Chỉ số đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp

Giới thiệu về các chỉ số

Chỉ số sức khỏe tài chính là một công cụ để đo lường và đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Hiểu một cách đơn giản, chỉ số sức khỏe tài chính cung cấp một bức tranh tổng thể về khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ đến hạn và mức độ an toàn tài chính của một doanh nghiệp.

Ý nghĩa

Việc phân tích chỉ số tài chính đánh giá sức khỏe của một doanh nghiệp mang một ý nghĩa rất lớn đối với các chủ nợ, nhà đầu tư trong việc đưa ra quyết định tài trợ/ đầu tư. Bên cạnh đó, đối với người quản lý doanh nghiệp thì việc phân tích chỉ số này giúp họ đánh giá sức khoẻ của doanh nghiệp hiện tại để đưa ra các chiến lược phù hợp trong kinh doanh. Cụ thể hơn, việc phân tích tỷ số này có mang một số ý nghĩa như sau:

Một số chỉ số đánh giá sức khỏe tài chính

Một số chỉ số sức khỏe tài chính phổ biến trong phân tích doanh nghiệp bao gồm:

Tỷ số thanh toán hiện hành

Tỷ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

Ý nghĩa: Chỉ số này đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản hiện hành (bao gồm tiền mặt, tương đương tiền mặt, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác). Cụ thể hơn, chỉ số này thể hiện khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn trong tương lai gần.

Tỷ số thanh toán hiện hành VGC - WiChart

Tỷ số thanh toán nhanh

Tỷ số thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn

Ý nghĩa: Chỉ số này đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền mặt hoặc các khoản tương đương tiền và các tài sản khác dễ đổi sang tiền mặt. Điểm khác biệt của chỉ số này so với chỉ số thanh toán hiện hành là nó loại bỏ hàng tồn kho ra khỏi công thức tính toán, vì hàng tồn kho trong thực tế không thể chuyển đổi thành tiền mặt một cách nhanh chóng.

Tỷ số thanh toán nhanh VGC - WiChart

Tỷ số thanh toán tiền mặt

Tỷ số thanh toán tiền mặt = Tiền mặt và các khoản tương đương tiền/Nợ ngắn hạn

Ý nghĩa: Chỉ số này đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền mặt hoặc các khoản tương đương tiền. Qua đó, đánh giá được khả năng thanh toán tức thì và khả năng đối phó với các tình huống khẩn cấp của doanh nghiệp. Thông thường chỉ số này rất quan trọng đối với các nhà cung cấp tín dụng ngắn hạn trong việc đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Tỷ số thanh toán tiền mặt VGC - WiChart

Hệ số tổng nợ

Hệ số tổng nợ = Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản

Ý nghĩa: Chỉ số này thể hiện tỷ lệ tổng số nợ tài chính của doanh nghiệp so với tổng tài sản. Theo đó, chỉ số này đánh giá mức độ sử dụng nợ trong cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và mức độ rủi ro tài chính. Chỉ số này thường được các nhà phân tích sử dụng để so sánh cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác cùng ngành để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và dự phóng tiềm năng tăng trưởng.

Hệ số tổng nợ VGC - WiChart

Chỉ số thanh toán lãi vay (TIE)

Tỷ số thanh toán lãi vay = EBIT/Chi phí lãi vay

Ý nghĩa: Chỉ số này đo lường khả năng của doanh nghiệp trong việc trả lãi vay. Theo đó, chỉ số này thể hiện doanh nghiệp có khả năng trả bao nhiêu lần lãi vay trong một khoảng thời gian cụ thể bằng lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT). Hay nói một cách đơn giản, chỉ số này đo lường khả năng đảm bảo chi trả lãi vay của một doanh nghiệp tốt như thế nào.

Chỉ số Vay và nợ thuê tài chính / Dòng tiền HĐKD (OCF)

Chỉ số vay và nợ thuê tài chính/OCF = Tổng vay và nợ thuê tài chính/Dòng tiền hoạt động kinh doanh

Ý nghĩa: Chỉ số này đo lường mức độ tài trợ bằng vay và nợ thuê tài chính so với dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (OCF). Theo đó, chỉ số này cho biết mức độ tỷ trọng giữa số tiền mà doanh nghiệp nợ (bao gồm cả nợ vay và nợ thuê tài chính) so với dòng tiền mà họ tạo ra từ hoạt động kinh doanh. Nếu tỷ lệ càng cao, có thể ngụ ý rằng doanh nghiệp đang có khả năng chi trả nợ bằng tiền từ hoạt động kinh doanh càng yếu và tạo ra rủi ro kinh doanh tài chính.

Kết luận

Đúc kết lại có thể thấy rằng, nhóm chỉ số sức khỏe tài chính giúp xác định khả năng thanh toán nợ, quản lý rủi ro tài chính, và đánh giá chiến lược tài chính của một doanh nghiệp. Theo đó, chỉ số này đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá mức độ an toàn về tài chính, các quyết định về tài trợ và đầu tư, và hiểu rõ chiến lược tài chính của một doanh nghiệp. Và với mỗi mục đích khác nhau thì người phân tích cần chọn các chỉ số phù hợp để đánh giá được khách quan và hiệu quả hơn.

Ví dụ như các Chỉ số thanh toán tiền mặt, thanh toán nhanh, và thanh toán hiện hành cho biết mức độ thanh toán và khả năng đối phó với tình huống tài chính khẩn cấp. Chỉ số tổng nợ đo lường mức độ sử dụng nợ và mức độ rủi ro tài chính. Chỉ số thanh toán lãi vay (TIE) cho biết khả năng trả lãi vay. Chỉ số Vay và nợ thuê tài chính / EBITDA và Vay và nợ thuê tài chính / OCF thể hiện mức độ tài trợ và khả năng trả nợ bằng lợi nhuận hoặc dòng tiền.

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/suc-khoe-tai-chinh-a39014.html