Một sợi tóc được cấu tạo từ 2 phần gồm: thân tóc (là phần tóc ở phía trên da đầu) và chân tóc (nằm trong nang tóc ở dưới da). Trong đó, chân tóc nằm trong nang có thể nhận được trực tiếp các chất dinh dưỡng từ mạch máu, đảm bảo cho sợi tóc chắc khỏe, bóng mượt.
Tóc yếu dễ rụng là tình trạng tóc khô xơ và dễ đứt gãy ở nhiều vị trí khác nhau như thân tóc sát da đầu hoặc ngọn tóc, nhất là khi tạo kiểu hoặc gội đầu. Tình trạng này có thể xuất hiện do giảm lượng dưỡng chất hoặc giảm khả năng hấp thu của chân tóc.
Tóc yếu dễ rụng là tình trạng thân tóc bị đứt gãy ở nhiều vị trí khác nhau
Các hormone sinh dục (hay còn gọi là nội tiết tố) đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của nang tóc và hệ thống mạch máu quanh nang, đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho tóc.
Việc mất cân bằng nội tiết tố sẽ làm cho da đầu tăng tiết chất nhờn, nang tóc bị bịt kín và teo nhỏ lại, sự tưới máu đến nang tóc kém đi, quá trình tuần hoàn dưới nang tóc cũng hạn chế làm tóc rất yếu và dễ rụng.
Bên cạnh đó, quá trình mọc tóc cũng bị suy giảm hoặc chậm hơn bình thường khiến mái tóc ngày càng thưa. Mất cân bằng nội tiết có gặp trong một số trường hợp sau
Khi cơ thể phải đối mặt với căng thẳng, stress thường xuyên và kéo dài thì hệ thần kinh nội tiết sẽ tìm cách ứng phó và bảo vệ cơ thể thông qua việc tiết ra chất trung gian hóa học P (Pain - chất trung gian ở hệ thần kinh).
Tuy nhiên, chất P lại có khả năng làm tổn thương tế bào mầm tại nang tóc dẫn đến giảm lượng tóc mọc mới trong mỗi chu kỳ hoặc làm chậm quá trình mọc tóc.
Tóc yếu dễ rụng có thể xảy ra khi cấu trúc tóc bị biến đổi hoặc phá hủy như:
Cơ thể luôn có xu hướng ưu tiên chất dinh dưỡng cần thiết cho các cơ quan, bộ phận có nhiệm vụ duy trì chức năng sống như não, gan, thận, tim…
Do đó, khi có sự thiếu hụt dinh dưỡng, lượng máu được đưa đến nang tóc bị suy giảm dẫn đến gãy rụng và chậm mọc tóc, đặc biệt ở trẻ em gây rụng tóc vành khăn.
Tóc yếu dễ rụng có thể xuất hiện khi thiếu hụt một số loại dưỡng chất như protein, biotin (vitamin B7), sắt, kẽm hoặc omega 3…
Trẻ em thiếu dinh dưỡng có thể xuất hiện rụng tóc vành khăn
Các bệnh lý da liễu thường xuất hiện trên đầu như viêm da đầu do vi khuẩn, nấm da đầu có thể khiến người bệnh ngứa ngáy, chảy dịch mủ da đầu, tổn thương nang tóc, rụng tóc thành từng mảng.
Ngoài ra, sau khi đã khỏi bệnh, các tổn thương da dầu có thể để lại sẹo vĩnh viễn và không có khả năng mọc tóc trở lại.
Nấm da đầu là nguyên nhân gây rụng tóc
Một số loại thuốc điều trị bệnh mạn tính có thể gây biến chứng tóc khô yếu và dễ gãy rụng như:
Các điều kiện từ môi trường sống như thời tiết nắng nóng, mưa nhiều ẩm ướt, nhiều khói bụi hoặc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện gàu, yếu nang tóc, khô tóc và dễ đứt gãy.
Ngoài ra, tóc yếu và rụng nhiều có thể xuất phát từ yếu tố di truyền với nhiều thành viên trong gia đình đều có triệu chứng trên. Nguyên nhân này thường gặp ở nam giới và tăng dần theo thời gian dẫn đến càng lớn tuổi, mái tóc càng thưa, mỏng.
Tóc yếu, dễ rụng ở thời kỳ đầu thường khó phát hiện, chỉ đến khi thấy mái tóc giảm đáng kể thì người bệnh mới chú ý đến và làm lỡ thời gian điều trị. Dưới đây là một số dấu hiệu sớm gợi ý tình trạng tóc yếu:
Kiểm tra chân tóc: bằng cách nhổ một sợi tóc để đánh giá hình thái nang tóc. Tóc khỏe mạnh là khi chân tóc có tổ chức phình to ra, màu trắng. Ngược lại, nếu chân tóc thẳng, thuôn dài có nghĩa là nang tóc yếu.
Kiểm tra độ xốp của tóc: bạn có thể thả một vài sợi tóc vài cốc nước để đánh giá cấu trúc của tóc. Tóc có cấu trúc đặc, chắc chắn và khỏe mạnh sẽ chìm xuống dưới đáy cốc nước.
Kéo dãn để kiểm tra độ đàn hồi: bạn cần nhổ một sợi tóc sau đó cầm tại hai đầu sợi tóc và kéo dãn. Sợi tóc khỏe mạnh là khi không bị đứt gãy và bật lại khi buông tay ra.
Kiểm tra lớp biểu bì: thông qua việc vuốt ngược sợi tóc theo hướng từ ngọn đến chân tóc. Nếu bạn thấy tóc trơn mượt là tóc khỏe mạnh, ngược lại, tóc yếu sẽ khiến bạn có cảm giác thô nhám.
Kiểm tra độ chẻ ngọn: bạn có thể nhìn trực tiếp vào các ngọn tóc. Tóc chẻ ngọn sẽ có biểu hiện chia đôi hoặc chia ba tại đầu mỗi sợi tóc với chiều dài khoảng vài mm.
Kiểm tra độ dày và mượt của tóc: bạn cần có sự so sánh về độ dày mái tóc và độ rộng của khoảng chân tóc so với thời điểm trước đó để tìm ra sự khác biệt.
Kiểm tra độ chẻ ngọn giúp phát hiện tóc yếu, dễ rụng
Các triệu chứng bất thường trên mái tóc như tóc yếu có thể dẫn đến rụng tóc hoặc là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nếu có những dấu hiệu sau:
Nếu tóc yếu dễ rụng hoặc rụng tóc nghiêm trọng, bạn có thể đến các cơ sở y tế gần nhất hoặc khoa da liễu của các bệnh viện uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời hoặc tham khảo các địa chỉ sau:
Để có một mái tóc bóng mượt và chắc khỏe, bạn nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng như:
Người bệnh cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B7 (biotin)
Bên cạnh việc cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể và mái tóc, bạn có thể sử dụng thêm các loại viên uống hỗ trợ mọc tóc hoặc tăng cường dinh dưỡng cho tóc.
Tuy nhiên, với mỗi nguyên nhân gây tóc yếu dễ rụng khác nhau sẽ cần sử dụng các loại viên uống bổ trợ khác nhau. Do đó, bạn không được tự ý sử dụng bất cứ loại viên uống nào nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Keratin hay được gọi là chất sừng hóa có thể chiếm đến 70% thành phần của tóc giúp ngăn chặn các tác nhân có hại từ môi trường ảnh hưởng đến cấu trúc sợi tóc, làm tóc suôn mượt và giảm gãy rụng.
Bạn có thể bổ sung keratin thông qua một số biện pháp như:
Bọc keratin là phương pháp giúp tóc chắc khỏe, suôn mượt hơn
Bạn cũng có thể sử dụng mặt nạ dưỡng tóc từ 1 - 2 lần/tuần nhằm cung cấp đầy đủ độ ẩm cho sợi tóc, giúp tóc trơn bóng, suôn mượt. Nhờ đó, sợi tóc có thể tăng độ đàn hồi và giảm gãy rụng trong quá trình tạo kiểu tóc.
Việc thay đổi thói quen sống và sinh hoạt có thể giúp giảm tóc yếu và gãy rụng như:
Căng thẳng là một nguyên nhân dẫn đến rụng tóc và tương đối phổ biến ở nhiều người. Để giảm stress bạn cần:
Để phòng ngừa tóc khô xơ, yếu và dễ gãy rụng, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:
Gội đầu, giữ cho tóc và da đầu sạch sẽ giúp hạn chế rụng tóc
Hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về triệu chứng tóc yếu dễ rụng và cách giảm rụng tóc. Hãy chia sẻ bài viết này đến với bạn bè và người thân xung quanh bạn để cùng tìm hiểu nhé!
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/toc-mong-rung-nhieu-a38595.html