Cây hoa giấy có tên khoa học là Bougainvillea, cây thuộc chi Hoa giấy hay chi Bông giấy. Loại cây này được trồng phổ biến và được trồng rộng rãi trên khắp cả nước. Loại cây này thích hợp với khí hậu nhiệt đới và nở hoa rực rỡ quanh năm.
Cây hoa giấy thuộc dạng cây thân gỗ, mọc cao từ 1-12m và có thể mọc leo, vươn dài và khả năng mọc khá nhanh với nhiều cành và có gai. Lá của cây hoa giấy mọc so le, lá đơn hình trứng và nhọn mũi, chiều dài 4 - 13cm và rộng 2 - 6cm.
Hoa giấy mọc thành chùm ở đầu ngọn cành; cánh hoa rất mỏng và giống như giấy nên được gọi là hoa giấy; hoa hình ống dài bên trong (màu trắng hoặc hơi vàng) thường được lá bắc xếp 3 chiếc một bao bọc lấy. Hoa có nhiều màu khác nhau như hồng, tím, tía, đỏ, cam, trắng hay vàng… Quả của cây hoa giấy tuy hiếm thấy nhưng đặc điểm nhận dạng đó là quả bế tròn và có màu nâu.
Loại cây này có sức sống dẻo dai, có thể sinh trưởng tốt ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Người trồng có thể uốn các thế cây hoa giấy theo ý thích để tạo dáng cho đẹp hơn. Cây ưa sáng, phát triển nhanh nếu thoát nước tốt, cần lưu ý không chịu được ngập úng.
Để phân biệt các loại người ta thường căn cứ vào nguồn gốc, đặc điểm của từng loại.
- Nguồn gốc: hoa giấy Mỹ, hoa giấy Thái, hoa giấy Pháp, hoa giấy Ấn Độ, hoa giấy rừng, hoa giấy ta,...
- Cánh hoa: hoa giấy đơn, hoa giấy kép, hoa giấy kép nhung, hoa giấy chùm.
- Màu sắc của hoa: hoa giấy hồng, hoa giấy tím, hoa giấy đỏ, hoa giấy cam, hoa giấy trắng, hoa giấy vàng, hoa giấy đổi màu, hoa giấy ngũ sắc,...
- Trang trí nhà đẹp, tiểu cảnh sân vườn: Cây hoa giấy có màu sắc rực rỡ quanh năm giúp tô điểm cho không gian sống. Với những chậu hoa giấy bonsai mini tạo hình nghệ thuật đẹp có thể đặt trong phòng khách trang trí.
- Tác dụng trong y học: lá hoa giấy còn được nghiên cứu là có chứa một số chất kháng viêm được cho là có thể hỗ trợ trị bệnh tiểu đường, nhiễm khuẩn đường hô hấp. Theo bài thuốc từ hoa giấy của Ấn Độ, lá hoa giấy có tác dụng trị tiêu chảy và để làm giảm độ axit trong dạ dày. Tại Panama, hoa giấy hay được sử dụng để điều trị huyết áp thấp, chữa ho và đau họng, viêm gan.
- Ý nghĩa phong thủy của hoa giấy: Cây hoa giấy là cây thân leo với cành lá xum xuê nên theo phong thủy, loài cây này tượng trưng có sự che chở, đủ đầy và hạnh phúc trọn vẹn, ngăn chặn tà khí, giúp gia đình bình an, hạnh phúc. Màu sắc hoa tươi sáng tượng trưng cho may mắn, phát tài, phát lộc.
Hoa giấy mang một vẻ đẹp giản dị, thuần khiết nhưng lại có sức sống rất mãnh liệt. Vì thế, trong tình yêu, hoa giấy mang ý nghĩa về một tình yêu giản dị, chân thành, thủy chung, son sắt.
Ngoài ra, hoa giấy có nhiều màu sắc khác nhau, mỗi màu hoa mang một ý nghĩa riêng. Màu đỏ thể hiện sự mạnh mẽ và khát vọng vươn lên. Màu hồng nhẹ nhàng, nữ tính. Màu tím lãng mạn, thủy chung. Màu trắng là biểu tượng cho sự thanh thuần, tinh khiết.
- Ở góc sân, phổ biến thể là góc sân xấu giúp hóa giải hướng xấu, cây sẽ bao trùm và hấp thụ hết xung sát khí trong nh; không trồng cây ngay giữa lối đi.
- Cổng nhà: Nếu cổng nhà làm bằng kim loại, cây sẽ hấp thụ sát khí, xua đuổi tà ma, mang lại bình yên cho gia đình. Tuy nhiên, các gia chủ phải lưu ý tới vị trí trồng cũng như tìm hiểu xem cây hoa giấy hợp mệnh gì và tuổi phù hợp.
- Ban công và cửa sổ cũng là nơi đón các dòng khí và năng lượng vào ngôi nhà. Việc trồng cây hoa giấy ở ban công hay cửa sổ đều rất phù hợp, giúp mang lại tài lộc cho gia chủ. Ngoài ra, nó mang lại sự hài hòa với không gian sống tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên và thư thái cho mọi người.
Cây hoa giấy rất hợp với những gia chủ tuổi Tỵ, tuổi Dần. Gia chủ tuổi Tỵ mà trồng cây này trong nhà sẽ mang đến tài lộc, công việc suôn sẻ, cuộc sống may mắn. Ngoài ra thì những người tuổi Dần cũng rất hợp để trồng loại cây này, đặc biệt là người sinh năm Mậu Dần
Cây hoa giấy có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, trắng, vàng, cam,… hoặc có cây hoa giấy ngũ sắc kết hợp nên phù hợp với nhiều mệnh. Đối với người mệnh Kim, Thổ thì nên chọn cây hoa Giấy màu vàng. Người mệnh Hỏa, Thổ thì trồng cây hoa Giấy màu đỏ hoặc tím. Còn cây hoa Giấy màu trắng là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người mệnh Thủy, Kim.
Cây hoa giấy có thể trồng trong chậy cảnh hoặc trồng dưới đất đều được. Đối với những cây có kích thước nhỏ, có thể cắm vào chậu nước làm tiểu cảnh để tạo điểm nhấn.
- Nhân giống: Cây hoa giấy có thể trồng bằng cách cấy ghép. Tuy nhiên, tốt hơn hết là bạn nên mua cây mới về để trồng và chăm sóc. Loài cây này thích được trồng ở những nơi nóng, có nhiều nắng.
- Đất trồng: Cây hoa giấy không kén đất trồng, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất đen, đất đỏ bazan, đất cát pha hay thậm chí đất cằn cỗi sỏi đá cũng có thể trồng được hoa giấy.
- Tưới nước: Cây hoa giấy chịu hạn tốt, cây mới trồng trong một vài năm đầu thì bạn nên chú ý cung cấp nước đầy đủ. Tuy nhiên, bạn lưu ý không nên tưới quá nhiều nước sẽ khiến cây bị thối rễ. Đất trồng cây cũng cần phải thoát nước tốt nhất.
- Bón phân: Cây hoa giấy không cần phải bón phân thường xuyên. Bạn có thể trộn đất hữu cơ với phân để bón cho cây hằng năm, vào thời điểm cuối đông hoặc đầu xuân.
- Làm giàn hỗ trợ: Cây hoa giấy là cây thân leo nên để cây phát triển tốt và chắc chắn thì bạn có thể buộc vào giàn kim loại, tuyệt đối không được xoắn dây leo.
- Cắt tỉa cây: Cắt tỉa cây hoa giấy được thực hiện vào cuối mùa đông. Ngoài ra, bạn cũng nên cắt tỉa nhẹ sau mỗi chu kỳ nở của hoa. Cắt tỉa cây sẽ giúp cây ra hoa nhiều hơn vào những chu kỳ sau.
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/hoa-bong-giay-a39407.html