng và đục thủy tinh thể.
Nếu người bệnh có độ cận thị, loạn thị nằm ngoài khoảng đo trên thì sẽ không mổ được. Cho dù đáp ứng được hầu hết các điều kiện mổ cận nhưng lại không đáp ứng về độ cận thì cũng không thể tiến hành phẫu thuật.
Phẫu thuật laser chữa cận thị (gồm mổ Lasik cơ bản, Femto Lasik, mổ Relex Smile) được khuyến khích thực hiện khi cận dưới -10 đi-ốp, loạn dưới 5 đi-ốp và nên từ 18 đến dưới 40 tuổi để hiệu quả xóa cận ở mức cao nhất.
Mắt bị cận thị trên -10 đi-ốp bạn vẫn có thể phẫu thuật xóa cận bằng phương pháp Phakic ICL hoặc mổ Phaco mà không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, mổ Phaco thường chỉ định cho bệnh nhân trên 40 tuổi có kèm theo bệnh đục thủy tinh thể. Người bệnh sau khi mổ sẽ có được thị lực tốt nhất như khi đeo kính cận.
Để lựa chọn được phương pháp mổ cận tối ưu nhất bạn cần đến bệnh viện chuyên khoa mắt uy tín để được bác sĩ khám, tiến hành nhiều bước kiểm tra mắt chuyên sâu và tư vấn hướng điều trị thích hợp với tình trạng sức khỏe của mắt.
Trên đây đã mang đến những thông tin chi tiết cho bạn về cận thị nặng, mức độ nguy hiểm của chúng và hướng điều trị. Người bị cận thị dù nặng hay nhẹ cũng cần sớm đến bệnh viện uy tín để thăm khám và chữa trị kịp thời để giúp mắt có được thị lực tốt nhất. Hãy chia sẻ những thông tin hữu ích này với người thân, bạn bè để hiểu rõ hơn về cận thị và có cách chăm sóc mắt tốt hơn nhé!
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/can-9-do-a36589.html