Mái nhà không chỉ tạo nên kết cấu mà còn có ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Hiện nay, có các loại mái nhà rất đa dạng, mỗi kiểu dáng sẽ có những đặc điểm riêng để phù hợp với kiến trúc nhất định của từng ngôi nhà.
* Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia.
Các loại mái nhà được chia theo vật liệu gồm 6 loại, cụ thể như sau:
Mái ngói thường được ưu tiên lựa chọn bởi đây là sự kết hợp hoàn hảo giúp kiến trúc của ngôi nhà thêm phần ấn tượng. Bên cạnh đó, mái ngói cũng có khả năng chống chịu tốt trước thời tiết khắc nghiệt như: mưa bão, gió lớn, hạn hán,... và có kết cấu chắc chắn, độ bền cao.
Việc thi công loại mái này cũng tương đối dễ dàng vì khi lợp mái chỉ cần sử dụng hệ thống vì kèo gồm xà gồ gỗ, sắt hộp và li tô để cố định. Trong quá trình thi công, các kiến trúc sư thường chọn thép mạ, điều này sẽ gia tăng thời gian sử dụng mái lâu hơn.
Để tránh tình trạng thấm dột và giảm tuổi thọ của mái, gia chủ nên hạn chế đi lại trên mái sau khi lợp xong.
Hình ảnh minh họa: Mái ngói bền lâu với thời gian
Tương tự như mái ngói, mái bê tông dán ngói cũng được sử dụng trong nhiều công trình kiến trúc đẳng cấp như: nhà phố, biệt thự,... bởi tuổi thọ của sản phẩm này lớn, dễ dàng vệ sinh và khả năng chống ồn, chống thấm dột và chống nóng cao.
Khi thi công lắp đặt mái bê tông dán ngói, các kiến trúc sư thường sử dụng những phương pháp như đổ bê tông, đặt thép, ghép ván khuôn và dán ngói để cố định mái thay vì sử dụng hệ thống vì kèo.
Hình ảnh minh họa: Mái bê tông dán ngói chống chịu các tác nhân của thời tiết
>>> Có thể bạn quan tâm: Độ dốc mái ngói hợp lý là bao nhiêu? Hướng dẫn cách tính chi tiết
Mái tôn thường được sử dụng nhiều trong các thiết kế nhà hiện đại như nhà cấp 4, nhà ống, nhà kho, nhà xưởng,.. bởi giá thành sản phẩm rẻ, dễ tìm. Bên cạnh đó, các loại mái tôn thường nhẹ và dễ lắp đặt, tháo dỡ, giúp thời gian thi công nhanh chóng hơn. Tuổi thọ của mái thường từ 20 - 35 năm.
Đặc biệt, mái tôn có kiểu dáng, mẫu mã và màu sắc đa dạng, giúp người dùng dễ dàng đưa ra lựa chọn. Cụ thể, các loại mái tôn dùng để chống nóng, chống ồn có thể kể đến như: tôn mái, bông thủy tinh, cát tường,...
Hình ảnh minh họa: Mái tôn sở hữu ưu điểm dễ lắp đặt
Mái kính được đánh giá là một trong các loại mái nhà đẹp và thường được sử dụng phổ biến ở những công trình kiến trúc đòi hỏi sự hiện đại, sang trọng và tính thẩm mỹ cao như: căn nhà liền kề, nhà phố, quán cà phê, căn phòng,...
Hệ thống mái kính thường được sử dụng là kính dán an toàn hoặc kính cường lực có khả năng chống chịu tốt của thời gian và thời tiết. Ngoài ra, hệ thống khung có thể sử dụng là khung nhôm, khung inox, khung sắt,... và được gia cố cẩn thẩm bằng keo kết hợp cùng phụ kiện như spider chịu lực tốt để đảm bảo an toàn và độ bền cao cho mái.
Hình ảnh minh họa: Mái kính sang trọng và chịu lực tốt
Mái lợp bằng tấm nhựa trong suốt thường được thi công nhanh chóng và có giá thành rẻ hơn mái kính nên thường được sử dụng trong các công trình như nhà kính trồng cây, giếng trời, nhà dân dụng, vòm ga xe buýt, sân bóng,...
Bên cạnh đó, loại mái này thường được làm sản xuất trên dây chuyền công nghệ và nguyên vật liệu chính từ hạt nhựa Bayer của Đức và các loại hạt nhựa khác như: aromatic poly sodium, thermoplastic cùng các phụ gia - hóa chất khác, giúp sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn về chất lượng và tuổi thọ cao.
Mặc dù tấm polycarbonate có những đặc điểm tương tự như kính nhưng lại có độ bền vượt trội (lớn hơn 200 lần so với kính) và có trọng lượng nhẹ bằng một nửa trọng lượng của kính. Đặc biệt, khả năng xuyên sáng, chống nhiệt, cách điện tốt và có thể tự phân hủy (thân thiện với môi trường) khiến loại mái này hứa hẹn trở thành sản phẩm được sử dụng phổ biến trong tương lai.
Hình ảnh minh họa: Mái lợp bằng tấm nhựa trong suốt tăng khả năng đón nắng
Tấm lợp sinh thái có nguồn gốc từ các loại hộp nhựa và được làm từ hỗn hợp nhôm nhựa dưới áp suất, nhiệt độ cao. Bởi ưu điểm thân thiện với môi trường, loại mái này thường được sử dụng tại các công trình tiện ích như khu resort ven biển hay những nhà máy sản xuất nước đá, mạ hóa chất, nấu gang thép,...
Ngoài ra, tấm lợp sinh học còn có những ưu điểm vượt trội như: cách âm tốt, chống cháy nổ, cách nhiệt, chống oxi hóa bởi axit, ngăn ngừa tia UV,... và có độ bền lên đến 40 năm.
Hình ảnh minh họa: Mái lợp sinh thái thân thiện với môi trường
Theo hình thức, các loại mái nhà được phân chia thành 3 nhóm, cụ thể như sau:
Mái dốc (hay còn gọi là mái thái) là một trong những thiết kế được sử dụng phổ biến nhất trong các kiến trúc tại Việt Nam. Hiện nay, kiểu mái này thường xuất hiện nhiều trong các kiến trúc nhà cấp 4, nhà mái ngói 3 gian, biệt thự, nhà phố.
Phần mái có cấu trúc xếp chống, nhô ra khỏi thân nhà khoảng 60cm đến 150cm và tạo với phương ngang một góc nhất định. Điều này giúp tăng khả năng thoát nước, thoát nhiệt, chống dột tốt hơn và tạo hình cho ngôi nhà đẹp và sang trọng hơn.
Hình ảnh minh họa: Kiểu dáng mái thái hiện đại
Hiện nay, mái bằng được sử dụng phổ biến tại các căn biệt thự, nhà ống, nhà phố hay các công trình cao cấp bởi kiến trúc này mang đến vẻ đẹp hiện đại, sang trọng và thời thượng cho ngôi nhà. Bên cạnh đó, kết cấu của mái bằng được làm từ bê tông có khả năng chống chịu tốt trước thời tiết khắc nghiệt như mưa bão, gió lớn, khô nóng,... Các kiến trúc sư thường sử dụng loại mái này để tạo điểm nhấn cho khối kiến trúc của ngôi nhà.
Ngoài ra, gia chủ có thể tận dụng mái bằng làm sân thượng để trồng cây cảnh hay làm nơi thư giãn cho các thành viên trọng gia đình.
Hình ảnh minh họa: Kiểu dáng mái bằng hiện đại và sang trọng
Mái lệch mới chỉ xuất hiện tại nước ta trong vài năm trở lại đây và thường xuất hiện trong các công trình cao cấp như nhà phố mặt tiền, nhà cấp 4, biệt thự, nhà chữ L,...
Về mặt kết cấu, xây dựng mái lệch có điểm giống với mái bằng. Tuy nhiên, giữa hai phần mái có độ dốc và độ chênh lệch khác nhau, tạo nên hiệu ứng lệch tầng lạ mắt. Sở hữu mặt cắt không cân xứng chính là điểm nhấn của nhà mái lệch. Điều này tạo nên một không gian kiến trúc đầy phong cách cho chủ nhân.
Hình ảnh minh họa: Kiểu dáng mái lệch độc lạ, sang trọng
Chia theo kết cấu, các loại mái nhà ở Việt Nam gồm 3 loại, cụ thể như sau:
Mái bê tông cốt thép thường được sử dụng trong các loại công trình nhà ở, đặc biệt là những ngôi nhà có kiểu mái thái. Loại mái này thường được xây dựng hoàn toàn bằng khối bê tông hoặc thi công lắp ghép, nửa lắp ghép và luôn phải đảm bảo được yêu cầu về chống dột, cách nhiệt và chịu được mưa bão lớn.
Ngoài ra, các kiến trúc sư cần tính toán kỹ lưỡng khối lượng thép và nguyên vật liệu xây dựng để phù hợp với kiểu dáng và diện tích mái của công trình.
Mái khung phẳng thường được sử dụng trong các thiết kế nghỉ dưỡng hay du lịch sinh thái. Các vật liệu được sử dụng cho loại mái này thường là tre, gỗ hoặc thép, giúp quá trình thi công xây dựng công trình dễ dàng hơn.
Đặc biệt, loại mái này thường không được sử dụng phổ biến trong các thiết kế nhà ở hay các căn biệt thự do yêu cầu về mặt tải trọng và chống chịu thấp.
Mái giàn thép không gian thường được sử dụng trong các công trình lớn như sân bay, sân vận động,... Kết cấu của loại mái này thường được thiết kế nhằm chịu lực tốt theo nhiều chiều khác nhau.
Ngoài ra, loại mái này còn sở hữu ưu điểm vượt trội về kết cấu khi được xây dựng bằng các thanh thép chống cháy, chịu lực và tác động từ môi trường tốt.
>>> Có thể bạn quan tâm: Quy định và công thức tính độ dốc mái tôn đúng tiêu chuẩn
Dưới đây là tổng hợp các loại mái nhà đang được ưa chuộng tại Việt Nam:
Hình ảnh minh họa: Mẫu nhà mái dốc độc lạ không kém phần sang trọng.
Hình ảnh minh họa: Mẫu nhà mái bằng hiện đại, sang trọng
Hình ảnh minh họa: Mẫu nhà mái vòm cổ điển và sang trọng
Hình ảnh minh họa: Mẫu nhà mái thái kết hợp mái kính hiện đại
Trên đây là những thông tin tổng quan về các loại mái nhà đang được xây dựng phố biến tại Việt Nam. Hy vọng khách hàng có thể lựa chọn ra mẫu mái nhà đẹp nhất cho tổ ấm của mình.
*Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia.
*Hình ảnh trong bài viết mang tính minh hoạ.
Nguồn: Tổng hợp.
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/mai-nha-a38986.html