Cách Lập Blog Chuyên Nghiệp (5 Bước Đơn Giản)

Trong một mùa hè trống vắng năm 2016, tôi quyết định lập ra The Present Writer như một trang blog cá nhân để chia sẻ buồn vui trong cuộc sống. Thật không thể ngờ rằng quyết định này đã làm thay đổi cuộc đời tôi mãi mãi. Từ một blog nhỏ xinh chỉ có một bạn đọc thường xuyên nhất là… mẹ tôi, giờ blog đã có hơn 20 ngàn bạn đọc thường xuyên với hơn 2 triệu lượt đọc và hàng trăm trang viết chất lượng. Blog đã đưa đến cho tôi rất nhiều cơ hội tuyệt vời như xuất bản sách, truyền thông thương hiệu cá nhân, mở rộng network với những bạn trẻ người Việt tài năng trên toàn thế giới… Nhưng quan trọng hơn cả, viết blog giúp tôi vượt qua được nhiều giai đoạn trầm cảm, stress, mang lại cho tôi một đời sống tinh thần phong phú, tích cực, vui tươi và thôi thúc tôi hoàn thiện mình để sống ý nghĩa hơn cho bản thân và cộng đồng.

Bởi vậy, tôi luôn khuyến khích tất cả mọi người, đặc biệt những ai có nhiều suy nghĩ và ý tưởng, hãy mở trang blog/website để chia sẻ với thế giới một phần con người tuyệt vời của mình. ✨

Trong suốt hơn 4 năm viết blog, câu hỏi lớn nhất tôi nhận được là: “Làm thế nào để lập một blog chuyên nghiệp?”, hay cụ thể hơn: “Làm sao để lập một blog giống như The Present Writer?” Tôi xuất phát điểm là một người không biết chút nào về công nghệ làm website và cũng chưa bao giờ thuê người thiết kế chuyên nghiệp. Bởi vậy, tôi đã phải mày mò tham khảo rất nhiều video, blog, tài liệu (hầu hết bằng tiếng Anh) trong những ngày đầu tiên làm blog. Rất may là việc làm website chuyên nghiệp đơn giản hơn chúng ta nghĩ nhiều! Trang The Present Writer là do tôi hoàn toàn tự thiết kế và vận hành trong những năm qua. Nếu tôi làm được thì chắc chắn bạn cũng có thể làm được!

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn lập một blog hoàn chỉnh, chuyên nghiệp với chỉ 5 bước đơn giản.

Kèm theo bài viết là video: Cách Bắt Đầu Một Blog Chuyên Nghiệp, trong đó tôi làm theo tất cả các bước (step-by-step) được nêu trong bài với thao tác trên máy tính rõ ràng. Bạn có thể kết hợp giữa blog và video để thực hiện lập website riêng cho mình một cách dễ dàng.

‼️THÔNG BÁO‼️ The Present Writer đã cho ra một Khóa học làm blog MIỄN PHÍ trong 7 ngày qua email. Khóa học sẽ cung cấp cho bạn tất cả kiến thức và kinh nghiệm từ cách tạo trang blog, cho tới mở những kênh kiếm tiền qua blog và cách thu hút độc giả thường xuyên. Đăng ký ngay khóa học miễn phí này tại đây.

5 Bước Đơn Giản Để Lập Blog Chuyên Nghiệp

  1. Chọn tên miền & Kết nối với hosting
  2. Kết nối website với WordPress
  3. Tạo theme cho blog
  4. Cài plugins
  5. Thử nghiệm

Bước 1: Chọn tên miền & Kết nối với hosting

Tại sao việc chọn tên miền và kết nối hosting nên đi kèm với nhau? Bởi vì dưới đây tôi sẽ chỉ cho bạn cách lấy được tên miền miễn phí, đơn giản, tiện lợi chỉ với một cú click trên cùng một trang hosting của Bluehost. (Update 24/11/2023: Bluehost chặn truy cập từ Việt Nam)

*Các lựa chọn uy tín khác: Nếu Bluehost chưa phù hợp với bạn, bạn có thể tham khảo thêm:

Chọn tên miền

Tên miền hay domain name là một yếu tố vô cùng quan trọng vì nó là cái tên của blog—điều mang lại ấn tượng đầu tiên với người đọc. Ví dụ như tên miền của blog này là: thepresentwriter.com (đọc ý nghĩa đằng sau cái tên này tại đây).

Vì tên miền có ý nghĩa rất quan trọng nên lời khuyên đầu tiên của tôi cho mọi người là: Hãy đầu tư một tên miền chuyên nghiệp ngay từ ban đầu! Thứ nhất, tên miền với những đuôi phổ biến (như .com hay .org) sẽ tạo cảm giác chuyên nghiệp hơn cho người dùng hơn là những tên miền có kèm branding của thương hiệu khác (như .wordpress.com hay .wixsite.com). Thứ hai, chi phí cho tên miền thường rất thấp (thường rơi vào $5 - $25/năm) và nếu bạn đăng ký tên miền qua Bluehost, bạn sẽ được miễn phí tên miền trong năm đầu—quá hời cho những người mới bắt đầu! Đầu tư cho tên miền ngay từ ban đầu sẽ tránh được cho bạn nhiều hệ luỵ về sau khi muốn thay đổi tên miền phải tìm tên mới va redirect link cũ rất phức tạp.

Vậy hãy nghĩ ra một cái tên thật hay và phù hợp với blog của bạn ngay từ ban đầu nhé!

Kết nối với hosting

Hosting là đơn vị quản lý và cung cấp các dịch vụ cần thiết cho website của bạn. Để có thể chạy blog một cách toàn diện và ổn định thì hosting là vô cùng quan trọng.

Như đã viết, tất cả các trang web tôi từng thực hiện, bao gồm The Present Writer đều được host bởi Bluehost. Đây là một trang hosting rất uy tín, được sử dụng bởi rất nhiều blogger nổi tiếng trên thế giới. Dưới đây là một số điểm mạnh của Bluehost:

Thành thực mà nói, trong hơn 4 năm làm blog với Bluehost, tôi không có bất kỳ một vấn đề nào, mọi thắc mắc đều được giải quyết nhanh gọn qua phần chat hoặc email với kỹ thuật viên chỉ trong vòng vài phút. Đặc biệt, nếu bạn làm nhiều blog/website một lúc như tôi thì Bluehost có những dịch vụ ưu đãi làm giảm chi phí và dễ quản lý tất cả các trang trên cùng một màn hình—ưu điểm vượt trội hơn hẳn các hosting khác.

Để bắt đầu, bạn chỉ cần truy cập trang Bluehost và nhấn nút “Get Started”

Tiếp đó bạn sẽ lựa chọn một trong những gói dịch vụ của Bluehost.

Đối với việc làm blog ban đầu, gói “Basic” (giảm giá còn $3.95/tháng) là đủ để thực hiện mọi tính năng cơ bản. Bạn chỉ cần nhấn “Select” để chọn

Tiếp theo bạn sẽ chọn mua mới hoặc kết nối tên miền đã có sẵn.

Nếu bạn chưa có tên miền, đây là bước mà bạn đăng ký tên miền (với một năm đầu miễn phí). Bạn chỉ cần điền tên miền mình muốn vào phần “Create a new domain” và click “Next”. Hệ thống sẽ thông báo nếu tên miền đã có người sử dụng để bạn chọn lại tên khác.

Nếu bạn đã có tên miền, bạn vào phần “Use a domain you own”, điền tên miền của bạn và click “Next”. Hệ thống sẽ tự động kết nối tên miền cũ cho bạn.

Sau đó, bạn sẽ điền một số thông tin tài khoản (Account Information) như tên tuổi, quốc gia, email, số điện thoại….

Sau khi điền xong thông tin, bạn sẽ chọn gói dịch vụ hosting của mình. Ở phần “Package Information”, bạn có 3 sự lựa chọn. Nếu bạn chọn thời gian sử dụng dịch vụ dài (36 tháng) thì giá dịch vụ mỗi tháng sẽ rẻ nhất ($3.95/tháng). Đây là gói kinh tế nhất nếu bạn quyết định làm blog lâu dài. Tuy nhiên, nếu bạn chưa sẵn sàng cam kết thì có thể chọn gói ngắn hơn như 24 tháng ($4.95/tháng) và 12 tháng ($5.95/tháng).

Phần “Package Extra” (dịch vụ thêm) bạn có thể bỏ qua hoặc thêm vào sau nếu cần thiết.

Sau đó đến phần “Payment Information” bạn sẽ cho thông tin tài khoản của mình để trả chi phí hosting:

Giao dịch thành công thì bạn sẽ đến phần cuối cùng là tạo tài khoản chính thức cho blog của mình (tên miền + mật khẩu). Bạn chỉ cần nhấn vào “Create Account”

Vậy là đã kết thúc Bước thứ 1! Viết ra thì dài dòng nhưng thao tác có lẽ chỉ mất 10 phút. (Xem video tutorial để thấy từng bước làm trên máy tính nhé!)

*** LƯU Ý:

Trong quá trình làm blog, nếu bạn có vấn đề về kỹ thuật, bạn có thể chat trực tiếp với Bluehost trên website chính thức của họ (hỗ trợ 24/7). Bluehost làm việc cực kì chuyên nghiệp và tận tâm. Bạn gửi câu hỏi họ sẽ trả lời ngay lập tức và sẽ giải quyết vấn đề cặn kẽ cho bạn.

Để hỗ trợ bạn liên hệ với Bluehost được tốt hơn, team mình đã chuẩn bị một số mẫu câu bằng tiếng Anh ở đây để bạn sử dụng khi trao đổi với Bluehost.

Bước 2: Kết nối website với WordPress

WordPress là nền tảng làm blog/website lớn nhất hiện nay và cũng là “nhà” của The Present Writer và tất cả các website khác tôi từng làm.

Thành thật mà nói, WordPress không quá dễ sử dụng cho người dùng mới vì nó có rất nhiều tính năng. Bạn sẽ phải tự mày mò một chút và cài thêm một vài plugins (đọc thêm phía dưới) để xây dựng website ở thời điểm ban đầu. Tuy nhiên, một khi đã quen rồi thì việc thiết kế blog/website với WordPress sẽ trở nên rất dễ dàng. Thú thật, bản thân tôi từng thử rất nhiều nền tảng website builder khác nhưng cuối cùng, tôi đều phải quay lại với WordPress vì WordPress vẫn tối ưu hơn cả.

Đối với Bluehost, việc kết nối website với WordPress vô cùng dễ dàng.

Sau khi bạn đăng nhập vào tài khoản của mình với mật khẩu mới, hệ thống sẽ đặt ra các câu hỏi về thiết kế trang web. Bạn chỉ cần bỏ qua các bước này—click “Skip this step”—vì ta sẽ cài thiết kế riêng bằng theme tự chọn sau này (Bước 3)

Vậy là hệ thống sẽ tự kết nối website của bạn với WordPress trong tích tắc. Bạn chỉ cần chọn tiếp “WordPress” ở trang tiếp theo:

Một cửa sổ quen thuộc của WordPress sẽ hiện ra như thế này, có nghĩa là bạn đã mở blog trên WordPress thành công:

Vậy là Bước 2 đã hoàn thành. Bạn đã trở thành blogger chuyên nghiệp rồi! ?

Bước 3: Tạo theme cho blog

Sau khi đã có được cái “móng nhà” là WordPress rồi thì ta sẽ phải xây “căn nhà” của mình lên nền móng đó bằng theme. Theme nói một cách đơn giản là khung thiết kế cho blog của bạn. Đây chính là phần design mà mọi người hay hỏi nhất về The Present Writer.

Để cài theme cho blog ngay trên WordPress thì rất đơn giản, bạn chỉ cần vào thanh công cụ bên trái, chọn “Apperance” -> “Themes”. WordPress sẽ cung cấp cho bạn một số lựa chọn về themes miễn phí và trả phí. Theme miễn phí thì thường tính năng rất hạn chế nên nếu bạn muốn theo đuổi việc làm website/blog chuyên nghiệp thì rất nên cập nhật theme lên bản trả phí hoặc mua theme thiết kế bên ngoài.

Nếu mua theme bên ngoài bạn có thể tải lên WordPress dễ dàng bằng cách chọn “Apperance” -> “Themes” -> “Upload”-> “Upload theme” và tải lên file theme thiết kế mua ngoài (xem video tutorial để thấy rõ hơn bước này)

Hai themes mà tôi đã từng sử dụng và thấy rất tốt là:

Studio Press

Blog The Present Writer được thiết kế dựa trên hai themes: Genesis Framework (parent theme) và Modern Studio Pro (child theme) của Studio Press. Sử dụng theme là cách thiết kế website dễ dàng, không cần nhiều kiến thức coding nhưng vẫn có thể thay đổi (customize) thiết kế theo ý muốn và nhu cầu riêng của mình. Ngoài những themes này, Studio Press còn có rất nhiều themes đẹp và ứng dụng tiện ích tích hợp với WordPress khác. Bạn có thể tham khảo tất cả các themes của Studio Press tại đây.

Superb Themes

Ngoài Studio Press, Superb Themes cũng có rất nhiều theme đẹp, giá tốt, không yêu cầu coding. Tôi từng sử dụng Superb Themes trong các dự án xây dựng website/blog khác và ghi nhận dịch vụ của họ rất tốt, chăm sóc khách hàng nhiệt tình, trả lời câu hỏi nhanh. Nếu bạn thích thiết kế tối giản của The Present Writer, bạn có thể sẽ thích theme Minimalist Blogger. Bạn có thể tham khảo tất cả các theme của Superb Themes tại đây.

Bước 4: Cài plugins

Plugins là những ứng dụng thông minh của WordPress để người dùng có thể khai thác các tính năng trong blog được hiệu quả hơn (giống như app điện thoại).

Bạn chỉ cần vào thanh công cụ bên trái của WordPress và chọn “Plugins” -> “Add New” để thêm plugins mới. WordPress sẽ tự động gợi ý cho bạn những plugins cần thiết nhất và bạn cũng nên tìm hiểu xem plugins nào phù hợp nhất với blog của mình.

Dưới đây là 4 plugins cá nhân tôi cảm thấy quan trọng nhất:

Akismet Anti-Spam

Đây là plugin giúp ngăn chặn các tài khoản ảo và comment rác (spam) đến để làm hại blog của bạn. Nhất thiết phải cài và activate plugin này để bảo vệ blog của mình. Bạn có thể đọc thêm thông tin tại đây.

Yoast SEO

SEO (search engine optimization) gọi nôm na là cách bạn tối ưu hoá blog của mình để Google có thể nhận diện và gợi ý trang của bạn khi người dùng tìm kiếm bằng từ khoá. Bạn muốn trang của mình hiện lên trên Google như thế nào, dưới những từ khoá gì, làm sao để bài viết của mình có tính tối ưu cao? Tất cả đều có thể làm với Yoast SEO. Đây là một trong những plugin thông dụng nhất, thông tin thêm tại đây.

Monster Insights

Monster Insights đưa ra thống kê dữ liệu người dùng cho bạn: traffic blog của bạn đến từ đâu, bài nào được nhiều người đọc nhất, người đọc chủ yếu là nam hay nữ, họ ở đâu, đọc trên phương tiện nào… Tất cả những thông tin này đều rất quan trọng để bạn biết được đối tượng độc giả của mình và dựa vào đó để nâng cao chất lượng cho blog. Thông tin thêm tại đây.

Elementor

Elementor là công cụ plugin thông minh giúp việc dựng website đơn giản vô cùng —chỉ cần kéo và đặt từng phần mong muốn (element) vào trang thiết kế như những mảnh ghép là có được một thiết kế đúng ý muốn, mà lại còn rất chuyên nghiệp. Elementor bản basic hoàn toàn miễn phí, nhưng nếu bạn muốn sử dụng thêm nhiều ứng dụng cao cấp hơn thì có thể cài lên bản pro với chi phí không quá cao. Hầu hết các trang mới trên The Present Writer đều được thiết kế trên Elementor. Tìm hiểu thêm về Elementor tại đây.

Bước 5: Thử nghiệm

Bước cuối cùng trong việc thực hiện một blog chuyên nghiệp là thử nghiệm. Để tạo ra một blog tốt, thân thiện với người dùng và theo đúng thẩm mỹ của bạn, bạn nên viết thử một vài bài và đăng thử xem về mặt tổng thể, blog của bạn nhìn như thế nào, có plugins nào bạn nên cân nhắc cài thêm, có điểm nào trên theme bạn chưa ưng ý… để chỉnh sửa dần.

Ở giai đoạn thử nghiệm này, bạn nên tham khảo những trang blog/website mình thích và làm thử theo một số thiết kế của họ trên trang của mình. Bạn cũng có thể xin người đọc cho ý kiến về hình thức và nội dung của blog. Những góp ý ban đầu này có ý nghĩa quan trọng để chỉnh sửa blog từ giai đoạn đầu tiên theo đúng như mong muốn của mình; bởi vì, càng về sau khi blog càng lớn, nội dung càng nhiều (như The Present Writer) thì quá trình thay đổi sẽ tốn nhiều thời gian hơn và phức tạp hơn.

Nhưng cũng đừng nên vì thế mà để quá trình thử nghiệm này quá lâu! Không gì là hoàn hảo ngay từ ban đầu, ngay cả The Present Writer đã sang đến tuổi thứ 4 mà mới đây vẫn được đầu tư thay đổi hoàn toàn homepage (trang chủ) và còn nhiều thay đổi nho nhỏ nữa vẫn diễn ra hàng ngày. Bởi thế, đừng vì tư duy cầu toàn mà chần chừ việc công bố blog của mình nhé! Những điều hay ho mới chỉ bắt đầu thôi ?

Chúc các bạn lập blog thành công! Đừng quên xem video tutorial Cách Bắt Đầu Một Blog Chuyên Nghiệp để kiểm tra lại từng bước thực hiện blog (cùng với những lời “tám” chuyện ngoài lề của The Present Writer ?) nhé. Mong sớm được đọc blog của bạn!

UPDATE

Khóa học

The Present Writer đã cho ra một Khóa học làm blog MIỄN PHÍ trong 7 ngày qua email. Khóa học sẽ cung cấp cho bạn tất cả kiến thức và kinh nghiệm từ cách tạo trang blog, cho tới mở những kênh kiếm tiền qua blog và cách thu hút độc giả thường xuyên. Đăng ký ngay khóa học miễn phí này tại đây.

Rất nhiều bạn học viên đã xây dựng và phát triển blog thành công từ Khoá học miễn phí này. Ghé xem blog của các bạn học viên trên Bloggers Spotlight.

Bluehost

Khoảng tháng 9/2023, các tài khoản sử dụng IP từ Việt Nam không truy cập được vào Bluehost, trong khi các nước khác vẫn truy cập được bình thường. Sau khi trao đổi với Bluehost, bên mình nhận thấy có khả năng vì một số lượng lớn tài khoản từ Việt Nam có dấu hiệu vi phạm nên Bluehost tạm thời chặn IP từ Việt Nam. Hy vọng tình trạng này sẽ sớm được giải quyết. Trong thời gian chờ đợi, bạn có thể cân nhắc:

1- Vào Bluehost từ VPN

2- Chọn các đơn vị hosting khác uy tín như:

Hiện các video hướng dẫn của The Present Writer mới chỉ có trên nền tảng Bluehost; tuy vậy, mình tin rằng các nền tảng khác về cơ bản không khác với Bluehost về tính năng: Đăng ký hosting, kết nối hosting với WordPress, xây dựng và quản trị website trên WordPress với hosting riêng.

Hy vọng những chia sẻ này giúp cho bạn trong quá trình thực hiện blog của mình!

Be Present,

Chi Nguyễn

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/cach-lam-blogger-a40461.html