1. Lễ mộc dục (Lễ tắm gội cho người chết - Lễ tiểu liệm):
Trước khi tắm gội cho người vừa chết thường chuẩn bị: 1 con dao nhỏ; 1 sợi vảiđể buộc tóc (hoặc dùng kẹp tóc);2 tấm vảitrắng (hai khăn) mộtcái để tắm, mộtcái để lau; 01 cái lược để chải tóc; 1 cái gáo múc nước; 1 nồi nước ngũ vị hương (bạch đàn, tùng diệp, quất diệp, đỗ diệp, hoặc có thể thay thế bằng các loại lá thơm khác có sẵn trong vườn nhà); một nồi nước nóng, 1 chậuđể nước thừa.
Lúc tắm, quây màn cho kín, tang chủ quỳ xuống, người hộ việc cũng quỳ rồi cáo từ rằng: "Nay xin tắm gội để sạch bụi trần, cẩn cáo!", xong phục xuống, đứng dậy. Cha thì con trai vào tắm, mẹ thì con gái vào tắm. Đối với những người không có con thì người phục vụ làm thay các con.Lấy khăn nhúngvào nước ngũ vị hương rồi lau mặt, lau người chết cho sạch rồi lấy lược chải tóc, lấy sợi vải buộc tóc (hoặc kẹp tóc); lấy khăn khác lau hai chân hai tay; lấy dao cắt móng chân, móng tay; mặc quần áo mới (hoặc bộ quầnáođẹp nhất lúc sinh thời)cho chỉnh tề; gói móng chân, móng tay, để vào quan tàiđem đi chôn.
Trải tấm vải khâm lên giường (vải khâm gọi là chănđể liệm, dùng loại vải dày, rộng 5 khổ vải, dài 12 thước(4.8m), 1 thước = 40 cm),rước thi thể đặt lên giường (đặt lên trên tấm vải khâm). Sau đó dùng cácsợi vải trắng để buộc vai,buộc hông,buộc đầu gối chân, buộc hai ngón chân cái vào với nhau, đặt hai tay lên bụng và buộc hai ngón tay cái vào với nhau, lấy tấm vải trắng hoặc tờ giấy trắngphủ lên mặt (phủ diện). Con cháu thay phiên nhaucanh giữ thi hài thật cẩn thận, không được để cho chó mèo tới gần thi hài. Việccanh giữ thi hài kết thúc khi tổ chức nghi thức đưa tang.
Lưu ý: Lễ này nên thực hiện sớm, lúc người mới từ trần, để lâu sẽ không tốt cho sức khỏe những người xung quanh.
2. Lễ phạn hàm:
Lễ này theo tục xưa, bỏ gạo và tiền vào miệng tránh tà ma ác quỷ đến cướp đoạt, để tiễn vong hồn đi đường xa được siêu thoát. Lễ này ngày nay nhiều nơi đã bỏ, thay thế bằng may một cái túi, trong túi đựng một ít tiền, một ít gạo và một vài đồ vật lặt vặt khác mà khi sống người đó hay dùng đến. Theo "Thọ Mai Gia Lễ" thì lễ này được tiến hành như sau:
Lấy ít gạo nếp vosạch, ba đồng tiền mài cho sáng (nếu có).
Tang chủ vào quỳ, nam thì quỳ bên trái, nữ thì quỳ bên phải, người chấp sự cũng quỳ, cáo rằng: "Nay xin phạn hàm, xin người nhận lấy, cẩn cáo" (Tư thỉnh phạn hàm phục duy hàm nạp, cẩn cáo!). Người chấp sự lần lượt xướng: "Sơ phạn hàm, tái phạn hàm, tam phạn hàm". Tang chủ làm ba lần, mỗi lần xúc một ít gạo và một đồng tiền cho vào miệng (nam thì bỏ bên trái trước, nữ thì bỏ bên phải trước), cuối cùng vào giữa miệng người chết. Xong, bóp miệnglại, phủ mặt như cũ, nếu hàm bị trễ xuống thì phải dùng sợi vải trắng buộc hàm dướilên sát hàm trên.
Lưu ý: Các lễ vật để cho người chết mang theo chỉ mang tính tượng trưng, không nên bỏ kèm vào quan tài những vật có giá trị cao như vàng, bạc, ngọc,...
3. Lễ khâm liệm nhập quan (Lễ Đại liệm):
Là lễ chuyển thi hài người chết từ giường người chếtđangnằm vào quan tài (còn gọi là áo quan). Lễ nàynhững người thân thích ruột thịt buộc phải có mặt.Các con vào, con trai bên trái, con gái bên phải, mọi người khác đứng xung quanh. Người chấp sự xướng: Tự lập (đứng gần vào), Quỵ (tất cả quỳ xuống), Chấp sự cũng quỳ mà cáo từ rằng: "Nayđược giờ lành, xin rước nhập quan, cẩn cáo!" (tư dĩ cát thời thỉnh nghênh nhập quan, cẩn cáo!). Xong lại xướng: Phủ phục (lễ xuống), hưng (dậy), bình thân (đứng thẳng).
Sauđó các con cháuđứng ra hai bên, người giúp việcđưa thi hài từ trên giường xuống đất đặt lên trên vải liệm,bọc vải liệm vào thi hài,nhấc lên đặt xuống 3 lần (gọi là hạ thổ),sau đó đưa vàoáo quan nhẹ nhàngêmái, rút vải khâm ra.Đeo găng tay, bổ sung quầnáo chođầyđủ. Sau đó có thể bỏ vào quan tài một số quần áo cũ của người chết (sau khi đã cắt hết cúc). Khi thi hài đã lọt vào áo quan rồi thì phải cắt bỏ những dây buộc chân, buộc tay, buộc vai, buộc mông để người chết có thể nằm thoải mái. Những nơi còn trống trong quan tài sẽ chèn đầy bằng trà hoặc bằng bông lài khô, nổ (gạo nếp sấy), bột trầm nhằm hút ẩm, ...
Mọi việc xong thì sơn gắn quan tài cho kỹ càng, đặt chính giữa gian giữa, hoặc nhà còn người cao hơn thì đặtsanggian bên, đầu quay ra ngoài. Đặt lên trên quan tài bát cơm bông (bát cơm đầy, bỏ quả trứng gà luộc chín bóc vỏ và cắm đôi đũa được vót tua ở đầu trên), bát hương, thắp 7 ngọn nến trên quan tài theo hình sao Bắc Đẩu. Hương và nến phải duy trì liên tục đến khi đưa tang.
Chúý: Những quầnáo của ngườiđang sống, hoặc những quầnáo của ngườiđang sống mặc chung với ngườichết thì khôngđược bỏ vàoáo quan.
Tại một số vùng như: Thừa Thiên Huế, khi khâm liệm, người ta làm rất kỹ để tránh mùi bốc ra từ quan tài nếu để lâu khi khâm liệm, người ta bỏ vào quan tài một lớp tro, một lớp đất sét hoặc bột trầm hương trộn dẻo nén thật chặt, sau đó dán kín nắp và các góc quan tài.
Đối với trường hợp chết đã cứng lạnh người co rúm không bỏ lọt áo quan thì theo kinh nghiệm dân gian: Dùng cồn, rượu xoa bóp, nếu vẫn còn cứng lại thì có thuật dùng hai chiếc đũa cả để hai bên mép áo quan rồi cho thi hài lọt xuống dần.
Đồ khâm liệm: Theo Thọ mai gia lễ: Đồ khâm là tấm vải rất dày chiều dài 12 thước (4,8m), chiều rộng 5 khổ vải. Khi di chuyển thi hài, bốn người giúp việc cầm bốn góc tấm vải khâmđể di chuyển; bởi vậy vải khâm phải dùng vải thật dày để khỏi bị rách khi di chuyển thi hài.Đồ liệm nhà giàu dùng gấm, vóc, nhiễu, lụa; nhà thường dùng vải trắng làmĐại liệm (1 mảnh dọc, 5 mảnh ngang)hoặc Tiểu liệm (1 mảnh dọc, 3 mảnh ngang). Ngày xưa, quy định Đại liệm hay Tiểu liệm vì khổ vải nhỏ. Ngày nay, dùng vảikhổ rộng, miễn kín chân, tay, đầu, gót là đượcvà đa số các nơi đã bỏ đồ khâm chỉ dùng đồ liệm, bởi vậy người giúp việc phảitrực tiếp khiêng thi hài khi di chuyển.
4. Lễ chiêu hồn (Lễ phục hồn):
Theo tục xưa, khi tổ chức làm lễ nhập quan thì người thân (con trai, cha, anh, em) cầm áo của người chết trèo lên nóc nhà, chọn chỗ cao nhất giơ áo lên, gọi tên người chết 3 lần: "Ba hồn bảy vía của ông (anh, con,…) ...ở đâu thì về". hoặc "Ba hồn chín vía của bà (cô, chị,..) ... ở đâu thì về". Mục đích của việc làm này là mong muốn người chết có thể sống lại hoặc hồn người chết không phải vất vưởng, biết tìm đường về nhà. Đây là một phong tục chủ yếu để thỏa mãn tâm linh. Ngày nay, thì không phải trèo lên mái nhà, cũng không cần phải người thân phải gọi, có thể nhờ người hộ tang gọi giúp.
5. Lễ thiết linh(lập bàn thờ tang):
Lễ thiết linhlà Lễ thiết lập linh vị,thiết lập linh toạ(lập bàn thờ tang), thường gọi là thiết linh vị, thiết linh toạ.Linh tọađặtở phía trước linh cữu, linh vịđặt trên linh toạ,hồn bạch đặt tựa vào linh vị (ngày nay thường dùng ảnh thay cho linh vị và hồn bạch). Bát hương để trước với 3 đài rượu phía ngoài, hai bên là đèn nến, ống hương. Trước linh vị đặt mâm ngũ quả, hai bên linh vị đặt hai cây chuối con. Đặt hai cây chuối có nghĩa lá rụng về cội (lá chuối khô không rời ra mà ôm lấy thân cây chuối), ngoài ra theo kinh nghiệm dân gian, chuối là loài cây có khả năng hút tử khí (hơi lạnh).
Linh vị (có nơi gọi là hiệu bụt, bài vị) thường ghi chức tước, họ, tên thụy,… người chết, bình thường thì che lại, khi cúng mới được mở ra. Nội dung của bài vị cũng khá giống với nội dung ghi trên minh tinh, chỉ khác một số từ đầu và từ cuối. Minh tinh (hay còn gọi là lá triệu) làm bằng vải đỏ, dài 7 thước ta (2,8m), trên viết chữ trắng, cán bằng cành tre dựng bên phía đông linh sàng. Theo tục xưa thì khi người chết đi, được người nhà tới xin những người chức sắc trong địa phương, hoặc trong làng xã để xin chữ Triệu, vị chức sắc này xét tính hạnh rồi viết vài ba chữ tinh theo khoảng giấy (ngày nay thì không cần đến xin chữ này nữa). Nếu người chết là đàn ông thì cho chữ trung tín hoặc nghiêm phụ hay mẫn trực,…Nếu là đàn bà thì cho chữ Trinh thuận hoặc Từ mẫu hay Nhân thục,…Trên minh tinh viết chức tước, họ, tên thụy và sau cùng thường là chi cữu để nêu cho thiên hạ thấy. Về phép viết minh tinh, có một quy tắc: "Nam Linh, nữ Thính, bất dụng Quỷ, Khốc nhị tự", nghĩa là khi viết minh tinh phải tính số chữ ở dòng giữa sao cho chữ cuối cùng của dòng này (chữ Cữu) phải rơi vào đúng chữ Linh (nếu người chết là đàn ông) và chữ Thính (nếu người chết là đàn bà), không được nhầm Linh cho đàn bà, Thính cho đàn ông, và - dù là đàn ông hay đàn bà - tuyệt đối phải tránh không được để rơi vào hai chữ: Quỷ, Khốc. Nói cách khác, với người chết là đàn ông, để được chữ Linh thì tổng số chữ ở dòng giữa đem chia cho 4 phải được số dư là 3; Nếu là đàn bà, để được chữ Thính thì tổng số chữ ở dòng giữa đem chia cho 4 phải không còn dư (Nếu dư 1 là rơi vào chữ Quỷ, dư 2 là rơi vào chữ Khốc). Sau khi quan tài hạ huyệt, lá minh tinh được trải lên mặt áo quan rồi mới lấp đất. Theo tâm linh, minh tinh đã mang ý nghĩa là một tấm giấy thông hành của người chết khi về thế giới bên kia.
Ví dụ:
- Nội dung minh tinh (lá triệu): "CỐ MẪU TIỀN BẢN XÃ PHẠM MÔN CHÍNH THẤT XÃ VIÊN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HỘI VIÊN HỘI NGƯỜI CAO TUỔI HOÀNG THỊ BỐN TỰ HÚY TƯ MẸ LIỆT SỸ HƯỞNG THỌ CỬU THẬP NGŨ TUẾ HIỆU TỪ THUẬN NHỤ NHÂN CHI CỬU"
- Nội dung bài vị: "HIỂN TỶ TIỀN BẢN XÃ PHẠM MÔN CHÍNH THẤT XÃ VIÊN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HỘI VIÊN HỘI NGƯỜI CAO TUỔI HOÀNG THỊ BỐN TỰ HÚY TƯ MẸ LIỆT SỸ HƯỞNG THỌ CỬU THẬP NGŨ TUẾ HIỆU TỪ THUẬN NHỤ NHÂN CHI LINH".
- Sự khác nhau giữa minh tinh và bài vị: "Cố mẫu" (minh tinh) đổi thành "hiển tỷ"; "chi cửu" đổi thành "chi linh"; đổi với người chết là đàn ông thì "cố phụ" (minh tinh) và "hiển khảo" (bài vị).
* Nghi lễ thiết linh tọa
Lập linh tọa là phép bày đồ tế lễ trước từ đường hay linh cữu.
Tục Tế ngày xưa thì có hai người thông xướng, người đông xướng và người tây xướng, lúc lễ vật sắp đủ rồi thì người đứng bên đông (đông xướng). Tuy nhiên, ngày nay chỉ cần môt thầy cúng và gia chủ, một người hộ lễ, thầy cúng sẽ xướng:
Xuất chủ: Mở bài vị (hiệu bụt) lên.
Tự lập: Tang chủ vào đứng trước linh tọa rồi trai gái cứ lần lượt sắp hàng cùng vào.
Cử ai: Con cháu đều khóc.
Quán tẩy (rửa tay trước khi hành lễ): Những người hộ lễ rửa tay trong một thau nước sạch đã được chuẩn bị sẵn.
Thuế cân: Lấy khăn lau tay rồi cứ người đông xướng, xướng thế nào thì những người hộ lễ nghe mà hành lễ.
Nghệ linh tọa tiền: Chủ tang vào đứng trước linh tọa (bước lên trước một bước).
Quỵ: Chủ tang quỳ xuống.
Phận hương: Những người chấp sự thắp hương đứng ra hai bên rồi bước lên linh tọa cắm vào bình.
Phủ phục: Chủ tang lạy sụp xuống đất.
Hưng: Chủ tang đứng lên tại chỗ.
Châm tửu: Người chấp sự rót rượu ra chén.
Diện tửu: Bưng lên dâng đặt linh tọa.
Ai chỉ: Con cháu thôi khóc
Giai quỳ: Tất cả quỳ xuống.
Độc chúc: Đọc cáo văn
Phủ phục: Chủ tang lạy 2 lạy.
Hưng, bình thân: Chủ tang đứng lên.
Cử ai: Con cháu lại khóc.
Cúc cung bái: Con cháu đều lạy 2 lạy.
Điểm trà: Những người chấp sự chuyển trà bước dẫn lên linh tọa.
Phần chúc: Người đọc văn đốt cáo văn.
Lễ tất: Tất cả con cháu cùng lễ và xong lễ thiết linh
Thiết linh tọa cáo văn (Văn tế)
Duy! Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quốc, ….. tuế thứ…nguyệt…nhật
Hà Tĩnh tỉnh, Hồng Lĩnh thị xã, ……. Phường (xã), … chi thôn.
Cô tử (hoặc ai tử, hoặc cô ai tử): ……
Trưởng nam (hoặc trọng nam, quý nam, hôn tử, nữ tử): ……..
Hiệp dự tử tôn hôn tế nội ngoại hợp đồng toàn gia quyến đẳng cẩn dị: Hương đăng (đèn, nến) phù lưu (trầu cau) trà tửu (trà, rượu), quả phẩm (hoa quả), tinh quả (bánh trái), kim ngân minh y (vàng mã), đẳng vật chi nghi (các vật khác) chi lễ cảm cáo vu: Hiển khảo (hay hiển tỷ): Đọc hiệu bụt người mất.
Viết vị hựu kim nhân thân phụ (hay thân mẫu) chứng giám.
Than ôi ! cây muốn lặng mà gió chẳng dừng, con muốn nuôi mà thân không ở.
Nhớ . .. xưa nếp nhà trung hầu, vẻ người đoan trang, bấy lâu sum họp trong làng, giờ bỗng âm dương cách biệt. Hỡi ôi! đi đâu không biết, trong vùng trời mây cao tít bay ngang, lòng con luống những mơ màng, gạt hàng lệ miệng than cầu nan báo, một tuần lễ tảo, cảm đến suối vàng xin người âm hưỏng, phù hộ an khang. Cẩn cáo!
Lưu ý: Khi người cúng đọc văn cúng đến đoạn nghĩ thì trống điểm 3 tiếng bao gồm 2 tiếng nhặt và một tiếng khoan
6. Lễ thành phục:
Lễ Thành phục là con cháu mặc đồ tang để cúng tế và đáp lễ khi khách đến viếng. Sau lễ thành phục mới chính thức phát tang. Sau đó bạn bè, thân hữu xa gần mới đến phúng viếng.
Trước lễ thành phục thì anh em, con cháu chuẩn bị đủ sẵn khăn, tang phục mà làm lễ. Lúc làm lễ người hộ lễ vào xướng lên thì anh em, con cháu mặc tang phục vào mà hành lễ.
Chấp sự xướng:
Xuất chủ: Mở bài vị (hiệu bụt) lên.
Tự lập: Tang chủ vào đứng trước linh tọa rồi trai gái cứ lần lượt sắp hàng cùng vào.
Cử ai: Con cháu đều khóc.
Quán tẩy: Những người hộ lễ rửa tay trong một thau nước.
Thuế cân: Lấy khăn lau tay rồi cứ người đông xướng, xướng thế nào thì những người hộ lễ nghe mà hành lễ.
Nghệ hương án tiền: Chủ tang đi lên một bước trước bàn thờ.
Phận hương: Chấp sự thắp hương lên bàn thờ
Châm tửu: Người chấp sự rót rượu ra chén.
Hiến tửu: Dâng rượu lên bàn thờ rồi nghiêng mình đi trở xuống.
Ai chỉ: Con cháu ngừng khóc.
Độc chúc: Đọc chúc văn, chủ tang bên phải, người đọc bên trái. Sau khi đọc xong chuyển cho chủ tang lễ một lễ rồi đứng lên.
Bình thân phục vị: Chủ tang đứng thẳng lên và lui xuống một bước.
Điểm trà: Những ngưòi chấp sự dâng trà lên bàn thờ, đi xuống đứng ra hai bên.
Cử ai: Con cháu lại khóc.
Cúc cung bái: Chủ tang và con cháu lễ hai lễ
Hưng, bình thân: Chủ tang đứng ngay lên
Phần chúc: Người đọc văn đốt chúc văn
Lễ tất: Tất cả con cháu cùng lễ và xong lễ thành phục.
Sau lễ thành phục, đánh ba hồi trống lớn chính thức phát tang.
Văn tế thành phục
Bài 1:
Duy! Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quốc, ….. tuế thứ…nguyệt…nhật
Hà Tĩnh tỉnh, Hồng Lĩnh thị xã, ……. Phường (xã), … chi thôn.
Cô tử (hoặc ai tử, hoặc cô ai tử): ……
Trưởng nam (hoặc trọng nam, quý nam, hôn tử, nữ tử): ……..
Hiệp dự tử tôn hôn tế nội ngoại hợp đồng toàn gia quyến đẳng cẩn dị: Hương đăng (đèn, nến) phù lưu (trầu cau) trà tửu (trà, rượu), quả phẩm (hoa quả), tinh quả (bánh trái), kim ngân minh y (vàng mã), đẳng vật chi nghi (các vật khác) chi lễ cảm cáo vu: Hiển khảo (hay hiển tỷ): <Đọc hiệu bụt người mất>.
Cáo tự viết: Chi ư kim nhật thân phụ (hay thân mẫu) mệnh một tử tôn, đứng trước hình hài làm lễ tang tóc chịu khó phụ thân (hay mẫu thân) cho đến hết mãn tang là hai năm trời đằng đẵng thực lạy phụ thân (hay mẫu thân) chứng giám.
Ôi! thương ôi!
Cách trở sao mờ nam cực, lỡ làng khôn kịp tỏ tâm tình, mịt mù mây đoá giao trì, xui khiến chẳng qua vì mệnh số, than như không khóc cũng như không, trông chẳng tỏ đoái nhìn càng chẳng tỏ, ôi thương ôi! Hồn phách đi đâu hình hài còn đó, mộng nam kha chưa tỉnh lúc tàn canh, miền tây trúc đã tìm nơi tỉnh thổ, ngậm ngùi chưa kịp hỏi đôi lời, bỗng chốc đã vội về theo tiên tổ, thảm thiết nhé!
Trăm năm là mấy, xót thương phận trẻ còn lo, đau đớn thay một phút mù dong, nào tưởng lòng trời sao nỡ phụ, bồi hồi chín khúc ruột tằm vương, sụt sùi hai hàng dòng lệ nhỏ, rày đây tang phục, chế xong, tháng ngày khôn xiết nỗi bi ai, sớm tối nào quên niềm ái mộ, giờ đây có lễ 3 tuần rượu, rớt dạ đôi đường, nghĩa luân thường há giám quên tình, một tấm lòng thành đến tấc dạ.
Ôi thương ôi, xin hưởng!
Bài 2:
Than ôi ! nguyệt dãi dầu non, châu rơi rốn bể
Hõi……. cha (hay mẹ) đi đâu, cuộc đời sao vội thế, để nhà vắng vẻ, trong dạ những âu sầu, lòng con nay thương nhớ, trông mây trắng một màu, tưởng nhớ câu chín chữ cù lao thành tâm một lễ, áo tang bốn ngày vọn vẽ, trước án cúi đầu xin người chứng quả, trọn nghĩa trước sau.
Thượng hưởng.
Bài 3:
Than ôi! Cây Thung (mẹ là cây Huyên) sương phú, núi Hổ (mẹ là Dĩ) mây che! Làm chi độc địa hỡi trời? Cha ơi! (hoặc mẹ ơi!) hơn một ngày không ở, đành răng tử sinh có mệnh, cha ơi (hoặc mẹ ơi). Kém một ngày không đi!
Dưới thềm hòe khăn lượt đổi khăn sô, lũ cháu đán con, chín khúc ruột tằm bối rối;
Trước linh tọa, áo thâm thay áo trắng, kêu trời vạch đất hai hàng giọt lệ đầm đìa.
Tang phục nay đã sẵn đủ, kính bày thành phục lễ nghi:
Nhớ đức cù lao, trước linh tọa khóc than kể lể.
Chứng lòng lũ trẻ tình cha con (hoặc mẹ con), đau đớn biệt ly
Bài 4:
Than ôi! sương sa cây đổ, mây phủ núi tan, hỡi thiếp công sao khéo đa đoan cho người thế thế mà lại thế, áo sặc sỡ trước thềm chưa thỏa chí, than ôi! còn thiếu nghĩa làm con, sầu đa mang trong dạ chất thành non, sóng vỗ làn dâu bể, nhớ thương đôi lệ, tưởng nhớ linh hồn. Nhân nay tang phục đã an, kính dâng một lễ, gọi là dốc lòng báo đền chung thủy, chúc ngàn thu yên nghỉ suối vàng.
Thượng hưởng!
Lưu ý:
- Các mẫu văn tế này mang tính chất tham khảo, các tang gia có thể tự soạn lấy các văn tế sao cho hợp với thực tế, hoàn cảnh.
- Nghi lễ thiết linh và thành phục hiện nay đại đa số chỉ làm một nghi lễ kiêm cho cả hai.
7. Lễ chiêu điện, tịch điện (sớm, tối)
Chiêu - tịch điện là lễ buổi sớm và buổi tối, con cháu làm lễ trước linh sàng, buổi sáng thì thưởng thực, buổi tối thì tế tịch điện, nghĩa là "sớm mời vong dậy mà ăn, tối mời vong đi ngủ"
Tế buổi sáng thì cháu con vào trước linh sàng khóc lên ba tiếng rồi cuốn màn lên quỳ xuống mà khấn rằng:
Giờ đã sáng rồi, rước linh bạch ngự linh ra toạ, cẩn cáo!
(Nhật sắc di minh, thỉnh nghênh linh bạch vu linh tọa, cẩn cáo!)
Lễ một lễ rồi rước hồn bạch (ảnh) đặt vào ỷ (cái ngai thờ), bấy giờ người nhà cất chăn gối đi làm lễ chiêu điện.
Tế buổi tối thì con cháu vào trước linh sàng khóc lên ba tiếng quỳ xuống khấn rằng:
Giờ đã tối rồi rước linh bạch vào màn nghỉ, cẩn cáo!.
(Nhật thời hưng mộ thỉnh nghênh linh bạch vu tẩm sở, cẩn cáo!)
Lễ một lễ rồi rước hồn bạch ra linh sàng đắp chăn áo lên, buông màn xuống rồi làm lễ tịch diện.
Cứ mỗi ngày hai buổi làm lễ như thế tưởng vọng như lúc người hãy còn sống, vậy bàn thờ phải hương đăng hoa quả cúng bái không nên để khói tạnh.
Ngày nay, lễ chiêu - tịch điện được làm đơn giản hơn.
Tế chiêu điện và tịch điện nghi tiết như sau :
Xuất chủ: Mở bài vị (hiệu bụt) lên.
Tự lập: Chủ tang vào.
Cử ai: Con cháu đều khóc.
Quán tẩy: Chấp sự rửa tay vào thau nước.
Thuế cân: Chấp sự lấy khăn lau tay.
Nghệ hương án tiền: Chủ tang đi lên một bước trước bàn thờ.
Phần hương: Chấp sự đốt hương nâng lên.
Châm tửu: Người chấp sự rót rượu ra chén.
Diện tửu: Chấp sự dẫn rượu lên án.
Ai chỉ: Con cháu thôi khóc.
Giai quỵ: Tất cả cùng quỳ.
Đọc cáo văn: Người đọc văn quỳ và đọc.
Phủ phục: Đọc văn xong chủ tang lễ xuống.
Bình thân phục vị: Chủ tang đứng dậy và lùi xuống một bước.
Điểm trà: Chấp sự truyển dẫn trà lên.
Cử ai: Con cháu khóc.
Cúc cung bái: Tất cả con cháu lễ hai lễ.
Phần cáo văn: Đốt cáo văn.
Lễ tất: Tất cả mọi người đều lễ 1 lễ và xong.
Văn tế chiêu điện tịch điện
Duy . . . (như trước)
Than ôi, gió thảm mưa sầu, lòng phảng phất ngày thương đêm nhớ, trời cao bể rộng, công sinh thành như nước như non, nhớ xưa định tỉnh than hôi vui lòng (thung hoặc huyên nhất) nay đã âm dương cách biệt, tủi phận đàn con câu thơ chết như sóng thơ mất như còn, tình thân (phụ hay mẫu) tử, nhân nay đặt nghi chiêu, tịch lễ bái sớm hôm, xin người chứng dám, dãi tấc lòng son,
Thượng hưởng!
Lưu ý: Ngày nay con cháu thường chỉ cúng cơm trước bàn thờ vào các buổi trưa, tối trong ngày thay cho lễ chiêu điện, tịch điện.
8. Văn cáo đào huyệt
Nay cố thân, rời xa trần thế, trọn đây cát địa, xin để mộ phần, hồn mà khoái lạc, người chắc có nhân, gò nào quán ấy, chim đậu đất lành, nay tôi thiết lễ, dâng kính thổ thần, nhờ người ủng hộ mọi việc xa gần, điềm hay đem đến, điềm dữ đi dần, tâm thành một tấc, rượu chuốc ba tuần, xin người chứng giám đãi chút lòng trần.
9. Lễ an táng
Lễ an táng còn gọi là Lễ "Phát dẫn - đưa ma".
Thực hiện lễ an táng có 4 việc theo trình tự sau:
a.Cúng lễ trước khi di quan, còn gọi là lễ"Khiển điện - tiễn biệt".
Trước tiên người ta đemdi ảnhđến từ đường để cáo tổ tiên. Rồi làm lễ tiễn biệtngười chết (tục gọi làlễ khiển điện).
Thầy cúng hoặc tang chủ cùng con cháu nội ngoại thực hiện Lễ tiễn biệt người quá cố về nơi an nghỉ cuối cùng.
Mọi người theo thế thứ trong nội ngoại gia tộc, xếp hàng trước bàn thờ vong. Thầy cúng hoặc tang chủ thực hiện các bước thắp hương dâng rượu, nước, trang nghiêm như lễ phát tang và đọc lờiai điếutiễn biệt lần cuối. Con cháu thành kính vái lễ. Quá trình hành lễ, nhạc tang tùy lúc tấu lên khúc bi aiLâm khốc.
b.Làm Lễ truy điệu.
Đây là việc của Ban Lễ tang thay mặt cấp ủy, chính quyền, đoàn thể hoặc cơ quan đơn vị…làm sau lễ Khiển điện của gia đình. Bà con trong cộng đồng dân cư, cơ quan đơn vị… và bạn bè thân hữu tập trung trước bàn thờ vong.
Đại diện Ban Lễ tang lên tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và mời Trưởng ban Lễ tang lên làm chủ lễ.
Chủ lễ trang phục chỉnh tề, trịnh trọng tiến vào bàn thờ vong, thắp ba nén hương rồi vái hai vái. Tang chủ của gia đình đáp lễ cũng vái lại hai vái. Lúc này phường bát âm tấu lên khúc nhạcLâm khốcnão nùng! Mọi người lặng im trong không khí lễ tang.
Chủ lễ bắt đầu hành lễ,đọc điếu văn. Chủ lễ đọc điếu văn cần chú ý diễn đạt nỗi đau thương của mọi người, thực sự chân thành xúc động; bằng giọng đọc sâu lắng truyền cảm. Lúc hào hùng khi nói về sự nghiệp công lao đóng góp của người đã ra đi. Khi thiết tha da diết về nỗi đau mất mát một người thân yêu…(Tránh đọc điếu văn như đọc một bản báo cáo!)
Nội dungđiếu vănchủ yếu nói về thân thế sự nghiệp. Công lao đóng góp của người đã mất với cộng đồng và xã hội. Công lao sinh thành dưỡng dục con cháu nội, ngoại trưởng thành. Phần thưởng được tặng…Nỗi đau buồn của gia đình và mọi người từ nay mất một người chồng, cha, người bạn v.v…
Đại diện Ban lễ tang tuyên bố một phút mặc niệm tiễn biệt người đã khuất, từ nay mãi mãi ra đi không bao giờ trở lại!
Mọi người mặc niệm lần cuối, rồi mới thực hiện di quan ra xe.
Việc làm lễ truy điệu còn tùy theo quy định về việc tang của Đảng và Nhà nước mà thực hiện nghi lễ.
VD: Cựu chiến binh được phủ quân kỳ lên quan tài. Các cựu binh mặc sắc phục nhà binh, đứng trực hai bên quan tài, theo hướng dẫn của quân đội…
c.Di quan.
Trước khi di quan, đại diện gia đình nói lời cảm ơn và xin được lượng thứ cho điều gì khiếm khuyết trong lúc tang gia bối rối.
Cha mất thì các con trai chống gậy tre, mẹ mất thì chống gậy vông, đi lùi trước linh cữu. Con trai nào mất trước đi rồi thì con trai của người ấy chống gậy thay cha, hoặc nhà nào đi vắng thì treo cái gậy ấy ở đầu đòn đại dư (xe tang). Nếu không có con trai thì người thừa tự phải chống gậy. Con gái, con dâu thì đi ngay phía sau linh cữu. Người thân thích thì một vài người đi gần linh cữu gọi là hộ tang. Còn người đi đưa gọi là tống tang.
Bà con trong nội tộc và bạn bè… cùng nâng quan tài bằng tay, dưới sự chỉ huy của một người chấp sự cầm hai thanh tre (phách) gõ hiệu lệnh. Yêu cầu làm sao cho quan tài luôn thăng bằng. Phía trên quan tài phải được phủ một tấm vải lớn, tránh lộ thiên. Khidi quanphải thật sự chậm rãi, từ từ từng nửa bước chân một. Vừa thể hiện nỗi đau tiễn biệt muốn níu kéo lại, cũng là vừa đảm bảo cho quan tài luôn được thăng bằng, đểngười ra đi trong giấc ngủ yên lành!
* Nghi trượng đi đường: Trước hết là người cầm cờ tang, tiếp đến là minh tinh.
Tiếp theo đến hương án, bày giá hương, độc bình, đồ tam sự (hai cây nến và một bát hương), mâm ngũ quả. Rồi đến linh xa rước hồn bạch (di ảnh), có phường bát âm.
Sau cùng thì là đại dư rước linh cữu, trên linh cữu che mái nhà táng giấy (ngày nay thường có nhà táng gắn với xe)
Ảnh: Cảnh đưa tang
d.Hạ huyệt.
Đến nơihạ huyệt, đặt hai đòn tre ngang qua huyệt. Di quan tài đặt trên hai đòn tre. Lồng hai dây chão chắc chắn dưới quan tài, dùng khi hạ quan tài cho thuận tiện.
Sau khi ổn định các thứ mang theo, mọi người đứng xung quanh. Bắt đầu hành lễ. Trước hết là Lễ cáoThổ thầnxin cho người chết được nhập mộ. Tiếp theo là lễ vĩnh biệt lần cuối, xưa gọi là lễ "Thành phần -đắp mộ". Trong Lễ Thành phần cũng đủ các bước do thầy cúng điều khiển.
Xong Lễ hạ quan tài, chỉnh hướng cho phù hợp. Trải tấm minh tinh lên nắp quan tài. Con cháu lui ra, vì không ai nỡ chôn người thân. Bạn bè thân hữu bỏ nắm đất vĩnh biệt. Người ngoài hoặc ban quản trang làm công việc chôn và đắp mộ. Có nơi lát một lớp cỏ che kín mộ. Chôn bia tạm, để bát cơm cúng, chén rượu trên mộ, thắp hương trước bia và trên mộ, xếp vòng hoa tang chung quanh.
Mọi người đi một vòng quanh mộ, tiễn biệt lần cuối người ra đi về nơi an nghỉ cuối cùng, khi đi về không được ngoảnh đầu nhìn lại.
Nếu có nhà táng giấy, đốt luôn cùng với những thứ đồ dùng của người chết thấy cần thiết phải đốt.
10. Lễ ba ngày (Lễ tế ngu)
Sau khi an táng đến ngày thứ ba, con cháu và thầy cúng ra mộ, cúng mở cửa mả, đắp thêm cho mộ được cao ráo đẹp đẽ, lấy tre nứa rào chung quanh để trâu bò không vào được, rồi về nhà cúng ba ngày.
Tục này không thống nhất, có nơi tính ba ngày sau khi mất, có nơi tính ba ngày sau khi chôn, nhưng theo một số tài liệu nghiên cứu thì ba ngày tính theo ngày chôn. Xét trong điển lễ thì không có "Lễ ba ngày" mà chỉ có "Lễ tế ngu" gồm có: "Sơ ngu", "Tái ngu", "Tam ngu". "Ngu" nghĩa là "Yên", tức là ba lần tế lễ cho yên hồn phách, vì người mới chết nên hồn phách chưa được yên. Theo "Thọ mai gia lễ" thì khi chôn xong, rước linh vị về đến nhà tế sơ ngu. Làm sơ ngu xong gặp ngày nhu (Tức là Ất, Kỷ, Tân, Quý) làm lễ tái ngu, gặp ngày cương (Tức là ngày Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm) làm lễ tam ngu. Trong sách "Việt Nam phong tục" của Phan Kế Bính cũng dẫn giải như trên. Sau này, người ta giản lược, kiêm cả ba lễ luôn, chỉ làm lễ tam ngu, vì thế nên gọi là lễ ba ngày. Vậy là tính ba ngày từ sau khi chôn, theo tục gọi là lễ mở cửa mả. Ngày đó con cháu ra sửa lại mồ mả, đắp cỏ, khơi rãnh thoát nước,... Theo phong tục cũ thì ít khi chết xong chôn ngay, thường còn để năm bảy ngày trong nhà. Khi chưa chôn làm lễ chiêu - tịch điện, tức cúng cơm hàng ngày vẫn theo lễ thờ người sống. Vậy tế ngu phải tính từ sau khi chôn.
Người ta quan niệm rằng sau khi chôn, hồn vẫn còn phiêu diêu chưa ổn định. Mặt khác, trước khi chôn, bàn thờ người chết chưa thật sự yên vị, vì bàn vong di chuyển ra nghĩa địa rồi lại đưa về. Đến ngày thứ ba, mọi việc đã chu tất cho bàn thờ, mời hồn người chết về yên vị tọa lạc để con cháu phụng thờ.
Bàn thờ người mới mất phải để ở vị trí riêng biệt, chưa được đưa thờ chung ở bàn thờ Gia tiên. Vì theo quan niệm, người mới mất chưa được "sạch sẽ". Sắp đặt bàn thờ có ảnh, bát hương…và các thứ cần thiết. Tùy số lượng câu đối trướng mà treo cho hợp lý quanh bàn thờ. Phía sau bàn thờ, treo cao những bức trướng của dòng họ, tổ chức, tập thể,…; rồi đến trướng các gia đình thông gia, họ mạc…bạn bè thân hữu. Có thể treo vây quanh tạo không gian ấm cúng cho bàn thờ. Ngày nay, người ta khuyến khích giảm bớt bức trướng vì làm chật không gian quanh bàn thờ và gây lãng phí.
Từ sau lễ ba ngày, đèn hương liên tục thắp cả ngày và đêm. Bàn thờ có nước, trầu, rượu, hoa quả; vài hôm thay một lần. Hàng ngày đến bữa, đều cúng cơm, coi như cha mẹ, ông bà vẫn bên con cháu dùng bữa hàng ngày. Cúng cơm này không cầu kỳ, trong nhà ăn gì cúng thức ấy, chỉ một ít tượng trưng, có bát đũa đặt trong một khay nhỏ, và rượu nước, trầu cau… Việc cúng cơm thường nhật, duy trì ít nhất đủ tuần 49 ngày.
Trước đây cúng ba ngày, còn là dịp để tang chủ mời bà con trong họ ngoài làng, bạn bè thân hữu gần xa đến bầy tỏ lòng cám ơn, xin đại xá cho những thiếu sót, khiếm khuyết không tránh khỏi, sau đó là tổ chức ăn cỗ. Bây giờ tục lệ ăn cỗ ba ngày đã được bãi bỏ, tang chủ có mời cũng không mấy ai đi. Thay vì đó, tang chủ có thể cám ơn qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, điện thoại, mạng xã hội,…
Theo Thọ Mai Gia Lễ việc cúng ba ngày có nhiều thủ tục khá phiền phức, như gồm tế sơ ngu, tái ngu và tam ngu.
Tế ngu ba tuần nghi tiết như nhau:
Đặt hai vị: Thông tán, Dẫn tán xướng tế.
* Thông tán xướng:
Tự lập: chủ nhân ra trước án
Xuất chủ: Người hộ lễ vào mở bụt hiệu
Cử ai: Con cháu đều khóc
Ai chỉ: Con cháu thôi khóc
* Dẫn tán xướng :
Nghệ quán tẩy sơ: chủ nhân ra xoa rượu vào tay.
Thuế cân: lấy khăn lau tay
Nghệ hương án tiền: Chủ nhân ra án tiền
Phần hương: Chủ nhân đốt hương khấn, xin linh hồn tự trên dương dáng xuống thần vị
Cúc cung bái: Chủ nhân hai lễ
Bình thần dáng thần: Chấp sự một người bưng chai rượu một người cầm khay đài đứng bên chủ nhân.
Quỵ: Chấp sự cùng quỳ, chủ nhân cầm chai rượu rót vào chén đài.
Loại tửu: Chủ nhân bưng rượu lên ngang trán khấn ràng: "xin ... từ dưới âm lên thần vị", khấn xong thi đổ rượu.
Phủ phục: Chủ nhân một lễ
Bình thân: đứng dậy lùi xuống một bước
Cúc cung bái: Lễ hai lễ
Bình thân phục vị: Lùi xuống một bước
* Người thông tán xướng:
Tham thần cúc cung bái: Lễ hai lễ
Tiến soạn người hộ lễ tiến soạn lên
Sơ hiến lễ chủ nhân đi chữ sơ làm lễ
* Người dẫn tán xướng:
Nghệ chú chắc tiền châm tửu: Chủ tang ra án rót rượu
Nghệ linh tọa tiền: Chủ tang cùng chấp sự bưng rượu theo lên
Điện tửu: Chấp sự dẫn rượu lên án tiền
Phủ phục hưng bình thân: Chủ nhân lễ bốn lễ
* Người thông tán xướng:
Giai quỵ: độc chúc: Chủ nhân cùng quỳ với người đọc văn.
Phủ phục: Chủ nhân lễ hai lễ
Bình thân: Đứng dậy
* Người thông tán xướng:
Cử ai: Con cháu đều khóc
Ai chỉ: Thôi khóc
* Người dẫn tán xướng:
* Cúc cung bái: Chủ nhân lễ hai lễ
* Người thông tán xướng:
Á hiến lễ: Chủ nhân đi chữ á làm lễ
* Người dẫn tán xướng:
Nghệ trú trác liền châm tửu: chủ nhân ra đứng rót rượu
Quỵ: Chủ nhân quỳ
Tế tửu: Chủ nhân nghiêng rượu xuống xa - mao
Điện tửu: Chấp sự dẫn rượu lên án
Phủ phục chủ tang lễ hai lễ
* Thông tán xướng:
Chung hiến lễ
* Dẫn tán xướng:
Nghệ chù chác tiên lai như á hiến lễ
Phục vị: Chủ tang bước một bước
Người thông tác xướng:
Hậu thực: Chấp sự rót thêm ba chén nữa
Chủ nhân dĩ hạ giai xuất: Con trai ngoảnh mặt phía đông, con gái ngoảnh mặt phía tây, đều đứng yên lặng.
Hạp môn: Người hộ lễ khép cửa lại
Chúc hi-hâm: Người hộ lễ đứng trước cửa đằng hắng lên ba tiếng tỏ ý báo động quỷ thần để mở cửa.
Khai môn mở cửa ra
Chủ nhân dĩ hạ phục cựu vị: Người nào đâu lại đấy
Điểm trà: chấp sự dẫn trà lên
Cáo lợi thành: Người chúc từ trong nhà đi ra chỗ chủ nhân nói (Lợi thành) ý nói hưởng lễ rồi giả làm lời thần đáp trả chủ nhân.
Từ thần cử ai: Chủ nhân có phần lui nhường
Cúc cung bái: Lễ hai lễ
Hưng bình thân
Ai chỉ
Phần chúc hóa văn
Triệt soạn: Dọn cỗ lễ đi
Lễ tất
Lưu ý: Ngày nay thường chỉ có một thấy cúng kiêm cho cả thông tán và dẫn tán và lễ cúng này người ta thường làm gọn hơn.
Văn tế ngu
Than ôi! sao đổi phương nam, mây che đất đỏ, tưởng đến cù lao chín chữ, bú mớm ba năm, nhớ khi sớm viếng lối thăm trước lần hớn hở, giờ bỗng tây xa bắc trở trong dạ khát khao, đau đớn thay bể thẳm trời cao, nông nỗi ấy cũng thương cùng nhớ, nhân việc thông (huyên) đường quyên cố, lễ ngu yên mộ gọi là dám xin tổ tiên gần xa, đồng lai chứng giám phù hộ trẻ già. Thượng hưỏng!
11. Lễ tuần 49 và 100 ngày
- Tuần 49 ngày gọi là cúng "chung thất". Người ta lấy vía đàn ông để tính. Một vía là 7 ngày, bảy vía là 49 ngày. Cúng ở nhà tuần này nhằm làm cho linh hồn người mất được mát mẻ.
Một số người theo đạo Phật và một số nhà muốn "Quy" người mất về chùa, nương nhờ cửa Phật để "ăn mày lộc Phật!" nên thường nhờ nhà sư làm tại chùa trong tuần 49 ngày, cho linh hồn nhanh chóng được siêu thăng tịnh độ.
Cúng 100 ngày còn gọi làTốt khốc (thôi khóc). Ngày xưa thường khóc trong vòng ba tháng mười ngày.
Phật giáo cho rằng người chết xuống âm phủ phải qua "Thập điện" (mười cửa ải) vô cùng nguy hiểm. Vòng 49 ngày mới qua 7 cửa ải. Qua vòng 100 ngày mới xong 10 cửa ải, từ đây linh hồn mới siêu thoát hoàn toàn. Con cháu không khóc nữa, thực sự "yên tâm" người khuất núi đã thoát hiểm!
Tùy theo tục từng địa phương, có nơi coi cúng 49 ngày là lễ lớn, có nơi lại coi cúng 100 ngày mới là lễ lớn. Dịp này, nội ngoại đến dự lễ, bà con cộng đồng đều có lễ đến thắp hương. Chủ nhà thường mời quan khách bữa cơm thân mật. Tuy nhiên, hiện nay thì các lễ này người ta chỉ nên mời anh em con cháu nội ngoại trong dòng tộc, không mời người ngoài, cũng không tổ chức ăn uống linh đình tránh lãng phí.
Văn tế lễ tuần 49 và 100 ngày
Duy! Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quốc, ... tuế thứ…nguyệt…nhật
Hà Tĩnh tỉnh, Hồng Lĩnh thị xã, ……. Phường (xã), … chi thôn.
Cô tử (hoặc ai tử, hoặc cô ai tử): ……
Trưởng nam (hoặc trọng nam, quý nam, hôn tử, nữ tử): ……..
Hiệp dự tử tôn hôn tế nội ngoại hợp đồng toàn gia quyến đẳng cẩn dị: Hương đăng, phù lưu, trà tửu, quả phẩm, tinh quả, kim ngân minh y, đẳng vật chi nghi chi lễ cảm cáo vu: Hiển khảo (hay hiển tỷ): <Đọc hiệu bụt người mất>.
Cáo tự viết: Chi ư kim nhật đáo 49 nhật ( hoặc bách nhật) chi lễ tử tôn thành tâm cẩn dị: Bàn soạn thu thiết lễ vật tại linh sàng thực lạy thân phụ (hay thân mẫu) âm hưởng chứng giám, bảo hộ tử tôn bình yên khang thái.
Than ôi, gió thổi mây bay, được ngày an táng, dám xin linh sảng, tốt khốc (chung thất) lễ bày, suối vàng có hay, xin người chứng dám, thượng hưỏng!
12. Giỗ đầu (Tiểu tường)
Giỗ đầu còn gọi làTiểu tường. Giỗ đầu, theo tục lệcúng trước ngày chết một ngày. Qua một năm, có người đã siêu thoát, có người đã được đầu thai theo luật Nhân quả - Luân hồicủa nhà Phật. Khi sống tu nhân tích đức tốt, sớm đầu thai vào nhà lành, ăn ở có nhiều tội lỗi, sẽ đầu thai làm kiếp trâu ngựa để trả nợ, nếu khi sống có nhiều tội ác, vẫn bị giam ở chín tầng địa ngục, bị lũngạ quỷ (ma đói) hành hạ liên tục ngày đêm.
Quan niệm trên là của của Phật giáo, xét ra có tính nhân văn cao; bóc vỏ mê tín ra, ta thấy nhà phật dạy con người phải biết làm điều thiện ngay ở cõi đời đang sống, đó mới là quả phúc tròn đầy.
Trước ngày giỗ hai ngày, con cháu ra dọn cỏ, đắp đất cho mộ phần cao ráo đẹp đẽ. Thắp hương cắm hoa, khấn trình mời hương hồn người đã khuất về hưởng lễ con cháu cúng. Rồi về nhà có trầu rượu chén nước, nén nhang thắp trình, gọi là cúngTiên thườngđể hôm sau cúng giỗ chính thức.
Ngày xưa, sau giỗ đầu, tang chế giảm nhẹ đi; trừ bỏ đồ hung phục không còn mặc áo xổ gấu, sô gai…bỏ gậy mũ…Nhưng vẫn còn để tang cho hết ba năm.
13. Giỗ hết tang (Đại tường)
Giỗ này cúng vào năm thứ hai sau ngày mất. Từ giỗ thứ hai cúng đúng ngày mất. Gọi là "Đại Tường".
Qua hai năm kể từ ngày mất, người chết đã siêu thoát hoàn toàn. Giỗ này con cháu cũng làm lễđoạn tang - hết tang. Bởi vậy giỗ này còn gọi làGiỗ hết. Tuy vậy vẫn còn thêm ba tháng nữa mới được làm lễTrừ phục - bỏ hết mọi đồ tang phục. Lễ này còn có tên khác là lễ Đàm tế (nỗi ưu sầu buồn đau). Nói là thời gian để đại tang 3 năm, nhưng sau 2 năm (24 tháng) thêm ba tháng nữa là 27 tháng. Đại tang là 27 tháng, nên người vợ mới khóc chồng: "Ba năm hai bảy tháng chàng ơi!"
Sau hai năm chọn một ngày tốt trong tháng thứ ba, để làm lễ Trừ phục (bỏ hết đồ tang). Trừ phục có ba việc làm sau:
- Lễ sửa mộ: Đắp thêm mộ phần to đẹp thêm.
- Lễ đàm tế: Cất khăn tang, hủy đốt các thứ thuộc phần lễ tang, thu các thứ đồ tang, bỏ bàn thờ để rước linh vị vào bàn thờ gia tiên.
- Rước bát hương vào bàn thờ gia tiên và cáo yết tổ tiên.
Sau Lễ này, đốt bài vị giấy và đưa bát hương vào thờ chung ở bàn thờ Gia tiên, theo thế thứ mà sắp đặt. Có thể lấy 3 chân nhang cắm chung vào bát hương hội đồng ở bàn thờ gia tiên cũng được vì nếu ai chết cũng đưa bát hương vào bàn thờ, bát hương ngày càng nhiều thì bàn thờ không có chỗ đặt. Bài vị phải làm bằng gỗ (ngày nay được thay bằng ảnh thờ).
Mọi thứ câu đối trướng cũng thu dọn, có thể đốt hoặc chôn đi.
Văn cúng 100 ngày, tiểu tường hoặc đại tường
Duy! Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quốc, …. tuế thứ…nguyệt…nhật
Hà Tĩnh tỉnh, Hồng Lĩnh thị xã, ……. Phường (xã), … chi thôn.
Cô tử (hoặc ai tử, hoặc cô ai tử): ……
Trưởng nam (hoặc trọng nam, quý nam, hôn tử, nữ tử): ……..
Hiệp dự tử tôn hôn tế nội ngoại hợp đồng toàn gia quyến đẳng cẩn dị: Hương đăng, phù lưu, trà tửu, quả phẩm, tinh quả, kim ngân minh y, đẳng vật chi nghi chi lễ cảm cáo vu: Hiển khảo (hay hiển tỷ): <Đọc hiệu bụt người mất>.
Văn tế.
Ôi ! than ôi! ( đứng trước linh sàng khóc mà than rằng)
Ngao ngán cuộc đời thay dâu bể, rụng rời cơn chia rẽ âm dương, làm cho đau đớn thảm thương, 100 ngày (hay tiểu tường, đại tường) đã đến đoạn trường cha (hay mẹ) ơi! Chúng con trai gái dâu rể cháu chắt nội ngoại ở trương linh sàng gối quỳ miệng khóc cảm thương mẹ (hay cha), con xin khóc mấy câu, mẹ ơi (hay cha) mẹ hỡi có hay hồn thiêng xin dáng về ngay linh sàng, hoặc hồn ở thiên đàng cực lạc, xin lệnh trên cưỡi hạc bay về, hoặc ở địa phủ âm ty, xin đức địa táng phù trì cho lên, hoặc ở trong đền yêu tức cúi xin mẹ (hay cha) hãy rảo bước nhanh chân để cho con cháu khấn vái ân tình, bà con thân thích xa gần viếng thăm, chén rượu nhạt tay cầm, tay rót, mâm cỗ xoàng giống nhạt, giống chua, áo quần giấy thay vải tơ tiêu dùng, rượu hương, cố điếu của bà con nội ngoại gần xa gọi là đáo lễ 100 ngày (hay tiểu tường, đại tường) mẹ ơi! Sách có chữ tế nhi dị lợi lại có câu như tại như tồn, tục truyền hai tiếng sống khôn thác thiêng xin hưởng cho con thoả lòng. Trông linh vị nghiêm trang cân đối, ngó chân dung thêm rối lòng sầu, thương mẹ (hoặc cha) thuở bé cơ cầu sớm buông sách bút, ruộng trâu cày bừa cùng cha (hay mẹ) se tơ kết tóc, dựng gia đình khóc nhẹ biết bao, tảo tần lam lũ lao đao, nuôi con vất vả gian lao tháng ngày, mẹ ơi mẹ cảm thương quá con quên sao được, mẹ ra đi sao đứt, sao đành, cực lòng đứa ở gần quanh, nhớ khi mẹ gọi con trình con thưa, lại các đứa đi xa về viếng, tủi quạnh hiu vắng tiếng vắng tăm, nhớ khi ngày tết hàng năm, nhớ bà gọi cháu cho cam cho tiền, nhớ những lúc mẹ hen mẹ thở, nhớ những khi con đỡ con ôm, nhớ lúc sáng sớm chiều hôm, chén trà dâng mẹ cháo cơm mẹ dùng, nhớ những lúc con nằm bên mẹ, theo dõi từng hơi thở mẹ từng đêm, mong sao cho mẹ chóng lành mau khỏi, nhưng do bệnh tình quá nặng mẹ đi theo tiên tổ. Cảm thương quá con quên sao được, mẹ ra đi chân bước sao đang, năm canh con những mơ màng, sáu khắc lòng con bàng hoàng nhớ thương, thôi thì thôi một lâu một mất, dẫu kêu van trời đất có thương, cúi đầu đốt một nén hương, hai hàng lệ nhỏ đoạn trường mẹ ơi! Giờ đây các con quỳ trước linh sàng, cầu chúc linh hồn mẹ ở suối vàng an giấc ngàn thu, bảo hộ cho đám con cháu ở trên dương thế mọi sự bình yên.
14. Cải táng
Cải táng - là bốc mộ. Còn có nhiều tên gọi khác như: Sang cát, cải cát, sang tiểu, thay áo, cát táng (chôn lần đầu gọi làhung táng)…
Bốc mộ là một việc trọng đại cuối cùng đối với người đã khuất. Tùy đất táng và tuổi người mất mà chọn thời gian bốc mộ. Nhưng ít nhất cũng trên ba năm, mới đủ thời gian phân hủy xác. Lúc này chỉ còn xương. Thời gian bốc mộ thường là cuối mùa đông, tiết trời khô ráo hanh heo là đẹp.
Sở dĩ phải bốc mộ vì quan tài gỗ lâu ngày sẽ mục,ván thiênsập xuống. Hoặc là khi chết chưatìmđược nơi đất đẹp! Con cháu không yên lòng. Bốc mộ để vĩnh viễn quy về một nơi, xây ốp trang trọng cho thỏa lòng con cháu.
Một số nơi từ nam miền trung trở vào không có tục bốc mộ, chỉ chôn một lần. Nhà có điều kiện làm trong quan ngoài quách và xây ốp vĩnh cửu luôn. Bây giờ đã bắt đầu quen dần với việchỏa táng, điện táng. Một cách thức xử lý xác người chết hợp vệ sinh, không ô nhiễm môi trường, không tốn diện tích đất đai.
Trước khi bốc mộ, làm lễ cáo yết Gia tiên và cúng thần Thổ thần nơi nghĩa địa. Người ta thường bốc mộ vào ban đêm. Do quan niệm ban đêm thuộc âm, là thế giới của âm phủ.
Khi mở nắp quan tài, mọi người đứng đầu chiều gió. Có thể đốt những bó chổi bằng cây hao hao và đổ rượu vào quan tài. Mục đích là giảm bớt xú khí. Xương cốt rửa sạch, lau khô xếp vào tiểu theo đúng vị trí. Trong tiểu lót giấy trang kim và vải đỏ hoặc lụa đỏ. Đem tiểu đến nơi khác chôn và xây cất, ốp lát tùy điều kiện từng nhà. Lấy nước vang tưới xung quanh gọi là hànlong mạch- ý nói hàn kín mạch đất vĩnh viễn.
Ngày trước bắt buộc con cháu phải trực tiếp lấy cốt, không được để người ngoài làm, như vậy mới thực là báo hiếu! Bây giờ có thể vận dụng hợp lý, không nhất thiết phải làm như xưa.
Trước đây chưa có điều kiện xây ốp. Vào nghĩa địa thấy ngôi mộ dài là chưa bốc. Ngôi mộ tròn là đã bốc.
Văn tế cải táng
Than ôi, ba trăm sáu mươi lăm ngày, thấm thoát tên bay, không mấy chốc một năm mười hai tháng nhận được khi cải táng là ngày, nhớ công chính tháng hoài thai, ba năm bú mớm lễ thường kính dâng trước án, suối vàng rửa sạch nắm xương khô, nhân nay đã vẹn nấm mồ đất đỏ ngàn thu khoái lạc, lòng thành lễ bạc, rượu tế ba tuần, xin người phối hưởng, soi xét lòng trần. Thượng hưởng!
Tham khảo thêm:
* Mẫu điếu văn.
Kính thưa các Quý Vị!
Kính thưa các cụ, các ông, các bà, các anh chị cùng họ hàng gia quyến của cụ ………!
Thưa toàn thể tang trường!
Cụ ………. của chúng ta đã từ biệt cõi trần vào hồi ….. ngày .. tháng ….năm …… tại gia đình, hưởng thọ …. tuổi.
Hôm nay, tất cả chúng ta có mặt nơi đây, để vĩnh biệt Cụ về cõi vĩnh hằng.
Than ôi!
Đau đớn thay!
Đời người là hữu hạn!
Vũ trụ lại vô cùng!
Nếu có được Thần y Biển Thước - Hoa Đà, cũng bó gối bởi mệnh trời đã điểm!
Dẫu tìm ra Tiên dược Trường Sinh - Bất Lão, đành khoanh tay vì hoa nở phải tàn!
Biết rằng Sinh Lão Bệnh Tử là quy luật tự nhiên, nhưng trong cảnh tử biệt sinh ly này; lòng mỗi người chúng ta, ai cũng cảm thương vô hạn!
Cụ …. sinh ngày … tháng … năm … tại... Cụ sinh ra trong một gia đình nông dân yêu nước.
(Nêu quá trình hoạt động cách mạng của người mất)
Dù ở cương vị nào khi còn công tác, cũng như khi đã được nghỉ, Cụ luôn nêu cao một tấm gương mẫu mực, hết lòng phục vụ nhân dân, phục vụ Đảng.
Do có nhiều công lao đóng góp cho Cách mạng, Cụ đã được Đảng, Nhà nước và Quân đội tặng thưởng nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý: (nêu những danh hiệu, VD Huy hiệu 40 năm tuổi đảng, Huân chương kháng chiến… )
Cụ đã nếm trải một cuộc đời gian truân, nhưng không hề kêu ca thắc mắc quyền lợi cá nhân. Cụ luôn sống bình dị, lạc quan, sống có ý chí và mục tiêu phấn đấu, không ngừng học hỏi, tìm hiểu những tiến bộ về mọi mặt góp phần xây dựng quê hương, đất nước
Đối với gia đình, Cụ là người chồng, người cha, người ông mẫu mực,
Hai Cụ sinh hạ được ….. người con, …. trai …. gái. Các con dâu rể và các cháu nội ngoại đều trưởng thành, hiện có ….. cháu và …. Chắt nội ngoại. Cụ luôn chăm lo dạy dỗ việc học hành của các con, các cháu. Cụ thường xuyên động viên con cháu phải học giỏi, học không ngừng để có kiến thức đáp ứng được nhu cầu phục vụ Tổ Quốc. Đó là niềm hạnh phúc tròn đầy, Cụ được chứng kiến trước khi về nơi an nghỉ cuối cùng.
Kính thưa quý vị,
Công lao của Cụ xứng đáng được ghi nhận một cách trang trọng vào trang sử vẻ vang của quê hương.
Cụ mất đi, Đảng mất một đảng viên trung kiên, đồng đội, bạn bè thân hữu mất đi một người bạn chí tình; vắng mãi bóng người ngâm thơ vịnh nguyệt, lúc nâng ly rượu ngọt, khi mãn cuộc cờ tàn.
Cụ ra đi, vợ con mất một người ruột thịt thân thương, từ nay tắt lửa, tối đèn, đâu thấy người thấy bóng. Bà con chúng ta mất đi một người vui tính, khi trăng thanh gió mát, đâu nghe tiếng thấy hình…
Than ôi!
Từ nay:
Đêm năm canh vò võ, nhìn ngọn đèn xanh mờ tỏ chốn bàn vong, lòng dạ cháu con đau khôn xiết!
Ngày sáu khắc triền miên, ngó ông mặt trời chói lọi giữa cao xanh, tâm khảm bạn bè buồn nẫu ruột!
Gạt lệ đau thương, mọi người đưa tiễn Hồn Cụ về nơi cực lạc.
Quyết chí bền gan, chúng tôi xây dựng quê ta từng bước đẹp giàu.
Hôm nay, vào thời khắc linh thiêng này, chúng ta cùng nhớ tới Cụ, tự hào vì Cụ.
Cầu mong linh hồn Cụ an nhiên siêu thoát cõi vĩnh hằng trong giấc ngủ ngàn thu… Mong Cụ đi, được mồ yên mả đẹp, sống khôn thác thiêng, phù hộ độ trì cho vợ con Cụ được phúc ấm an lành.
Xin vĩnh biệt Cụ !
Đề nghị tất cả các quý vị dành một phút mặc niệm !
Xin chân thành cảm ơn quý vị!
* Hơi lạnh ở xác chết, cách phòng?
Hơi lạnh hay âm khí, tà khí có ở xác người chết không?
Chưa ai đo nhiệt độ cụ thể trong thi thể người chết, nhưng nhiều người đã công nhận rằng: Theo cảm giác thì người mới chết lạnh hơn nhiều so với nhiệt độ bình thường của con người cũng như của môi trường xung quanh.
Hiện tượngđóđược giải thích như sau: Con ngườiđangở nhiệtđộ bình thường, tự nhiên mất nhiệt thì nhiệtđộ không chỉ hạ xuống tới hoàđồng với nhiệtđộ môi trường mà còn tụt xuống thấp hơn, sauđó một thời gian nhiệtđộ mới nhích dần lên tới thểổnđịnh.
Dân gian công nhận hiện tượng hơi lạnhở nhà người chết mới chết là hiện tượng có thực, hiện tượng vướng phải hơi lạnh bịốm cũng là hiện tượng phổ biến, nhất làđối với những người bị các chứng kinh niên như phong thấp,áp huyết cao, tâm thần,... cònđối với những thanh niên mạnh khoẻ thì không mấy ai bịảnh hưởng.
Có thuyết cho rằng: Những ngườiđồng khí huyết (con cái với cha mẹ, anh chị em ruột hoặc gần huyếtthống) thì không bị nhiễm hơi lạnh, không có phảnứng gì kể cả khiômấp thi hài và khâm liệm. Tuy nhiên,để phòng xa, người ta vẫn kiêng không cho các bậc cao lão, phụ nữ có thai sắpđến ngày sinh hoặc sản phụ hài nhiđến dự khâm liệm, an táng và cải táng.
Có người hấp thụ phải hơi lạnh thì phảnứng tức thì. Có người trực tiếp khâm liệm, nhiễm hơi lạnh, bản thân khoẻ mạnh không việc gì, nhưngđể phòng ngừa cho ngườiở nhà nên khi vào nhà có người già ,ốm yếu, tre sơ sinh vẫn phải xông khói rồi mới vào. Những người hàng xóm xung quanh nhà có tang lễ, nếu có cụ già trẻ nhỏốm yếu thườngđặt sẵnở cửa ra vào một lò thanđốt vỏ bưởi và quả bồ kếtđể trừúê khí. Những người nghi bị chó dại cắn, giađình thường tuyệtđối cách lyđám tang và nơi nghĩa trang, e rằng vướng phải hơi lạnh chưa kịp chạy chữađã phát bệnh.
* Tại sao có lễ cúng cơm trong 100 ngày?
Gia đình Việt Nam nhà nào cũng vậy, mỗi ngày có hai bữa cơm là giờ phút đầm ấm nhất. Trong nhà có người về muộn, mọi người cũng cố chờ về cùng ăn cơm cho vui vẻ, đầm ấm. Con cháu cầm bát cơm lên, trước hếtmời ông bà, cha mẹ, chờ ông bà, cha mẹ ăn rồi mới dám ăn. ăn xong, trước khi buông bát đũa còn phải xin phép ăn xong và mời tiếp tục ăn cơm. Cuộc sống gia đình vui vẻ, êm đẹp như vậy, vắng mặt trong bữa cơm còn nhắc, huống chi vĩnh viễn đi xa. Do đó, trước bữa ăn người thân dâng lên bàn thờ một bát cơm úp, một vài món ăn bình thường, nhà ăn thứ gì cúng thứ ấy. Thắp hương xong, dựng đôi đũa vào giữa bát cơm, có rượu thì rót chén rượu. Khấn vái xong cũng rót chén nước.
Thờ cúng vong linh cũng giống như đang sống, cũng là để thoả nguyện tâm linh.
* Nhưng tại sao lại cúng 100 ngày?
Cũng tuỳ từng địa phương, có nơi chỉ cúng 49 ngày (Tức là lễ chung thất). Theo thuyết của Phật giáo: Qua 7 lần phán xét, mỗi lần 7 ngày đi qua một điện ở âm ty (Tức 1 tuần, nhưng không phải tuần lễ theo dương lịch); sau 7 tuần vong hồn đã siêu thoát. Có nơi cúng hết 100 ngày (Tức lễ tốt khốc nghĩa là thôi khóc). Theo giải thích của các cụ ngày xưa thì thời gian này âm hồn vẫn còn phảng phất luẩn quẩn trong nhà chưa đi xa.
* Làm lễ 49 ngày và 100 ngày có phải chọn ngày không?
Theo "Thọ Mai gia lễ" thì cứ đúng ngày quy định trong gia lễ mà làm, không có sự chuyển dịch tuỳ tiện theo lời thầy lễ hay thầy bói nào cả. Chỉ trừ ngày làm lễ an táng và ngày làm lễ trừ phục (Hết tang) trong gia lễ có ghi chọn ngày lành. Người ta không ai có thể chọn ngày chết, vậy nên từ xưa tới nay, hàng năm cứ đến ngày mất thì làm giỗ. Theo gia lễ: Lễ chung thất, tốt khốc, tiểu tường, đại tường cứ theo đúng ngày mà làm lễ.
Con cháu ở xa nhớ ngày về làm lễ. Thân nhân ở chỗ khác sắm sửa lễ đúng ngày tới dự. Tang chế theo ngày định sẵn, thân bằng, cố hữu ai lưu luyến đến thăm viếng, không đợi thiếp mời như lễ mừng, lễ cưới, không có chuyện "Hữu thỉnh hữu lai, vô thỉnh bất đáo" (Mời thì đến, không thì thôi).
Lưu ý: Đây chỉ là tài liệu để tham khảo, việc tổ chức tang lễ đang còn phụ thuộc vào phong tục, tập quán, tôn giáo của từng gia đình, địa phương. Tuy vậy, các đơn vị cũng cần xem xét để bỏ đi những hủ tục hạc hậu, rườm rà gây tổn hao sức người, sức của và ảnh hưởng đến nếp sống văn hóa văn minh chung của thôn, tổ dân phố cũng như cộng đồng dân cư xung quanh.
Sưu tập và biên soạn
Phòng Văn hóa - Thông tin thị xã Hồng Lĩnh.
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/cac-ngay-cung-sau-khi-mat-a40881.html