Ung thư lưỡi là một trong các loại ung thư tại vùng miệng. Bệnh có thể được phát hiện ở giai đoạn sớm hay muộn. Tùy theo từng giai đoạn và trường hợp cụ thể mà có các cách chữa trị khác nhau. Trong nhiều trường hợp, ung thư lưỡi có thể phòng tránh được bằng cách thay đổi các thói quen và lối sống. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được rõ hơn về cách điều trị căn bệnh này. Ngoài ra, bác sĩ Sử Ngọc Kiều Chinh cũng thông tin những việc bạn có thể làm để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Ung thư lưỡi xảy ra khi các tế bào của lưỡi phân chia không kiểm soát và tạo nên khối u. Nó thường ít gặp hơn so với các loại ung thư khác, đa số xuất hiện ở người lớn tuổi.
Ung thư lưỡi thường gặp nhất là loại ung thư tế bào vảy. Đây là loại tế bào mỏng, dẹt, lót trên bề mặt của lưỡi.
Biểu hiện ung thư khác nhau tùy theo vị trí xuất hiện của chúng. Đồng thời, vị trí xuất hiện còn ảnh hưởng đến các lựa chọn điều trị. Bệnh có thể xảy ra ở 2 vùng sau:
Thường biểu hiện sớm, qua đó được cắt bỏ dễ dàng hơn.
Ung thư xuất phát tại đáy lưỡi. Bệnh thường biểu hiện trễ dẫn đến chẩn đoán muộn và điều trị khó khăn.
Ung thư ở đáy lưỡi có liên quan đến virus gây u nhú ở người (HPV) ngày càng có xu hướng tăng. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến tiên lượng và việc điều trị.
Điều trị quan trọng nhất là phẫu thuật để cắt bỏ khối ung thư. Hóa trị, xạ trị hay điều trị bằng thuốc nhắm trúng đích cũng có thể được thực hiện tùy từng trường hợp cụ thể.
Điều trị ung thư lưỡi giai đoạn muộn có thể ảnh hưởng đến khả năng nói và ăn của bạn. Phục hồi chức năng có thể giúp bạn thích ứng được với những thay đổi do điều trị ung thư gây ra.
Nếu có các biểu hiện của ung thư lưỡi và lo ngại rằng mình có thể mắc bệnh, bạn nên đến khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Bạn sẽ được hỏi và khám các vấn đề sau:
Ung thư lưỡi ở giai đoạn sớm, khi khối u còn nhỏ thì có thể chữa tốt. Tiên lượng khá tốt cho những trường hợp phát hiện và chẩn đoán ung thư sớm. Những người bị ung thư không lan rộng có tỉ lệ sống sót cao hơn so với khi ung thư đã lan ra các vùng khác.
Tỉ lệ sống sót trung bình 5 năm đối với ung thư lưỡi là 78% trước khi ung thư lan rộng. Trước đây, tỉ lệ này là 36%. Tỉ lệ có thể thay đổi trong tương lai.
Lưỡi đen cũng là một tình trạng không hiếm gặp. Liệu đây có phải là căn bệnh đáng lo ngại? Tìm hiểu đáp án tại Lưỡi lông đen: Có phải dấu hiệu báo động nguy hiểm?
Những trường hợp ung thư giai đoạn muộn điều trị sẽ khá khó khăn. Bệnh nhân luôn phải tái khám kiểm tra để chắc chắn ung thư không tái phát.
Những người bị ung thư lưỡi thường sẽ cần phẫu thuật để loại bỏ khối u. Khi khối u nhỏ, bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật cắt bỏ khối u dễ dàng. Bạn không phải gây mê trong trường hợp này.
Đối với khối u lớn hay đã lan rộng, việc thực hiện phẫu thuật sẽ phức tạp hơn. Một phần của lưỡi có chứa khối u sẽ được cắt bỏ. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ dùng da hoặc mô từ các bộ phận khác của cơ thể để tái tạo lưỡi.
Đôi khi, bạn có thể phải cắt toàn bộ lưỡi. Các bác sĩ sẽ cố gắng giảm thiểu tổn thương và giữ lại tối đa mô lành. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi một số biến chứng. Phẫu thuật có thể sẽ gây ảnh hưởng đến các chức năng như nói, ăn, nuốt hay thở.
Ngoài phẫu thuật, một số trường hợp có thể cần kết hợp hóa trị hay xạ trị. Việc này giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.
Lựa chọn phương pháp điều trị tùy thuộc từng trường hợp cụ thể. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp điều trị và các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Không thể ngăn ngừa ung thư lưỡi phát triển. Tuy nhiên, nếu có những triệu chứng nghi ngờ, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Vì nếu bệnh được chẩn đoán sớm, việc điều trị sẽ dễ dàng và tiên lượng tốt hơn.
Chúng ta có thể phòng ngừa một số trường hợp ung thư lưỡi bằng cách thay đổi lối sống. Các cách này có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
Thời gian sống của một người bị ung thư lưỡi phụ thuộc vào:
Theo thống kê, khoảng 84% những người bị ung thư miệng giai đoạn 1 sẽ sống hơn 5 năm. Con số này ở những người bị ung thư giai đoạn muộn hoặc đã lan xa là 39%. Số liệu có thể thay đổi theo thời gian.
Ung thư lưỡi là một loại ung thư vùng miệng. Thường gặp nhất là ung thư tế bào vảy trên bề mặt lưỡi. Tùy vị trí của khối ung thư mà có thể gây ra các biểu hiện khác nhau. Qua đó, bệnh nhân có thời gian chẩn đoán và lựa chọn điều trị khác nhau. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp loại bỏ ung thư dễ dàng.
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/ung-thu-luoi-co-chua-duoc-khong-a38713.html