Với những người yêu thích kinh doanh và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này chắc chắn không xa lạ gì với thuật ngữ Owner. Nhưng với một người mới, bạn đã thực sự hiểu chính xác ý nghĩa Owner là gì hay chưa? Vai trò và sự khác biệt của Owner với CEO và Founder như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay với những thông tin được JobsGO chia sẻ trong bài viết này nhé!
Trong tiếng Anh, Owner được sử dụng rất nhiều, vậy bạn có biết ý nghĩa tiếng Việt của Owner là gì không?
Owner là người sở hữu hay chủ nhân. Nó là thuật ngữ được sử dụng để mô tả, diễn đạt về những thứ thuộc quyền sở hữu của bạn hoặc ai đó.
Một số cụm từ có liên quan đến Owner mà các bạn cần phải biết để sử dụng hiệu quả như:
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng Owner, JobsGO có đưa ra một số ví dụ để bạn dễ dàng hình dung. Cụ thể như sau:
Xem thêm: Product Owner là gì? Nhiệm vụ của Product Owner trong dự án
Trong doanh nghiệp, vai trò của Owner là gì? Dù doanh nghiệp có quy mô lớn, vừa hay nhỏ thì Owner được dùng để chỉ đến người đứng đầu doanh nghiệp. Họ chính là chủ sở hữu với quyền hành kiểm soát, cũng như chịu toàn bộ trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Họ cũng có vai trò đưa ra các quyết định đầu tư và phát triển doanh nghiệp theo hướng họ muốn.
Owner cũng sẽ nhận lương hàng tháng, nhưng họ không phải là nhân viên của doanh nghiệp, mà họ sẽ nhận thêm cả lợi nhuận ròng hàng năm từ hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Họ có thể quyết định tái đầu tư với khoản lợi nhuận ròng thu được này.
Bạn chưa thể phân biệt được Owner với CEO và Founder? Vậy hãy để JobsGO giúp bạn nhận biết các thuật ngữ này một cách chuẩn xác với phân tích chi tiết dưới đây:
Owner trong hình thức kinh doanh hộ gia đình truyền thống chính là CEO và cũng chính là Founder. Nhưng hiện nay, ở tập đoàn lớn thì Owner với CEO và Founder sẽ có sự khác biệt về vị trí, vai trò. Khi đó, Owner là chủ tịch công ty, người nắm quyền hành cao nhất giống như Chủ tịch nước hoặc Tổng thống. CEO lúc này sẽ là người điều hành doanh nghiệp với trách nhiệm giống như Thủ Tướng.
Còn về Owner và Founder sẽ được lập ranh giới khi có ai đó mua lại doanh nghiệp. Founder sáng lập doanh nghiệp, nhưng họ bán lại cho Owner, nên Owner là người sở hữu doanh nghiệp. Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt, Founder còn được hiểu là ủy nhiệm người khác điều hành doanh nghiệp, khi đó, Founder có vị trí tương đương với CEO.
Trong doanh nghiệp, CEO thường ủy thác quyền quản lý tài chính cho CFO (Giám đốc tài chính). Khi doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, CEO chỉ đứng ra chịu trách nhiệm cuối cùng nhằm đảm bảo giá trị cổ phiếu của công ty luôn tăng lên. Đồng thời CEO cũng đảm bảo trước cổ đông để họ luôn nhận được lợi tức từ hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, CEO sẽ có trách nhiệm minh bạch tất cả hoạt động, nguồn tiền của doanh nghiệp trước cổ đông. CEO xác định tầm nhìn và mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Họ có thể ủy thác các trách nhiệm đầu việc nhỏ hơn cho các nhân sự quản lý cấp cao dưới trướng họ trong công ty.
Founder chính là người sáng lập ra công ty, doanh nghiệp. Doanh nghiệp thành công, hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào Founder. Nếu hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp không thu về lợi nhuận mà còn thua lỗ thì chính Founder sẽ là người chịu tổn thất nặng nề nhất. Nó có thể khiến Founder phá sản hoặc phải bán doanh nghiệp mà mình đã sáng lập nên.
Còn Owner nếu là người sở hữu 100% công ty thì họ chính là chủ sở hữu doanh nghiệp. Nếu Owner có sự hợp tác sở hữu cùng với những người khác nữa thì lúc đó sẽ gọi là Co-Owner. Owner là chủ sở hữu nên họ có toàn quyền giám sát hoạt động, quá trình vận hành của doanh nghiệp. Để doanh nghiệp phát triển bền vững, Owner có thể ủy thác trách nhiệm cho COO, CEO,… đảm nhận các chức trách khác nhau.
Chức năng chính của CEO là quản lý chiến lược kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy họ sẽ ủy thác cho những người thuộc ban giám đốc điều hành quản lý các khía cạnh như: CFO (Giám đốc tài chính), COO (Giám đốc vận hành), CMO (Giám đốc Marketing), CTO (Giám đốc công nghệ),…
Founder là nhà sáng lập doanh nghiệp, vì vậy họ có chức năng phát triển các sản phẩm/dịch vụ công ty. Đồng thời họ cũng chính là người hoạch định nên tầm nhìn cho doanh nghiệp. Họ có nhiều ý tưởng kinh doanh, nhưng họ lại không giỏi trong công tác vận hành và quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, họ thường ủy thác cho CEO điều hành bộ máy doanh nghiệp.
Owner trong doanh nghiệp sẽ không thể xác định được vị trí công việc cụ thể của họ. Họ có thể ủy quyền cho CEO điều hành doanh nghiệp, nhưng lúc nào họ cũng nắm quyền kiểm soát một số chức năng nhất định. Họ có thể kiểm soát tài chính chung của cả doanh nghiệp.
CEO được thuê để điều hành doanh nghiệp và họ sẽ phải thực hiện việc báo cáo kết quả kinh doanh, sản xuất trước hội đồng quản trị, cổ đông của công ty.
Trong khi đó, Founder chính là người quyết định về quyền hạn và phạm vi trách nhiệm của CEO trong doanh nghiệp. Founder có thể không giao toàn bộ quyền điều hành doanh nghiệp cho CEO để hoạt động của công ty diễn ra suôn sẻ.
Còn Owner sẽ không phải tiến hành báo cáo cho bất kỳ ai. Khi họ là chủ sở hữu với 100% vốn đầu tư vào doanh nghiệp thì các CEO sẽ phải báo cáo cho họ.
Xem thêm: Chairman là gì? Chairman khác gì CEO và President?
Như vậy, bài viết trên JobsGO không chỉ giúp bạn hiểu “Owner là gì”, mà còn giúp bạn hiểu về vai trò của Owner, cũng như phân biệt nó với CEO và Founder trong doanh nghiệp. Hy vọng kiến thức trên bổ ích và đừng quên theo dõi JobsGO để đón đọc nhiều thông tin hữu ích khác nhé!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Chia sẻ bài viết này trên:
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/owner-la-gi-a39200.html