Theo Tổ Chức Ung Thư Toàn Cầu GLOBOCAN năm 2020, ung thư tuyến giáp đứng thứ 10 trong các bệnh ác tính thường gặp tại Việt Nam (1). Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp phổ biến bao gồm phẫu thuật và I-ốt phóng xạ. Phần lớn người bệnh ung thư tuyến giáp có thể khỏi bệnh nếu phát hiện và điều trị sớm, tuy nhiên một số ít trường hợp vẫn có khả năng tái phát bệnh. Bài viết dưới đây, ThS.BS.CKI Ngô Tuấn Phúc, khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết một số phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp tái phát.
Hiện nay, phẫu thuật và I-ốt phóng xạ là 2 phương pháp điều trị hiệu quả trong ung thư tuyến giáp. Tuy phần lớn người bệnh có thể được chữa khỏi khi phát hiện và điều trị bệnh sớm, một số ít trường hợp vẫn có khả năng tái phát. Tùy vị trí, tính chất bướu tái phát tại vùng cổ, di căn hạch cổ hay di căn xa đến các cơ quan khác trong cơ thể, bác sĩ sẽ đánh giá và lên kế hoạch điều trị.
Vì vậy, người bệnh nên chủ động đi khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để phát hiện bệnh sớm. Việc theo dõi định kỳ rất quan trọng trong việc kiểm soát ung thư tuyến giáp tái phát và lên liệu trình điều trị hiệu quả.
Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM quy tụ đội ngũ bác sĩ lâm sàng, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị ung thư giúp khám, chẩn đoán và lên phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng người bệnh. Ngoài ra, bệnh viện liên tục cập nhật trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài và phương pháp điều trị ung thư kết hợp chăm sóc toàn diện cho người bệnh.
Bác sĩ thường dùng 5 cách điều trị ung thư tuyến giáp tái phát phổ biến, bao gồm: (2)
Phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định trong điều trị ung thư tuyến giáp tái phát. Tùy vào vị trí tái phát tại chỗ tuyến giáp hoặc hạch vùng cổ, kích thước và mức độ xâm lấn của bướu hoặc hạch tái phát, bác sĩ sẽ cân nhắc khả năng phẫu thuật.
I-ốt phóng xạ là phương pháp điều trị phổ biến với ung thư tuyến giáp. I-ốt phóng xạ thường được chỉ định trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa sau phẫu thuật loại bỏ khối bướu/hạch tái phát hoặc có di căn xa (phổi, xương,..). Người bệnh uống một viên thuốc chứa i-ốt phóng xạ I-ốt phóng xạ làm co và phá hủy tuyến giáp đã di căn cùng với các tế bào ung thư.
Phương pháp xạ trị điều trị ung thư tuyến giáp tái phát thường được chỉ định trong trường hợp bướu/hạch tái phát không thể phẫu thuật được và/hoặc không đáp ứng với I-ốt phóng xạ. Xạ trị sẽ diệt các tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển.
Thuốc dùng trong liệu pháp này hoạt động bằng cách tấn công các tế bào đang phát triển nhanh chóng và đánh vào mục tiêu cụ thể trên tế bào ung thư. Liệu pháp nhắm đích được chỉ định trong trường hợp không đáp ứng với I-ốt phóng xạ và không còn khả năng kiểm soát bướu tại chỗ (phẫu thuật và/hoặc xạ trị). (3)
Thuốc dùng trong hóa trị được đưa vào cơ thể thông qua việc tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống. Phương pháp pháp này sẽ tiêu diệt và ngăn sự phát triển của tế bào ung thư. Do ung thư tuyến giáp thường kém đáp ứng với hóa trị nên thường ít được sử dụng.
Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM quy tụ đội ngũ bác sĩ lâm sàng, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị ung thư và liên tục bổ sung các trang thiết bị hiện đại giúp khám, chẩn đoán và lên phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng người bệnh.
Việc lựa chọn phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp tái phát còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: (4)
Một số cách chăm sóc người bệnh sau điều trị ung thư tuyến giáp tái phát, bao gồm:
Người bệnh cần theo dõi sức khỏe và tái khám định kỳ đúng theo lịch hẹn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe, nguy cơ ung thư tái phát và kiểm tra tác dụng phụ có thể xuất hiện sau điều trị. Người bệnh nếu nhận thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường hãy báo ngay với bác sĩ để được khám kịp thời.
Người bệnh nên giữ thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống lành mạnh. Điều này giúp tinh thần, sức khỏe người bệnh tốt hơn và giúp giảm khả năng tái phát bệnh ung thư tuyến giáp. Một số hoạt động giúp cuộc sống lành mạnh như sau:
Người bệnh sau khi đã điều trị ung thư tuyến giáp tái phát vẫn lo lắng về biến chứng và tái phát. Điều này sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Vì vậy, những người xung quanh như bạn bè, người thân,… hãy tâm sự với người bệnh hoặc nhờ bác sĩ điều trị tư vấn, đưa ra lời khuyên, giải tỏa tâm lý của người bệnh.
Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM quy tụ đội ngũ bác sĩ lâm sàng, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị ung thư giúp khám, chẩn đoán và lên phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng người bệnh.
Ngoài ra, bệnh viện liên tục cập nhật trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài như hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa - miễn dịch, huyết học, vi sinh, sinh học phân tử tiên tiến; hệ thống máy Siêu âm 3D đàn hồi Real time hiện đại nhất thế giới - SuperSonic Imagine Mach 30; máy chụp cắt lớp vi tính (CT) SOMATOM Drive 2; máy chụp cộng hưởng từ (MRI); hệ thống chụp nhũ ảnh 3D - Mammomat Inspiration (Siemens - Đức); hệ thống X-quang kỹ thuật số treo trần; hệ thống nội soi Fuji 7000; hệ thống nội soi Xion (Đức); hệ thống phẫu thuật nội soi 3D/4K ICG Rubina Karl Storz; phòng pha hóa chất áp suất âm với máy pha chế cách ly vô trùng chuyên dụng theo tiêu chuẩn quốc tế; ghế truyền hóa chất tiêu chuẩn Nhật Bản; tủ cấp cứu di động tại khoa. Ngoài ra, bệnh viện còn liên tục cập nhật các phương pháp điều trị đa mô thức, cá thể hóa và toàn diện theo phác đồ quốc tế.
Một số ít trường hợp người bệnh ung thư tuyến giáp có thể tái phát. Thông qua bài “Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp tái phát”, người bệnh hãy đến gặp bác sĩ khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được bác sĩ kiểm tra sức khỏe định kỳ và phòng ngừa ung thư tái phát.
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/ung-thu-tuyen-giap-tai-phat-a37716.html