Hen phế quản là hội chứng viêm mạn tính đường hô hấp có sự tham gia của nhiều loại tế bào gây viêm cùng các kích thích khác làm tăng phản ứng phế quản, gây nên tình trạng co thắt phù nề, tăng xuất tiết phế quản, làm tắc nghẽn phế quản, biểu hiện lâm sàng bằng cơn khó thở khò khè, chủ yếu là khó thở ra, những biểu hiện này có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc.
Dấu hiệu hoặc triệu chứng hen phế quản
Tiếng thở khò khè, nghe phổi có tiếng ran rít khi thở ra đặc biệt ở trẻ em.
Tiền sử có một trong các triệu chứng sau: Ho thường tăng về đêm, Khó thở, khò khè tái phát, Nặng ngực.
Các triệu chứng nặng lên về đêm làm người bệnh thức giấc.
Các triệu chứng xuất hiện hoặc nặng lên theo mùa.
Trong tiền sử có mắc các bệnh chàm, sốt mùa, hoặc trong gia đình có người bị hen và các bệnh dị ứng khác.
Các triệu chứng xuất hiện hoặc nặng lên khi có các yếu tố sau phối hợp: tiếp xúc với lông vũ, các hóa chất bay hơi, mạt bụi nhà, phấn hoa, khói thuốc lá, khói than, mùi bếp dầu, bếp ga, một số thuốc (aspirin và NSAID, thuốc chẹn bêta giao cảm),nhiễm khuẩn, nhiễm virus đường hô hấp, gắng sức, thay đổi nhiệt độ, cảm xúc mạnh.
Đáp ứng tốt với thuốc giãn phế quản.
Test phục hồi phế quản với thuốc kích thích b2 dương tính biểu hiện bằng FEV1 tăng trên 12% hoặc 200ml sau khi hít thuốc giãn phế quản.
Test da với dị nguyên dương tính hoặc định lượng kháng thể IgE đặc hiệu tăng.
Một số thể hen phế quản
Hen dị ứng: thường gặp ở những cá thể có cơ địa dị ứng, cơn hen thường liên quan đến dị nguyên hoặc theo mùa. Các xét nghiệm kháng thể IgE tăng, Bạch cầu ái toan tăng, test lẩy da với dị nguyên dương tính. Trong tiền sử cá nhân và gia đình thường có bệnh dị ứng, mắc bệnh khi còn trẻ.
Hen không dị ứng: ở những người không có cơ địa dị ứng, cơn hen không liên quan đến dị nguyên. Nguyên nhân mắc bệnh thường do viêm nhiễm đường hô hấp. Các xét nghiệm máu bình thường, test da với dị nguyên âm tính.
Hen thể ho đơn thuần thường xảy ra khi vận động quá sức. Với người hen muốn tập mạnh có thể dự phòng cơn khó thở bằng các thuốc kích thích bêta-2 (b2) tác dụng ngắn hoặc dài trước khi tập.
Hen nghề nghiệp: cơn hen xảy ra khi tiếp xúc với dị nguyên nghề nghiệp: bụi bông, len, hóa chất, lông vũ …
Hen ban đêm: cơn khó thở chỉ xảy ra về đêm.
Hen phế quản là bệnh viêm mạn tính đường hô hấp có xu hướng ngày càng gia tăng ở nước ta và trên thế giới. Theo kết quả nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới WHO (1995),thế giới có khoảng 160 triệu người mắc hen, con số này hiện nay là 300 triệu người. Đến năm 2025, dự báo số người mắc hen sẽ là 400 triệu, ở Việt Nam tỷ lệ mắc hen khoảng 3,9 % dân số.
Như vậy, hen phế quản là bệnh biến trong cộng đồng và có xu hướng ngày càng tăng lên. Để người bệnh có thêm thông tin khi cần đi khám, tư vấn và điều trị hiệu quả, chúng tôi xin giới thiệu một số địa chỉ uy tín sau đây. Hy vọng người bệnh có thêm thông tin tham khảo khi cần đi khám bệnh.
5 địa chỉ khám và điều trị Hen phế quản tốt ở Hà Nội
1.Trung tâm Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai