Tầm soát bệnh tim mạch khi nào nên thực hiện? Chi phí bao nhiêu tiền?

Bệnh tim mạch là bệnh lý gây ra nhiều biến chứng, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh, có thể dẫn đến tử vong khi can thiệp điều trị chậm trễ. Vì vậy, việc tầm soát bệnh tim mạch sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề ở tim và có phương pháp điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Tầm soát bệnh tim mạch

Tầm soát bệnh tim là gì?

Tầm soát bệnh tim là giải pháp giúp phát hiện sớm các yếu tố bệnh tim mạch, chẩn đoán mức độ bệnh tim, mạch máu và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp bệnh. Khi tầm soát, một số bệnh về tim thường được phát hiện như: Tăng huyết áp, thiếu máu cục bộ cơ tim, suy tim, tai biến mạch máu não, bệnh lý van tim, bệnh tim bẩm sinh, rung nhĩ,…

Hiện nay, việc tầm soát bệnh tim cần thiết ở mọi đối tượng, nên được thực hiện từ khi còn là bào thai (trong tuần thai kỳ thứ 18 - 24), cho đến khi trưởng thành. Tầm soát sớm, kịp thời trước tiên giúp phát hiện bệnh sớm, hoặc nhận biết được các yếu tố nguy cơ, dấu hiệu ban đầu của bệnh. Từ đó, có sự chủ động trong việc phòng ngừa, điều trị giảm triệu chứng, hạn chế các biến chứng mà bệnh tim gây ra. (1)

Ý nghĩa của việc tầm soát bệnh tim mạch đối với người bệnh

Theo thống kê của Bộ Y tế, ở nước ta mỗi năm có 200.000 người tử vong do bệnh tim mạch. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, đe dọa đến tính mạng, mà các bệnh lý tim mạch còn là gánh nặng về tài chính cho nhiều gia đình. Bệnh tim mạch đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa, nhiều trường hợp mắc bệnh tim ở độ tuổi lao động.

Việc chần chừ, chủ quan, không tầm soát bệnh tim sớm, đợi đến khi có các triệu chứng xuất hiện mới thăm khám và điều trị, sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Do đó, tầm soát bệnh tim mạch sẽ giúp phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ gây bệnh, chủ động phòng ngừa và khắc phục, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ, tránh bệnh phát triển và gây ra những biến chứng nguy hiểm. (2)

Không tầm soát bệnh tim mạch sớm sẽ khiến bệnh diễn tiến âm thầm, nguy cơ gây ra các biến chứng, đe dọa đến tính mạng
Không tầm soát bệnh tim mạch sớm sẽ khiến bệnh diễn tiến âm thầm, nguy cơ gây ra các biến chứng, đe dọa đến tính mạng

Đối tượng có nguy cơ cao cần tầm soát bệnh tim mạch

Tất cả chúng ta đều nên thực hiện tầm soát bệnh tim mạch bởi bệnh có thể xuất hiện mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ cao cần tầm soát bệnh tim mạch bao gồm:

Khi nào nên đi tầm soát bệnh tim mạch?

Việc tầm soát bệnh tim mạch được khuyến khích thực hiện đối với thai phụ ở tuần thai thứ 18 - 24. Ở thời điểm này, tầm soát bệnh tim cho thai nhi sẽ cho ra kết quả chẩn đoán chính xác cao, giúp sớm phát hiện được các vấn đề bất thường ở tim thai. Đây sẽ là cơ sở để bác sĩ có sự chuẩn bị tốt về phương pháp điều trị sớm cho bé ngay khi vừa chào đời.

Những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cần đi tầm soát sớm để phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời. Hoặc nếu có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ là bệnh tim, cần đến bệnh viện để thăm khám sớm. Bên cạnh đó, những người khỏe mạnh nên đi tầm soát tim mạch 2 lần/năm để phát hiện, kiểm soát và phòng ngừa bệnh tốt nhất.

Nên đi tầm soát tim mạch khi có các yếu tố nguy cơ và định kỳ 2 lần/năm
Nên đi tầm soát tim mạch khi có các yếu tố nguy cơ và định kỳ 2 lần/năm

Tầm soát bệnh tim mạch cần làm những gì?

Quy trình tầm soát bệnh tim mạch hầu hết đều không xâm lấn, không gây đau cho người bệnh và không tốn quá nhiều thời gian. Tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, người bệnh đến khám tầm soát tim mạch sẽ được thăm khám theo quy trình:

1. Khám lâm sàng

2. Thực hiện các xét nghiệm

3. Chẩn đoán hình ảnh

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh được áp dụng để tầm soát bệnh tim bao gồm: Đo điện tâm đồ ECG, chụp X-quang ngực thẳng, siêu âm tim qua thành ngực, siêu âm Doppler động mạch chủ, siêu âm Doppler động mạch chủ cảnh - sống nền, siêu âm bụng tổng quát…

4. Tư vấn về kết quả xét nghiệm

Sau khi tiến hành khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm, bác sĩ sẽ giải đáp về tình trạng sức khỏe, đưa ra kết luận về tình trạng bệnh tim mạch và hướng điều trị phù hợp cho người bệnh.

Các bệnh thường được phát hiện sau khi tầm soát bệnh tim mạch

1. Bệnh động mạch vành

Các mảng bám tích tụ lại bên trong thành động mạch vành, khiến cho lưu lượng máu qua động mạch bị giảm. Điều này khiến cơ tim không nhận đủ lượng máu cần thiết, dẫn đến các cơn đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim, làm tổn thương cơ tim vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.

2. Thiếu máu cơ tim cục bộ

Các triệu chứng thường gặp khi bị thiếu máu cơ tim cục bộ bao gồm: Đau thắt ngực, đau có thể lan ra phần vai, cánh tay, hàm hoặc cổ; nhịp tim nhanh; buồn nôn hoặc nôn; khó thở; toát mồ hôi nhiều; chóng mặt; người mệt mỏi; ngất xỉu,…

3. Bệnh viêm cơ tim

Viêm cơ tim là tình trạng bệnh lý do nhiều nguyên nhân có thể đưa đến tổn thương viêm một phần hoặc toàn bộ khối cơ tim. Khi mắc bệnh, có những trường hợp các triệu chứng không rõ ràng nào trong giai đoạn đầu. Đối với những người bệnh có triệu chứng, thường là: sốt cao, đau nhức đầu, chảy nước mắt, khó thở, tiêu chảy. Sau 1-2 ngày, biểu hiện khó thở có thể trở nên nặng hơn, kèm theo đau ngực, đau tức vùng gan, đánh trống ngực.

4. Rối loạn nhịp tim

Các vấn đề thường gặp khi bị rối loạn nhịp tim bao gồm: Nhịp tim đập quá nhanh hoặc quá chậm, tăng thêm nhịp hoặc bỏ lỡ nhịp, rung nhĩ, rung thất, cuồng nhĩ, block nhĩ - thất,… Rối loạn nhịp tim là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương cơ tim, suy tim, thậm chí có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và can thiệp sớm.

Rối loạn nhịp tim thường được phát hiện sau khi tầm soát bệnh tim mạch
Rối loạn nhịp tim thường được phát hiện sau khi tầm soát bệnh tim mạch

5. Bệnh van tim

Các bất thường ở van tim có thể xuất hiện khi trẻ vừa chào đời hoặc ở người trưởng thành. Hẹp van tim và hở van tim là 2 dạng bất thường về van tim thường gặp. Khi van bị hẹp (không thể mở ra hoàn toàn) hoặc bị hở (không thể đóng lại hoàn toàn), khiến cho việc lưu thông máu qua van không diễn ra được như bình thường, khiến máu chảy ngược hướng hoặc bị rò rỉ.

6. Bệnh tim bẩm sinh

Những khiếm khuyết về van tim, cơ tim, buồng tim hình thành từ khi trẻ còn là bào thai và tồn tại cho đến khi trẻ chào đời. Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh cần được tầm soát sớm và có phương pháp điều trị sau khi được sinh ra để tránh các biến chứng về sau cho trẻ.

7. Bệnh động mạch ngoại biên

Các vấn đề thường gặp của bệnh động mạch ngoại biên bao gồm: Bị hẹp, tắc hoàn toàn, phình một hoặc nhiều đoạn động mạch khiến lượng máu đến các chi, cơ quan bị giảm, thiếu hụt. Bệnh có thể dẫn đến thiếu máu mô cơ quan phía sau mạch máu, biến chứng gây hoạt tử đầu chi, nặng có thể phải cắt cụt chi, tháo khớp hoặc các cơ liên quan.

8. Suy tim

Khi hoạt động co bóp bơm máu của tim không được diễn ra như bình thường trong thời gian dài, sẽ khiến lượng máu đưa đi nuôi các cơ quan trong cơ thể bị thiếu hụt. Suy tim không chỉ gây ra các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, sưng phù, loạn nhịp tim, chóng mặt, mà còn có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm như: Đột tử do rối loạn nhịp tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim cấp, cơ thể bị thiếu máu, tổn thương gan, thận,…

Bảng giá tầm soát tim mạch bao nhiêu tiền?

Tầm soát tim mạch sớm giúp phát hiện các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Từ đó có phương pháp phòng ngừa, can thiệp điều trị sớm, hạn chế được những biến chứng của bệnh và giảm gánh nặng về tài chính trong chữa trị cho người bệnh. Ở mỗi cơ sở y tế, chi phí tầm soát tim mạch sẽ có sự khác nhau dựa vào hệ thống các thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ…

THS.BS.CKII Huỳnh Thanh Kiều - Trưởng khoa Nội tim mạch 1 - Trung tâm Tim mạch thăm khám cho bệnh nhân
THS.BS.CKII Huỳnh Thanh Kiều - Trưởng khoa Nội tim mạch 1 - Trung tâm Tim mạch thăm khám cho bệnh nhân

Tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, người bệnh có thể đến thăm khám, lựa chọn dịch vụ lẻ khi tầm soát bệnh tim mạch. Tuy nhiên, để được khám tổng quát kỹ hơn, thích hợp cho mọi đối tượng, đồng thời tiết kiệm về chi phí hơn cho người bệnh, Trung tâm Tim mạch cho ra đời các gói tầm soát bệnh tim mạch từ cơ bản đến nâng cao.

Bảng giá tầm soát bệnh tim mạch tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

GÓI KHÁM CHI PHÍ (VNĐ) Gói khám tim mạch tổng quát 3.850.000

(giảm 8% so với giá gốc 4.200.000)

Gói khám tầm soát bệnh tăng huyết áp 3.750.000

(giảm 8% so với giá gốc 4.090.000)

Các gói khám tầm soát bệnh mạch vành từ cơ bản đến nâng cao 4.500.000 - 7.500.000

(giảm 8% so với giá gốc từ 5.130.000 - 8.190.000)

Gói khám tầm soát rung nhĩ/rối loạn nhịp 3.500.000

(giảm 8% so với giá gốc 3.840.000)

Gói khám tầm soát bệnh mạch máu ngoại biên 4.300.000

(giảm 8% so với giá gốc 4.710.000)

Gói khám tầm soát bệnh tim bẩm sinh 800.000 - 2.750.000

(giảm 8% so với giá gốc từ 870.000 - 3.000.000)

Gói khám tầm soát bệnh van tim 3.450.000

(giảm 8% so với giá gốc 3.740.000)

Xem thêm: Gói khám tầm soát bệnh tim mạch tại BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Cần lưu ý gì trước và sau khi tầm soát bệnh tim mạch

1. Trước khi tầm soát bệnh tim mạch

2. Sau khi tầm soát bệnh tim mạch

Sau khi tầm soát bệnh tim mạch xong, người bệnh nên ngồi nghỉ ngơi trước khi về nhà. Nên để người thân đưa về hoặc đón xe, không nên tự lái xe vì trong khi siêu âm, có thể người bệnh được dùng thuốc an thần nhẹ (đối với siêu âm tim qua thực quản).

Trường hợp cần được nhập viện để can thiệp điều trị khi phát hiện ra bệnh tim, người bệnh cần liên hệ với người thân đến bệnh viện để hỗ trợ. Nếu không có gì bất thường, sau khi về nhà nên xây dựng lối sống khoa học, tốt cho sức khỏe tim mạch và thực hiện tái khám tim mạch theo định kỳ.

Tầm soát bệnh tim mạch ở đâu?

Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là địa chỉ được nhiều người tin tưởng đến khám và điều trị các bệnh lý về tim mạch, mạch máu, lồng ngực, đặc biệt là tầm soát bệnh lý về tim mạch. Trung tâm không chỉ đáp ứng về trình độ chuyên môn của bác sĩ, trang thiết bị, mà còn có nhiều gói khám phù hợp cho người bệnh:

BVĐK Tâm Anh trang bị máy CT 1975 lát cắt giúp tầm soát bệnh tim mạch

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sở hữu máy CT 1975 lát cắt Revolution Apex Elite thế hệ mới ứng dụng trí tuệ nhân tạo với tốc độ quay chụp cao nhất thế giới, giúp phát hiện nhanh và sớm các bệnh lý tim mạch. Đây là dòng máy CT 1975 lát cắt được đặt hàng đầu tiên tại Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung.

Ứng dụng máy CT 1975 lát cắt trong tầm soát bệnh tim mạch
Ứng dụng máy CT 1975 lát cắt trong tầm soát bệnh tim mạch

Máy CT 1975 lát cắt có tốc độ quay 0,23 giây với 80kV và 1300mA để thu hình mạch vành chất lượng cao chỉ trong 1 nhịp, không bị ảnh hưởng bởi sự co bóp cơ tim. Nhờ đó, hệ thống máy CT ứng dụng trí tuệ nhân tạo này có thể giúp bác sĩ đánh giá nhanh các vấn đề tim mạch liên quan cho tất cả bệnh nhân với mọi nhịp tim, đặc biệt là theo dõi và định lượng xơ vữa mạch vành. Trường hợp người bệnh có nhịp tim nhanh, bị loạn nhịp, rung nhĩ,… cũng có thể được khảo sát nhanh và chính xác khi sử dụng máy CT 1975 lát cắt này.

Máy CT 1975 lát cắt giúp phát hiện nhanh các trường hợp thiếu máu cơ tim (các dòng máy CT khác hạn chế kỹ thuật này do liều xạ rất cao khi thực hiện kỹ thuật này), xơ vữa mạch vành, hẹp mạch vành, có khối u ở tim,…

Để đặt lịch khám, điều trị tại Trung tâm Tim mạch, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách có thể liên hệ theo thông tin:

Ngay trong thời điểm mang thai, mẹ bầu nên đi tầm soát bệnh tim mạch cho thai nhi để phát hiện sớm các bất thường ở tim thai. Đối với người trưởng thành, nên đi tầm soát khi có các yếu tố nguy cơ, triệu chứng hoặc thăm khám theo định kỳ 2 lần/năm.

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/benhtimmach-a46441.html