4 chấn thương vai thường gặp: Dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Các loại chấn thương vai có thể xảy ra khi bị té ngã, tai nạn, tập luyện thể thao, mang vác vật nặng… Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, tổn thương vùng xương khớp và cơ vai này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như cứng khớp, teo cơ, mất/giảm chức năng khớp vai gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người bệnh.

dau hieu chan thuong vai
Đừng xem thường các dấu hiệu chấn thương vai!

ThS.BS Trần Anh Vũ - Trưởng khoa Y học thể thao & Nội soi, Phó giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, chấn thương tại vùng vai không chỉ xảy ra ở những người hoạt động cường độ mạnh như vận động viên, người chơi thể thao mà còn gặp ở những người cử động vai liên tục, thực hiện động tác lặp đi lặp lại nhiều lần. Phần lớn có liên quan đến gân, dây chằng và các cơ vùng vai, chứ không nhất thiết ở xương.

Cấu tạo của vai

Vai được tạo thành bởi ba xương chính gồm: xương vai, xương đòn và đầu trên xương cánh tay. Đầu trên xương cánh tay có dạng chỏm cầu, tiếp khớp với mặt khớp lõm của xương bả vai (ổ chảo). Đầu ngoài xương đòn tiếp khớp với mỏm cùng vai ở khớp cùng vai - đòn. Bao quanh vai là một nhóm cơ và dây chằng. Dây chằng có nhiệm vụ kết nối các xương của vai giúp giữ vững khớp vai. Trong khi đó, gân nối giữa cơ và xương, giúp cử động khớp vai.

Các chấn thương vai thường gặp

Theo ThS.BS Trần Anh Vũ, có 4 loại chấn thương phổ biến nhất ở vùng vai bao gồm:

1. Trật khớp vai

Trật khớp vai xảy ra khi chỏm xương cánh tay trật khỏi ổ chảo xương bả vai. Đây là chấn thương vùng vai rất thường gặp.

Trật khớp cùng vai - đòn xảy ra khi đầu ngoài xương đòn bị bật ra khỏi vị trí tiếp khớp bình thường với mỏm cùng vai, thường do cơ chế ngã đập vai nền cứng hoặc chống tay.

Khi bị trật khớp vùng vai, người bệnh cảm thấy đau dữ dội, sưng/bầm tím vùng vai, có thể lan xuống cánh tay. Đồng thời, khớp vai không di chuyển được như bình thường. Nếu trật khớp nặng, xung quanh vùng khớp tổn thương sẽ bị biến dạng, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. (1)

2. Tổn thương sụn viền khớp vai

Tổn thương sụn viền khớp vai gồm hai tổn thương chính là tổn thương sụn viền trên (tổn thương SLAP), và tổn thương sụn viền trước (tổn thương Bankart), là một trong các chấn thương thể thao thường gặp. Sụn viền là cấu trúc sụn - sợi nằm ở rìa ổ chảo xương bả vai, có tác dụng làm sâu thêm ổ chảo, tăng mặt tiếp xúc giữa chỏm và ổ chảo. Sụn viền có thể bị tổn thương do các chấn thương ở khớp vai hay thoái hóa theo tuổi tác.

Triệu chứng của tổn thương sụn viền tương tự như các chấn thương ở khớp, xương vai khác. Người bệnh sẽ cảm thấy đau (dữ dội hoặc ê ẩm tùy mức độ tổn thương) lan xuống vùng cánh tay/cẳng tay, giảm vận động, khớp vai phát tiếng lạo xạo khi cử động vai.

3. Hội chứng Rotator Cuff

Hội chứng chóp xoay (Rotator Cuff) đề cập đến tình trạng chấn thương xảy ra ở nhóm gân cơ chóp xoay, phổ biến nhất là rách gân. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất của hội chứng này là đau và nhức vai, đặc biệt là vào ban đêm; khó nằm nghiêng ở bên vai bị tổn thương, vai yếu dần và không còn linh hoạt như bình thường. (3)

4. Gãy xương đòn

Xương có thể bị gãy, nứt nếu bạn bị ngã hoặc va chạm mạnh. Các vị trí gãy phổ biến nhất ở vùng xương đòn rồi đến đầu trên xương cánh tay. Khi gãy xương hay rạn xương bạn sẽ cảm nhận đau nhức dữ dội, đồng thời có dấu hiệu bầm tím xung quanh vùng chấn thương. Nếu xương đòn bị gãy, vai có thể chảy xệ và bạn không thể nhấc cánh tay lên. (4)

Dấu hiệu chấn thương vai phổ biến

Nếu lo lắng mình có triệu chứng chấn thương ở vai, bạn hãy tự hỏi bản thân một số câu hỏi sau:

Nếu hầu hết câu trả lời là “Có”, có thể bạn đã bị tổn thương vùng vai mức độ nhẹ. Hãy nghỉ ngơi và chườm lạnh vùng bị thương trong vài ngày, nếu tình trạng không thuyên giảm cần đến gặp bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp. Tuy nhiên, nếu có thêm những biểu hiệu sau đi kèm, có lẽ tổn thương đã ở mức độ trung bình đến nặng, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay:

Nguyên nhân dẫn đến chấn thương vai

Chấn thương vùng bả vai thường gặp ở vận động viên, người chơi thể thao. Trong đó, vận động viên tennis (thường thực hiện những cú giao bóng mạnh), bơi lội (sải tay mạnh và liên tục), cử tạ (nâng vật nặng), cầu thủ bóng đá (thường xuyên xảy ra va chạm trên sân) thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất.

Các vận động viên tennis dễ gặp phải chấn thương ở vùng vai
Các vận động viên tennis dễ gặp phải chấn thương ở vùng vai

Bên cạnh đó, những người phải đảm nhiệm nhiều công việc quá mức cho phép, với tần suất dày đặc trong thời gian dài (như làm vườn, lau dọn nhà cửa, mang vác vật nặng…), cũng có thể bị chấn thương ở vùng bả vai hoặc vai.

Phương pháp điều trị

Chấn thương vai tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dễ dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng như cứng khớp, teo cơ, mất/giảm chức năng khớp vai, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Chấn thương mức độ nhẹ thường được chỉ định điều trị không phẫu thuật. Trong khi đó, vai bị tổn thương mức độ trung bình đến nặng có thể phải phẫu thuật.

1. Điều trị không phẫu thuật

Các phương pháp điều trị không phẫu thuật mà bệnh nhân thường được chỉ định gồm:

Chườm lạnh là cách phổ biến nhằm giúp giảm đau và sưng tấy. Biện pháp này hiệu quả với những chấn thương nhẹ, mới xảy ra. Trong vòng 1 - 3 ngày đầu sau chấn thương, bạn chườm lạnh lên vùng vai bị thương trong vòng 15 - 20 phút/lần, mỗi lần cách nhau 2 - 3 giờ. Có thể dùng nẹp cố định để giữ cho vết thương không bị tác động mạnh và diễn tiến nặng hơn.

Nếu bạn vẫn cảm thấy đau sau khi chườm lạnh, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, bác sĩ có thể tiêm steroid (corticoid) vào khớp vai để giúp giảm đau. Các vận động viên không thể bỏ dở chương trình tập luyện, những người vẫn phải làm việc cần dùng đến khớp vai, hoặc những ai không thể ngủ vì cơn đau kéo đến vào ban đêm… thường được chỉ định áp dụng biện pháp này.

Tuy nhiên, sử dụng các loại thuốc tiêm giảm đau cần thận trọng. Dùng lâu dài có thể làm yếu gân, dễ bị đứt gân. Ngoài ra, có thể gây nhiễm trùng nếu không đảm bảo vô khuẩn. Do đó, biện pháp này chỉ mang tính chất tạm thời và phải do bác sĩ chỉ định liều dùng phù hợp và thực hiện trong điều kiện vô khuẩn.

Vật lý trị liệu cũng là lựa chọn điều trị phổ biến nhất cho các loại chấn thương vai. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ thiết kế các bài tập phù hợp để phục hồi sức mạnh và tính linh hoạt của khớp vai, nhờ đó giúp giảm đau, cứng và khó chịu do chấn thương.

Đối với những trường hợp tổn thương nặng ở vai phải phẫu thuật, vật lý trị liệu còn có tác dụng tăng tốc độ phục hồi sau phẫu thuật.

Tham khảo: 20 bài tập phục hồi khớp vai sau chấn thương

Các bài tập vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu giúp đẩy nhanh tiến trình hồi phục vùng vai bị chấn thương

2. Điều trị bằng phẫu thuật

Bác sĩ thường đề xuất phương pháp phẫu thuật trong các trường hợp điều trị chấn thương bải vai nghiêm trọng và mọi biện pháp điều trị trước đó không mang lại hiệu quả. Có thể nói, phẫu thuật chính là giải pháp cuối cùng để khắc phục tình trạng chấn thương.

Trước khi bước vào ca mổ, bạn cần tìm hiểu tất cả các rủi ro liên quan đến phẫu thuật. Hãy nói chuyện với bác sĩ về những lo lắng của bạn. Tùy thuộc vào loại chấn thương, bác sĩ sẽ chọn hình thức phẫu thuật phù hợp. Hiện nay, phương pháp mổ nội soi khớp vai đang rất phổ biến vì những ưu điểm vượt trội so với cách phẫu thuật truyền thống.

Việc lựa chọn cơ sở y tế để thực hiện phẫu thuật rất quan trọng. Chọn được bệnh viện với dịch vụ tốt, trang thiết bị tiên tiến, đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao, kỹ thuật mới hiện đại… sẽ giúp hạn chế tối đa các rủi ro và biến chứng trong phẫu thuật, đồng thời rút ngắn thời gian nằm viện, hồi phục.

Cách phòng tránh chấn thương vai trong thể thao và sinh hoạt hàng ngày

Muốn phòng ngừa chấn thương bả vai hiệu quả, bạn cần ghi nhớ những điều sau:

1. Trong sinh hoạt hàng ngày

2. Khi luyện tập thể thao

Ngoài ra, bạn đừng quên xem thêm bài viết các loại chấn thương thể thao phổ biến nhất. Đây là bài viết dựa trên các nghiên cứu khoa học và kiến thức thực tế để đưa ra các nhận định chính xác về cách sơ cứu.

Điều trị chấn thương cơ xương khớp tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và khoa Cơ xương khớp - Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ Cơ xương khớp giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; PGS.TS.BS Vũ Thị Thanh Thủy, TS.BS Chế Đình Nghĩa, ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng, TS.BS Văn Đức Minh Lý, ThS.BS.CKII Nguyễn Ngọc Tiệp, ThS.BS ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học, ThS.BS Trần Thị Hoài Thanh, BS.CKI Kim Thành Tri, BS.CKI Lê Thanh Vương… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm, hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet, máy đo bàn chân bẹt và in 3D lót đế giày chuyên dụng, Robot lượng giá sức mạnh Dây chằng khớp gối… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…

BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Qua bài viết tổng hợp tất tần tật về các loại chấn thương vai phổ biến nhất hiện nay, chắc bạn cũng đã hình dung được các lý do, phương pháp điều trị cũng như các dấu hiệu nhận biết. Mỗi khi có các dấu hiệu quá nghiêm trọng, hãy nhanh chân tới ngay bệnh viện Tâm Anh để được điều trị dứt điểm!

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/vet-lom-o-ba-vai-a44968.html