VNVC Thành phố Vinh chào đón nhiều Bố Mẹ tham dự lớp thai sản

Sáng ngày 02/06/2024, Trung tâm tiêm chủng VNVC Thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) lần đầu tiên tổ chức Lớp tư vấn sức khỏe thai sản, thu hút hàng trăm Bố Mẹ tham gia cùng sự tư vấn của hai chuyên gia trong lĩnh vực Sản phụ khoa và y tế dự phòng với hai chuyên đề rất hấp dẫn: Chế độ dinh dưỡng cho bé thông minh, mẹ bầu giữ dáng đẹp da và những vắc xin cần thiết trong giai đoạn thai kỳ và sơ sinh.

Lớp tư vấn có sự tham gia của BS CKI. Nguyễn Thị Ngân - Trưởng khoa Sản - Bệnh viện Quốc tế và BS Bùi Công Sự, Quản lý Y khoa Vùng 3 - Miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

tổng kết lớp học tiền sản thành phố vinh

Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai để bé khỏe mạnh, thông minh - mẹ bầu giữ dáng đẹp da

Thai nhi ban đầu được hình thành từ một tế bào duy nhất và chúng cần nguồn dinh dưỡng để làm tổ và phát triển trong tử cung của người mẹ. Trong 8-12 tuần đầu tiên, lớp nội mạc tử giàu dưỡng chất là nguồn dinh dưỡng duy nhất cho phôi thai, cho đến tháng thứ 4, khi nhau thai gần như đã hoàn thiện về cấu tạo và có khả năng cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi qua đường máu. Lúc này, thai nhi dựa vào nguồn dinh dưỡng được mẹ truyền qua nhau thai là chủ yếu để phát triển về trí não và thể chất.

Nghiên cứu cho thấy ngay từ tháng thứ 2 của thai kỳ, não bộ của bé đã bắt đầu hình thành, phát triển và không ngừng hoàn thiện cho đến khi được sinh ra. Do đó, chế độ dinh dưỡng được áp dụng trong suốt thời gian mang thai không chỉ quyết định sức khỏe giúp mẹ bầu “vượt cạn” một cách khỏe mạnh, an toàn mà còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của thai nhi ngay sau khi chào đời.

em bé trong bụng mẹ
Chế độ dinh dưỡng được áp dụng trong suốt thời gian mang thai không chỉ quyết định sức khỏe giúp mẹ bầu vượt cạn an toàn mà còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của thai nhi ngay sau khi chào đời.

Theo BS CKI. Nguyễn Thị Ngân, trong thai kỳ, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu nên ưu tiên bổ sung các dưỡng chất thông minh như DHA, ARA, omega-3, omega-6, Lutein, Taurin, Cholin, Sắt, Kẽm, I-ốt, Acid Folic, các vitamin nhóm B cùng nhiều hoạt chất khác để giúp kích thích và thúc đẩy quá trình phát triển bổ não, tăng cường nhận thức, khả năng chú ý, học hỏi, ghi nhớ của trẻ.

Trong tam cá nguyệt thứ nhất, quá trình hình thành cơ quan nội tạng đã bắt đầu với sự hình thành của ống thần kinh từ tuần thứ 3, hệ thần kinh nguyên thủy từ tuần thứ 8, ống hô hấp bắt đầu nối dài từ họng đến 2 lá phổi, tĩnh mạch có thể nhìn thấy rõ qua da và hình thái cơ bản của thai nhi đã dần hoàn thành, tuy nhiên trọng lượng của thai nhi chưa tăng đáng kể.

Trong giai đoạn này, ngoài việc khám thai thường xuyên để theo dõi sự phát triển của thai nhi, xét nghiệm nhằm phát hiện sớm các bệnh lý của hai mẹ con thì mẹ bầu cần tập trung vào chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho thai nhi ở 3 tháng đầu thai kỳ. Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên bổ sung đa dạng các thực phẩm như thịt, cá, trứng và hải sản (cần ưu tiên ăn nhiều cá hơn thịt), rau, củ, quả tươi, đậu đỗ, rong biển, muối I-ốt, bổ sung sữa, sữa chua và phô mai. Đồng thời, cần ưu tiên những thực phẩm giàu Axit folic như là cam, khoai tây, bông cải xanh, măng tây, trứng, đậu, các loại rau lá xanh… Nếu trong quá trình mang thai mẹ bầu nghén nhiều có thể áp dụng cách chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày, không nên để bụng đói và cũng tránh không nên ăn quá no vì sẽ gây chứng khó tiêu mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Trong tam cá nguyệt thứ hai, thai nhi phát triển nhanh chóng, hoàn thiện dần hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ xương, não bộ, biết mút tay, quẫy đạp nên mẹ bầu có thể cảm nhận rõ sự chuyển động của thai nhi bên trong cơ thể. Các chuyên gia khuyến cáo ở giai đoạn này, mẹ cần ăn nhiều hơn cả lượng và chất so với 3 tháng đầu của thai kỳ: tăng thức ăn động vật và nên ăn các loại cá ít nhất 3 lần/ tuần (cá hồi, cá trích, cá mòi…), bổ sung các loại hạt có dầu (hạt bí, hạt hướng dương, hạt vừng, hạt đậu nành, quả óc chó…), tăng cường chất xơ từ rau, củ, quả tươi và rong tảo biển, dùng muối I-ốt. Đồng thời, mẹ bầu nên uống ít nhất 2 ly sữa mỗi ngày để cung cấp nhiều canxi, vitamin và dưỡng chất cần thiết đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi trong thai kỳ.

Tam cá nguyệt cuối cùng là giai đoạn thai nhi bứt phá rất nhanh về cân nặng và chiều cao, não bộ phát triển mạnh mẽ, có khả năng nghe, nhận biết được tiếng ồn và giọng nói. Do đó, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của trẻ trong giai đoạn quan trọng này, mẹ bầu cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các thực phẩm giàu đạm, sắt, canxi, kẽm, DHA, I-ốt và tăng lượng ăn so với 3 tháng giữa thai kỳ. Ngoài ra, bổ sung đủ nước và uống 2-3 ly sữa mỗi ngày để giúp mẹ bầu có đủ sức khỏe sẵn sàng cho hành trình “vượt cạn” đón em bé chào đời khỏe mạnh, thông minh.

chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu
Mẹ bầu nên ưu tiên bổ sung các dưỡng chất thông minh như DHA, ARA, omega-3, omega-6, Lutein, Taurin, Cholin, Sắt, Kẽm, I-ốt, Acid Folic, các vitamin nhóm B

Những vắc xin cần thiết tiêm trong giai đoạn thai kỳ và trẻ sơ sinh

Bên cạnh việc chú trọng thực đơn dinh dưỡng để em bé chào đời khỏe mạnh, thông minh thì việc tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho mẹ bầu giữ vai trò rất quan trọng giúp ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể mắc phải trong thai kỳ. Bởi trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu sẽ điều chỉnh xuống mức thấp nhất để bảo vệ thai nhi, điều này đồng nghĩa với việc sức đề kháng của mẹ suy giảm và có nguy cơ cao bị các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tấn công. Một khi mẹ bầu mắc bệnh thì có nguy cơ tiến triển nặng và gặp các biến chứng nguy hiểm hơn người bình thường.

Chẳng hạn, phụ nữ nếu mắc bệnh sởi trong thai kỳ làm tăng gấp 2 lần nguy cơ nhập viện điều trị và có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi (chiếm 26%), sảy thai, thai chết lưu, sinh non (chiếm khoảng 20 - 60%). Phụ nữ mang thai mắc thủy đậu sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng thứ phát, thậm chí là tử vong, thai nhi có khả năng chết lưu, mắc thủy đậu bẩm sinh và các di chứng nặng nề ngay sau khi chào đời.

Bệnh Rubella cũng được đánh giá là rất nguy hiểm với phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Bởi đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành các bộ phận trên cơ thể, nếu mẹ bầu nhiễm bệnh, virus có thể xâm nhập qua nhau thai để tấn công tới quá trình phát triển của thai nhi. Điều này sẽ khiến bác sĩ Sản khoa tư vấn phải đình chỉ thai kỳ vì những dị tật nặng nề ở thai nhi. Thống kê cho thấy hội chứng Rubella bẩm sinh có thể gặp ở 70%- 90% trẻ sinh ra từ bà mẹ bị nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ngoài ra, các bệnh nguy hiểm như cúm, ho gà, quai bị, uốn ván sơ sinh,… cũng đe dọa, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của thai nhi nếu mẹ không chủ động phòng ngừa bệnh bằng việc tiêm vắc xin đầy đủ trong suốt thai kỳ.

hình ảnh lớp học tiền sản thành phố vinh
Chuyên gia nhấn mạnh phụ nữ nên tiêm đầy đủ và đúng lịch các vắc xin quan trọng trước và trong khi mang thai để chuẩn bị cho hành trình mang thai và “vượt cạn” khỏe mạnh, an toàn.

Danh mục các mũi vắc xin quan trọng phụ nữ cần tiêm trước và trong thai kỳ được bác sĩ khuyến cáo

Vắc xin cho phụ nữ chuẩn bị mang thai

STT

Phòng bệnh

Tên vắc xin

1 Sởi - Quai bị - Rubella MMR II (3 in 1) (Mỹ) Priorix (Bỉ) MMR (Ấn Độ) 2 Thủy đậu Varivax (Mỹ) Varilrix (Bỉ) Varicella (Hàn Quốc) 3 Cúm mùa Vaxigrip Tetra (Pháp) Influvac Tetra (Hà Lan) 4 Viêm gan A, B Twinrix (Bỉ) 5 Các bệnh sinh dục sinh dục do HPV Gardasil (Mỹ) Gardasil 9 (Mỹ) 6 Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà Adacel (Canada) Boostrix (Bỉ) 7 Viêm màng não do não mô cầu Menactra (Mỹ) 8 Các bệnh do phế cầu khuẩn (nếu cần thiết) Prevenar 13 (Bỉ) Synflorix (Bỉ)

Vắc xin cho phụ nữ mang thai

STT

Phòng bệnh

Tên vắc xin

1 Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà Adacel (Canada) Boostrix (Bỉ) 2 Cúm mùa Vaxigrip Tetra (Pháp) Influvac Tetra (Hà Lan)

Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh khi mới chào đời có hệ miễn dịch khỏe mạnh chống chọi được với hàng tỷ loại virus, vi khuẩn nguy hiểm ở môi trường bên ngoài là do được thừa hưởng lượng kháng thể thụ động mẹ truyền qua trong khi mang thai kết hợp với lượng kháng thể nhận được từ sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng kháng thể này không tồn tại mãi mãi mà sẽ giảm dần sau 3-6 tháng đầu sau sinh, trong khi đó, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non nớt nên chưa thể tự sản sinh kháng thể để tự bảo vệ chính mình. Điều này khiến trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

Do đó, các chuyên gia nhấn mạnh bố mẹ hoặc những người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm bám sát lịch tiêm và cho trẻ đi tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch ngay khi đến độ tuổi tiêm ngừa để bảo vệ sức khỏe cũng như phòng ngừa các nguy cơ tiếp xúc với các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Bởi những năm tháng đầu đời có ý nghĩa rất quan trọng khi quyết định toàn bộ đến sự phát triển khỏe mạnh của một con người từ lúc mới sinh đến khi về già.

Danh mục các mũi vắc xin quan trọng cần tiêm cho trẻ từ 0-24 tháng tuổi được bác sĩ khuyến cáo

Vắc xin

Phòng bệnh

Sơ sinh Tháng tuổi ≤24h 2 3 4 6 7-8 9 10-11 12 15 18 24 Gene Hbvax (Việt Nam)

Heberbiovac (Cu Ba)

Viêm gan B ☑️ BCG (Việt Nam) Lao ☑️ Infanrix Hexa (Bỉ)

Hexaxim (Pháp)

Ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B và Hib ☑️

(M1)

☑️

(M2)

☑️

(M3)

☑️

(M4)

Pentaxim (Pháp) Ho gà, bạch hầu, uốn ván và Hib ☑️

(M1)

☑️

(M2)

☑️

(M3)

☑️

(M4)

Synflorix (Bỉ)

Prevenar 13 (Bỉ)

Viêm tai giữa, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não do phế cầu khuẩn ☑️

(M1)

☑️

(M2)

☑️

(M3)

☑️

(M4)

Rotarix (Bỉ) Tiêu chảy cấp do Rotavirus ☑️

(M1)

☑️

(M2)

Rotavin (Việt Nam) Rotateq (Mỹ) ☑️

(M3)

Vaxigrip Tetra (Pháp)

Influvac Tetra (Hà Lan)

Cúm ☑️

(M1)

☑️

(M2)

☑️

(M3)

Vắc xin Bexsero (Ý) Viêm màng não do Neisseria meningitidis nhóm B ☑️

(M1)

☑️

(M2)

VA-Mengoc-BC (Cu Ba) Viêm màng não do não mô cầu khuẩn tuýp B,C ☑️

(M1)

☑️

(M2)

MVVac (Việt Nam) Sởi ☑️

(M1)

☑️

(M2)

Imojev (Thái Lan) Viêm não Nhật Bản ☑️

(M1)

☑️

(M2)

Jevax (Việt Nam) ☑️

(M1)

☑️

(M2)

Jeev (Ấn Độ) ☑️

(M1)

☑️

(M2)

Menactra (Mỹ) Não mô cầu ACYW-135 ☑️

(M1)

Varilrix (Bỉ) Thủy đậu ☑️

(M1)

☑️

(M2)

Varivax (Mỹ) ☑️

(M1)

☑️

(M2)

Varicella (Hàn Quốc) ☑️

(M1)

☑️

(M2)

Priorix (Bỉ) Sởi - Quai bị - Rubella ☑️

(M1)

☑️

(M2)

MMR II (Mỹ) ☑️

(M1)

MMR (Ấn Độ) ☑️

(M1)

Avaxim 80U (Pháp) Viêm gan A ☑️

(M1)

☑️

(M2)

Twinrix (Bỉ) Viêm gan A + B ☑️

(M1)

☑️

(M2)

Typhim VI (Pháp)

Typhoid VI (Việt Nam)

Thương hàn ☑️

(M1)

mORCVAX (Việt Nam) Tả ☑️

(Uống 2 liều cách nhau tối thiểu 2 tuần)

Sau tiêm vắc xin, trẻ có thể gặp một số phản ứng sau tiêm bao gồm sốt, sưng đỏ tại vết tiêm, bú kém,… Tuy nhiên, đây đều là những phản ứng sau tiêm thông thường và tồn tại trong một thời gian ngắn, có thể biến mất sau 24-48 giờ. Nếu trẻ có biểu hiện sốt sau tiêm, bố mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng, chăm sóc trẻ bằng cách lau mát cơ thể, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát và tăng cường cho con bú sữa mẹ. Ngoài ra, nếu phát hiện trẻ có biểu hiện bất thường, gia đình có thể gọi đến hệ thống tiêm chủng VNVC để được kết nối gặp đội ngũ bác sĩ tư vấn nhanh nhất.

Tóm lại, chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển về trí não của thai nhi ngay từ trong bụng mẹ. Mẹ bầu cần cân đối, bổ sung đủ chất dinh dưỡng như protein, canxi, sắt, acid folic và các vitamin quan trọng khác để thúc đẩy sự phát triển tổ chức cơ quan và hệ thần kinh của thai nhi, tác động tích cực đến sự phát triển phản xạ, học tập và trí thông minh của con sau này. Đồng thời, trước khi có dự định mang thai, mẹ bầu cũng cần chủ động tiêm đầy đủ và đúng lịch các loại vắc xin quan trọng để ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Điều này không chỉ giúp các mẹ bảo vệ sức khỏe chính mình mà còn bảo vệ sức khỏe và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của thai nhi khi còn trong bụng mẹ và ngay sau khi chào đời.

Để được tư vấn, đặt lịch tiêm chủng, đăng ký gói vắc xin hoặc tham gia các chương trình ưu đãi, Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với VNVC qua:

CHÙM ẢNH LỚP TƯ VẤN SỨC KHỎE THAI, SẢN TẠI VNVC THÀNH PHỐ VINH (TỈNH NGHỆ AN)

hình ảnh lớp học tiền sản thành phố vinh

hình ảnh lớp học tiền sản thành phố vinh

hình ảnh lớp học tiền sản thành phố vinh

hình ảnh lớp học tiền sản thành phố vinh

hình ảnh lớp học tiền sản thành phố vinh

hình ảnh lớp học tiền sản thành phố vinh

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/vnvc-vinh-a46574.html