Hậu quả khi làm giả hoặc khi mua sử dụng xe đăng ký (cavet) giả
Trước đây, đã từng có nhiều trường hợp cố tình sử dụng cavet giả để lưu thông trên đường. Đối với những trường hợp này, Điều 341 Bộ Luật Hình sự 2015 có quy định như sau:
“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
Như vậy, người nào cố tình dùng cavet giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như trên.
Đối với trường hợp bị lừa mua phải xe có giấy tờ giả thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên cũng người mua cũng phải chịu những hậu quả tiêu cực. Khi việc chuyển nhượng không có giấy tờ hợp lệ, hợp đồng mua bán có thể bị tuyên vô hiệu. Đương nhiên, nếu xe này do phạm tội mà có thì cũng sẽ bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
Cách nhận biết cavet thật giả
Công nghệ làm giả cavet xe đã trở nên hết sức tinh vi, khó phân biệt bằng mắt thường. Thậm chí, loại cavet mẫu mới 2021 của Bộ công an có mã QR nhưng đã bị làm giả. Nhiều trường hợp tinh vi đến nỗi qua mặt được cả Văn Phòng công chứng.
Để nhận biết chính xác, hãy soi cavet dưới tia cực tím, đồng thời áp dụng những dấu hiệu sau:
Cả cavet thận và cavet giả đều có dạ quang chữ ĐKX (Đăng ký xe). Tuy nhiên chữ ĐKX của cavet thật sẽ có những đường sọc được đánh caro. Còn chữ ĐKX của cavet giả chỉ hiện dạ quang lên thôi.
Mặt trước cavet thật sẽ có những đường chỉ nhỏ như con giun. Cavet giả thì không có những đường chỉ này;
Phần số (number) cavet thật mực sẽ phản quang. Cavet giả không phản quang.
Ngoài ra con dấu cavet giả rõ nét và màu sắc đỏ sẫm hơn so với cavet thật.
Nguồn : Sưu tầm Internet.
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/cach-nhan-biet-cavet-xe-gia-2021-a36719.html