Ngày nay, rất nhiều gia đình vẫn giữ thói quen thắp hương và đọc văn khấn gia tiên hàng ngày. Bởi họ quan niệm rằng, mỗi nén hương được thắp lên là một lần được bày tỏ tấm lòng thành kính, biết ơn đến bậc tiền nhân.
Đồng thời, chăm lo hương khói mỗi ngày còn giúp chốn thờ tự ấm áp và linh thiêng hơn
Việc thắp hương và đọc bài văn khấn gia tiên hàng ngày phải xuất phát từ tấm lòng của gia chủ. Nếu không có thời gian để duy trì thói quen này thì chỉ cần thắp hương và dâng lễ mọn vào những ngày quan trọng để bày tỏ lòng thành.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
- Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này
- Các cụ Cao Tằng Tổ khả, Cao Tằng Tổ tỷ
- Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội ngoại
Hôm nay là ngày…….tháng……năm…….
Tín chủ con là:…………………
Ngụ tại:…………………………………….cùng toàn gia quyến
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án
Chúng con thành tâm kính mời:
- Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này
- Hương hồn gia tiên nội, ngoại
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ
Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật
Phù trì tín chủ chúng con:
Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông
Người người được chữ bình an
Tám tiết vinh khang thịnh vượng
Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang
Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám
Cẩn cáo!
Tham khảo thêm: Văn khấn mùng 1 hàng tháng
Mâm lễ cúng hàng ngày thường không đòi hỏi sự cầu kì, tốn kém. Vì vậy, gia chủ chỉ cần thành tâm chuẩn bị chút lễ mọn để dâng lên Thần linh, Thần tài, Thổ địa và tổ tiên cũng có thể mời các cụ về chứng giám tại gia.
Tuy nhiên, nếu vào những ngày quan trọng và ý nghĩa như rằm, mùng 1, lễ tết hay giỗ chạp, gia chủ cần chuẩn bị lễ cúng một cách tươm tất, chu đáo và cầu kỳ hơn. Bởi điều này không chỉ thể hiện sự biết ơn mà còn thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với các bậc bề trên trong gia đình.
Theo đó, để chuẩn bị mâm lễ cúng hàng ngày tại nhà, gia chủ cần chuẩn bị những món ăn cơ bản cũng như các vật phẩm thờ cúng như sau:
Hoa tươi: nên chọn các loại hoa như hoa cúc, hoa huệ, hoa hồng,…
Trái cây tươi: nên chọn các loại quả có hình tròn, màu sắc tươi sáng, tránh chọn những loại có gai mang sát khí không tốt đến cho gia đình. Dồng thời gia chủ cũng xem xét kỹ khi chọn hoa quả để không chọn phải những loại quả đã bị hư hỏng, bầm dập trong quá trình vận chuyển.
Nước lọc hoặc rượu trắng: 3 - 5 chén
Oản phẩm
Hương thơm
Bài văn khấn hàng ngày tại nhà
Đây là những vật phẩm thờ cúng thường được sử dụng hàng ngày để dâng lên gia tiên, thần Phật trong gia đình. Bên cạnh đó, lưu ý quan trọng mà gia chủ cần ghi nhớ đó là không sử dụng đồ cúng mặn cho mâm cúng trên bàn thờ Phật. Bởi việc làm này theo quan niệm thờ cúng đó là vi phạm quy tắc của nhà Phật.
Thờ cúng tổ tiên hằng ngày, hằng tháng để cầu mong được tổ tiên phù hộ độ trì.
Cúng tổ tiên vào ngày rằm hoặc mồng một hằng tháng.
Thờ cúng tổ tiên vào các ngày Tết hoặc ngày lễ theo văn hóa Việt Nam: Tết Nguyên Tiêu, lễ Vu Lan,…
Từ lâu, thờ cúng tổ tiên đã trở thành một phong tục, một chuẩn mực đạo đức, đạo lý làm người, là một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đặc biệt là đời sống của người Việt Nam.
Thờ cúng tổ tiên là tất cả các hình thức nghi lễ, thờ cúng để tỏ lòng thành kính của người đời sau đối với người thế hệ trước trong một gia đình có ông bà, cha mẹ hay người thân đã khuất.
Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam ra đời từ lâu đời, trên cơ sở niềm tin vào sự bất tử của linh hồn sau khi con người chết đi. Dân ta tin rằng con người khi mất thường đến thăm hỏi, phù hộ độ trì cho con cháu.
Không nhất thiết phải mâm cơm đầy đủ, chỉ cần thắp một nén hương lên bàn thờ tổ tiên vào những ngày lễ, Tết, giỗ tổ, con cháu trong gia đình cũng đã tỏ lòng thành kính và lòng biết ơn đối với tổ tiên.
Thực tế tuy không bắt buộc nhưng nó là “luật bất thành văn” trong đời sống tâm linh của người Việt đã có từ bao đời nay. Cầu mong tổ tiên phù hộ cho gia đình bình an, đó là tâm niệm của mọi người dân đất Việt.
Tham khảo thêm: Văn khấn rằm tháng 7 trong nhà và ngoài trời
Theo quan niệm thờ cúng của nhiều gia đình, việc thắp hương và đọc văn khấn gia tiên hằng ngày là việc nên làm để kết nối hai thế giới vô hình và hữu hình. Không chỉ giúp bàn thờ trở nên ấm cúng hơn mà trong lòng mỗi người sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản.
Việc thắp hương, khấn gia tiên hằng ngày phải xuất phát từ tận tâm của gia chủ. Nếu không có thời gian để duy trì thói quen này, bạn cứ thắp hương, cúng lễ vào những ngày quan trọng để tỏ lòng thành.
Thời gian tốt nhất để thắp hương và khấn tổ tiên là sáng sớm và chiều tối trước 7h. Thắp hương vào sáng sớm sẽ giúp gia chủ khởi đầu một ngày mới bình an và thuận lợi hơn. Tương tự, thắp hương vào mỗi buổi tối sẽ mang lại cảm giác thư thái, bình yên sau một ngày dài làm việc căng thẳng, mệt mỏi.
Nhìn chung, thời gian đọc văn khấn gia tiên hằng ngày sẽ tùy thuộc vào sự sắp xếp của gia chủ. Tuy nhiên, không nên thắp hương quá muộn vì điều đó sẽ tạo điều kiện cho những vong hồn lang thang nghe thấy hương khói sẽ làm phiền, phá hoại gia đình.
Cũng cần lưu ý khi đọc văn khấn tổ tiên hằng ngày phải mặc quần áo chỉnh tề, thắp hương bằng hai tay và tránh những hành động thể hiện sự bất kính, không tôn trọng tổ tiên.
Tham khảo thêm: Văn khấn bao sái bàn thờ
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/bai-khan-thap-huong-hang-ngay-a46739.html