Nếu bạn đang đi siêu thị ở nước ngoài và được người bán hàng hỏi “Do you want to bag the item? - Bạn có muốn gói đồ lại không?” mà bạn chỉ trả lời là “Yes” thì sẽ nhận được ánh mắt không hề thiện cảm đâu. Lí do là vì bạn nên trả lời đầy đủ “Yes, please” để thể hiện rõ sự lịch sự, cũng như gửi lời cảm ơn “nhẹ” đến người bán hàng. Cấu trúc Please trong tiếng Anh được sử dụng rất nhiều trong ngữ cảnh thường ngày, hãy tìm hiểu thêm về cấu trúc này cùng Step Up nhé!
Trong tiếng Anh, Please vừa là một cảm thán từ, vừa là một động từ.
Please là một cảm thán từ (thán từ) trong tiếng Anh, được dùng như phép lịch sự khi đề nghị hoặc yêu cầu điều gì đó.
Để dịch Please ra tiếng Việt thì có rất nhiều cách tùy thuộc vào ngữ cảnh của câu văn, ví dụ như: “được không ạ?”, “bạn vui lòng..?”, “đi mà”,…
Ví dụ:
Xin bạn cho tôi thêm một ly nữa nhé?
Xin hãy nhớ tắt đèn trước khi bạn rời đi.
Cất chiếc cốc này vào tủ cốc giúp tôi với.
Ngoài ra, Please cũng là một động từ trong tiếng Anh, mang nghĩa làm hài lòng một ai đó, làm ai đó vui và thoải mái.
Ví dụ:
Tôi chỉ đến trường đại học đề làm hài lòng bố mẹ.
Tôi luôn cảm thấy hạnh phúc khi chơi với những chú chó của tôi.
Rất khó để khiến Jane vui vẻ hài lòng.
Khi trong câu có các cụm từ như “whatever”, “whoever”, và “anywhere”, động từ Please sẽ mang nghĩa là thích, lựa chọn.
Ví dụ:
Jack luôn làm bất cứ thứ gì cậu ấy thích.
Đừng lo. Bạn có thể đi chơi với bất kỳ ai bạn thích.
Những người trẻ nên đi tới bất kì nơi nào mà họ muốn.
Khi Please là một cảm thán từ, vị trí và cách dùng của cấu trúc Please rất linh hoạt và còn mang nhiều sắc thái nghĩa khác nhau. Nội dung dưới đây sẽ giúp các bạn nắm chắc được cấu trúc này.
Khi dùng trong câu đề nghị Can, Could, Would, ta có thể thêm Please ở đầu, giữa hoặc cuối câu để thể hiện tính lịch sự.
Tuy nhiên, khi Please nằm giữa câu, mức độ yêu cầu của câu văn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.
Ví dụ:
Bạn có thể nhắc lại câu hỏi được không ạ?
Bạn có thể vui lòng giữ hộ tôi mấy chiếc hộp này với?
Bạn có thể vui lòng cho tôi mượn quyển sổ của bạn được không?
Ngoài ra, trong các trường hợp cần sự trịnh trọng hơn, ta có thể dùng cụm từ “if you please”. Lúc này, câu văn sẽ mang cảm giác rất lịch sự, hoặc cảm giác ngạc nhiên hoặc giận dữ trong một số tình huống.
Ví dụ:
Họ muốn tận 150 đô để sửa bàn phím của bạn!
Xin mời vào, các quý cô và quý ông.
Xin mời ăn thử món ăn này.
Các bạn nhỏ còn có thể dùng Please để thu hút sự chú ý của ai đó, giống như khi xung phong giơ tay lên bảng mà cần giáo viên chú ý đến mình.
Thầy giáo ơi, con muốn trả lời!
Đi mà mẹ, con muốn đi ra ngoài.
Chọn con đi mà, cô giáo ơi!
Khi không đi cùng Can, Could, Would, câu văn với cấu trúc Please sẽ mang tính chất mệnh lệnh, ra lệnh một yêu cầu lịch sự trong tình huống nghiêm túc nào đó như trong lớp, trong các thông báo,…
Trong trường hợp này, Please thường được đặt ở vị trí phía đầu câu, đặc biệt là trong các yêu cầu bằng văn bản và thông báo. Còn trong văn nói, Please vẫn có thể được đặt ở cuối câu.
Ví dụ:
Hãy mở sách trang 18.
Xin hãy nhớ rằng bạn phải trả sách lại trước 20 tháng 5.
Xin hãy quay lại đây.
Trong giao tiếp hàng ngày ở nhà hàng, siêu thị, ta thường sử dụng cấu trúc please để đưa ra yêu cầu một cách một cách lịch sự.
Ví dụ:
Quý cô muốn uống gì?
One coffee, please.
Một cà phê, cảm ơn.
Bạn muốn mua gì?
Two bouquets of flowers, please.
Cho tôi hai bó hoa tươi với.
Tôi cần hai chiếc bút và một chiếc tẩy.
Xem thêm:
Ngoài hai cách dùng chính ở trên, có một số cách dùng Please khác dưới đây.
Diễn tả sự đồng ý
Ta cũng dùng please để bày tỏ sự đồng ý, chấp thuận một điều gì đó theo cách lịch sự khi ta thực sự hài lòng với điều này. Đây cũng chính là trường hợp được nhắc tới ở phần mở đầu đó.
Ví dụ:
Tôi có thể đem theo bạn thân tôi đến bữa tiệc của bạn không? - Hãy làm như thế đi!
Bạn có thích món quà của chúng tôi không? - Ôi có chứ! Món quà sinh nhất tuyệt nhất của tôi.
Bạn có muốn thành phù rể của tôi không? - Có chứ, xin hãy để tôi.
Khuyến khích, nhấn mạnh
Trong văn nói, chúng ta sử dụng please để khuyến khích, cổ vũ ai, mang nghĩa mạnh mẽ hơn là cầu xin ai đó làm điều gì.
Ví dụ:
Con à, đừng lo lắng quá nhiều về bài kiểm tra. Con sẽ làm được.
Ôi tôi xin! Bạn đang nghĩ quá nhiều đấy. Xin hãy tự tin lên.
Bố à, bố nấu ăn ngon lắm.
Diễn tả sự khó chịu
Trong câu văn, có lúc please còn được dùng để diễn tả sự hoài nghi, và khó chịu.
Ví dụ:
Xin bạn đấy! Đừng hút thuốc trước mặt tôi.
Xin hãy giữ trật tự! Tôi không thể tập trung được.
Xin hãy đi ra ngoài nói chuyện, tôi cần ngủ.
Nếu thấy cấu trúc Please hơi “loằng ngoằng” một chút thì cũng đừng vội lo lắng nhé. Hãy đọc lại một lượt các ý chính ở trên và luyện tập với bài tập sau đây để xem mình đã hiểu đúng cấu trúc này chưa.
1) can/ help/ me/ car?/ I/ not/ start.
2) order/ me/ steal/ potatoes.
3) to/ my friends/ go/ cinema/ them.
4) brother/ enjoy/ hang out/ whoever.
5) could/ open/ door/ me?
Đáp án tham khảo:
1) Can you help me with this car, please? I can’t start it.
2) Please order me the steak and potatoes.
3) To please my friends, I go to the cinema with them.
4) My brother enjoys hanging out with whoever he pleases.
5) Please could you open the door for me?
1) Tôi có thể ngồi đây không? - Được, xin mời ngồi.
2) Xin hãy ngừng làm phiền tôi
3) Anh có thể cho tôi mượn 200 đô không?
4) Xin hãy chú ý rằng thẻ tín dụng không được chấp nhận.
5) Tôi muốn làm bạn gái vui nên đã mua một chiếc váy mới cho cô ấy.
Đáp án tham khảo:
1) Can I sit here? - Yes, please.
2) Please stop bothering me.
3) Could you possibly lend me $200?
4) Please note that credit cards are not accepted.
5) I want to please my girlfriend so I bought her a new dress.
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/yes-please-la-gi-a37920.html