Người bị ung thư uống sữa được không? Uống sữa gì tốt cho cơ thể?

Ung thư uống sữa được không là lo lắng chung của hầu hết người bệnh trong quá trình điều trị và phục hồi. Sữa là nguồn dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe con người, tuy nhiên với người bệnh ung thư thì cần lưu ý điều gì?

ung thư uống sữa được không

Bị ung thư uống sữa được không?

Ai cũng biết sữa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người không thể ăn đủ lượng thức ăn cần thiết trong một ngày. Sữa là nguồn cung cấp protein, canxi, vitamin D và các dưỡng chất quan trọng khác cho cơ thể.

Dù vậy, trên thực tế, ung thư uống sữa được không là đắn đo của rất nhiều người bệnh.

Nhiều người bệnh lo sợ dùng sữa sẽ khiến tế bào ung thư hay khối u phát triển nhanh hơn. Thật ra, quan niệm này không đúng. Đa số người bệnh ung thư đều có thể uống sữa. Chỉ một số trường hợp người bệnh bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, không thể dung nạp lactose… mới cần hạn chế sữa hoặc cần lựa chọn sữa phù hợp để tốt cho sức khỏe và tình trạng bệnh lý.

Người bệnh có thể kết hợp sữa với các nguồn dinh dưỡng khác như rau củ, trái cây và các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa để tối ưu hóa lợi ích dinh dưỡng mà sữa mang lại. Đặc biệt, người bệnh ung thư cần thảo luận cùng với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có kế hoạch ăn uống phù hợp và an toàn cho tình trạng sức khỏe của mình, trong có có việc dùng sữa như thế nào.

Bị ung thư uống sữa được không?
Bị ung thư uống sữa được không? Được, có thể uống sữa nếu bị ung thư

Bị ung thư có nên uống sữa không, cần lưu ý gì?

Sữa là thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ hấp thu, giúp người bệnh nâng cao sức khỏe và sức đề kháng. Sữa giúp bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như:

Người bệnh ung thư nên uống sữa nhưng cần uống với lượng phù hợp. Tuy nhiên, như đã nói, người mắc các bệnh lý ung thư thường gặp vấn đề về dung nạp lactose, đây là một loại đường có trong sữa. Do đó, khi tiêu thụ sữa người bệnh có thể gặp các tình trạng như đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, đau bụng… Người bệnh nên tư vấn bác sĩ để lựa chọn loại sữa không Lactose phù hợp.

Ngoài ra, lạm dụng sữa có thể gây ra một số nguy cơ với những người bệnh ung thư cụ thể:

Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần nhận tư vấn từ bác sĩ điều trị để có chế độ chăm sóc dinh dưỡng phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.

Bệnh nhân ung thư nên uống sữa gì?

Người bệnh ung thư cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình điều trị. Trong đó, lựa chọn loại sữa phù hợp có vai trò khá quan trọng. Việc chọn đúng loại sữa không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn giúp giảm các nguy cơ về sức khỏe.

1. Sữa tách béo

Ung thư uống sữa được không và sữa tách béo có an toàn không? Sữa tách béo là loại sữa phổ biến, được tiêu thụ nhiều và là nguồn cung cấp Protein, Canxi dồi dào. Trong khoảng 240ml sữa tách béo chứa 8,3g Protein; 0,1g chất béo; 100 IU Vitamin D; 306 mg Canxi. Sữa tách béo rất có lợi cho sự phát triển, duy trì cơ bắp, cải thiện sức khỏe tim mạch, não bộ của người bệnh. (1, 2, 3)

2. Sữa chua

Thêm một lượng sữa chua phù hợp trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của người ung thư mang đến nhiều lợi ích như tốt cho hệ tiêu hóa, chắc khỏe xương, duy trì cân nặng hợp lý, tăng sức đề kháng…Trong 100g sữa chua không đường chứa 3,7g Protein; 2,5g chất béo; 110g Canxi. Sữa chua là một lựa chọn lành mạnh thay thế cho các món chấm và đồ đã qua chế biến.

3. Sữa đậu nành

Nếu trường hợp người bệnh không thể uống sữa bò thì sữa đậu nành là một trong những lựa chọn hàng đầu cho để thay thế bởi nó chứa lượng protein và calo gần như tương đương với sữa tách béo. Trong mỗi 240ml sữa đậu nành chứa 6g protein; 120 IU Vitamin D; 3,5g chất béo; 151 mg canxi. (4)

Bệnh nhân ung thư nên uống sữa gì?
Sữa đậu nành có lượng Protein và calo tương đương sữa tách béo

4. Sữa hạnh nhân

Đây là một lựa chọn phù hợp cho người ung thư không thể dung nạp Lactose. So với sữa bò, sữa hạnh nhân chứa nhiều chất béo không bão hòa hơn. Trong 240ml sữa hạnh nhân chứa 1,01g protein; 2,5g chất béo; 451mg canxi; 101 IU Vitamin D. Sữa hạnh nhân chứa ít protein và Vitamin D, tuy nhiên nó là nguồn cung cấp Vitamin E dồi dào giúp chống Oxy hóa.

5. Sữa hạt điều

Sữa hạt điều có vị đậm đà, nhiều kem, phù hợp để làm sinh tố, kem trong cà phê, tráng miệng… Tuy nhiên lượng Protein, Vitamin, Canxi ở sữa hạt điều tương đối thấp; trong 240ml sữa hạt điều chỉ chứa 0-1g Protein, 2-4g chất béo. Với lượng calo và carbohydrate thấp, đây là loại sữa phù hợp cho người bệnh tiểu đường.

6. Sữa yến mạch

Ung thư uống sữa được không, sữa yến mạch có gây hại cho người ung thư không? Sữa yến mạch có vị thơm nhẹ, thích hợp làm đồ uống nóng hoặc uống cùng ngũ cốc. Trong 240ml chứa 4,01g protein; 2,50g chất béo; 350mg canxi; 101 IU Vitamin D. Ngoài ra, sữa yến mạch còn chứa nhiều chất xơ hòa tan, lượng chất xơ này giúp người bệnh kiểm soát tốt cholesterol và bảo vệ tốt sức khỏe.

7. Sữa gạo lứt

Sữa gạo lứt là loại sữa ít gây dị ứng nhất trong sữa thực vật. Sữa gạo chứa ít Protein, chất béo và nhiều Carbohydrate. Trong 240ml sữa gạo lứt chứa 1g Protein; 2-3g chất béo; Tuy nhiên trong sữa gạo lứt có hàm lượng asen vô cơ cao, có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe, do đó người bệnh ung thư nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng loại sữa này.

8. Sữa hạt gai dầu

Nhiều người thắc mắc người bị ung thư nên uống sữa gì thì sữa hạt gai dầu là lựa chọn phù hợp bởi nó cung cấp lượng Protein dồi dào giúp tái tạo tế bào và phục hồi cơ thể sau khi trải qua các đợt hóa trị, xạ trị. Hạt dầu gai chứa nhiều chất béo không bão hòa Omega-3 và Omega-6, giúp giảm viêm và tăng cường hệ miễn dịch. Hàm lượng chất dinh dưỡng ở sữa hạt gai dầu cao hơn hầu hết các loại sữa khác, trung bình 240ml sữa chứa 3g Protein; 4,5g chất béo; 283 mg canxi; 0 IU Vitamin D

9. Sữa đậu Hà Lan

Đậu Hà Lan có nhiều dưỡng chất giúp cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ giảm mỡ trong máu, bệnh lý tim mạch, chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch… Trong khoảng 240ml sữa đậu Hà Lan chứa 8g Protein; 4,5g chất béo. Ngoài ra, loại sữa này không chứa Lactose và gluten, không gây dị ứng… phù hợp với hầu hết các đối tượng.

10. Sữa hạt lanh

Sữa hạt lanh là thực phẩm cung cấp lượng lớn Omega-3 có nguồn gốc thực vật, có khả năng giảm viêm và cải thiện sức khỏe tim mạch. Điều này giúp người bệnh giảm các nguy cơ về sức khỏe trong quá trình điều trị bệnh. Ngoài ra trong sữa hạt lanh còn rất giàu chất chống Oxy hóa, chất xơ và Protein. Trong 7g hạt lanh có 1,28g Protein; 2,59g chất béo; 18,7g canxi.

Ngoài giá trị dinh dưỡng thì chọn loại sữa nào cho người bệnh ung thư còn tùy thuộc vào các yếu tố như tình trạng bệnh lý, chế độ dinh dưỡng, các thuốc và sản phẩm chức năng đang uống.

Những lưu ý xung quanh câu hỏi ung thư uống sữa được không

Việc uống sữa mang lại nhiều lợi ích về mặt dinh dưỡng nhưng người bệnh cũng cần cân nhắc hỏi bác sĩ các vấn đề liên quan trước khi dùng sữa. Dưới đây những lưu ý khi bổ sung sữa vào chế độ dinh dưỡng của người bệnh ung thư.

1. Tác dụng phụ của ung thư ảnh hưởng đến tiêu thụ sữa

Ung thư ảnh hưởng đến mọi khía cạnh sức khỏe của người bệnh, các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị đều có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người bệnh như táo bón, tiêu chảy, mệt mỏi, buồn nôn, lở miệng…

Các tác dụng phụ này có thể khiến người bệnh càng khó chịu khi uống sữa, đặc biệt là sữa chứa nhiều chất béo và hàm lượng Lactose cao. Nếu đang gặp các vấn đề này, người bệnh có thể thử chuyển sang sữa ít chất béo hoặc sữa không lactose để cải thiện.

2. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống cân bằng

Điều trị ung thư có thể làm thay đổi cảm giác thèm ăn và trọng lượng cơ thể. Do đó người bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bản thân hơn. Một chế độ ăn uống cân bằng giúp cung cấp đủ năng lượng để duy trì hoạt động trong ngày, chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển và hồi phục, giúp người bệnh cải thiện tình trạng sức khỏe và hỗ trợ ngăn chặn sự phát triển của ung thư.

Do vậy, người bệnh nên bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể. Những chất dinh dưỡng cần có trong thực đơn của người bệnh ung thư là Protein, chất béo không bão hòa, chất xơ hòa tan, Vitamin, khoáng chất… và những dưỡng chất này đều có trong sữa.

Tầm quan trọng của chế độ ăn uống cân bằng cho người bệnh ung thư
Cân bằng dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị ung thư

3. Vai trò của bác sĩ đối với việc xây dựng chế độ dinh dưỡng của người bệnh

Bác sĩ không chỉ đưa chẩn đoán và phác đồ điều trị, mà còn tư vấn và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mỗi người bệnh. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh lý và quyết định nhóm thực phẩm nào phù hợp với người bệnh, cung cấp thông tin và giải đáp mọi thắc mắc về vai trò của dinh dưỡng trong quá trình điều trị cũng như vấn đề ung thư uống sữa được không. Cuối cùng, bác sĩ theo dõi và tư vấn điều chỉnh chế độ ăn uống theo tiến trình điều trị và phản hồi từ cơ thể người bệnh.

Vai trò của bác sĩ tác động rất lớn đến kết quả điều trị bệnh lý. Do đó người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về những thực phẩm cần kiêng và nên ăn, bao gồm cả sữa.

Để đặt lịch thăm khám, tư vấn về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp qua:

Tóm lại, ung thư uống sữa được không là một câu hỏi quan trọng được người bệnh đặt ra trong quá trình điều trị. Sữa là thực phẩm dùng được cho hầu hết người bệnh ung thư, nhưng cần có sự điều chỉnh dựa trên từng trường hợp cụ thể, theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/sua-danh-cho-nguoi-ung-thu-gan-a37140.html