10 cách trị nóng gan hiệu quả tại nhà giúp cải thiện sức khỏe

Nóng gan là thuật ngữ dân gian, theo y học hiện đại, nóng gan là tình trạng rối loạn hoặc suy giảm chức năng gan, nếu không có giải pháp can thiệp kịp thời, nóng gan kéo dài có thể dẫn đến tổn thương gan và gây ra các bệnh lý về gan nguy hiểm. Vì vậy, hãy “bỏ túi” ngay 10 cách trị nóng gan hiệu quả tại nhà giúp cải thiện sức khỏe dưới đây.

cách trị nóng gan

Nguyên nhân gây nóng gan

Theo các chuyên gia, nóng gan xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học; tiếp xúc với các yếu tố gây hại cho gan như rượu bia, hóa chất, thuốc điều trị hoặc mắc các bệnh lý về gan. Cụ thể:

1. Uống nhiều rượu bia

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (1), uống hơn 15 ly rượu mỗi tuần đối với nam giới và 8 ly rượu mỗi tuần đối với phụ nữ có khả năng gây hại cho gan, làm suy giảm chức năng gan.

2. Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học

Tiêu thụ nhiều thực phẩm bẩn, thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, nhiều đường và muối tạo áp lực thải độc lên gan, làm tăng tích trữ chất béo và gây rối loạn chức năng gan.

3. Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh

Gan và túi mật cần có đủ thời gian nghỉ ngơi để hồi phục năng lượng và sản xuất các dưỡng chất cần thiết cho quá trình hoạt động của chúng diễn ra trong ngày. Do đó, nếu bạn thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của gan, đặc biệt là chức năng giải độc, khiến độc tố dễ tích tụ và gây suy giảm chức năng gan, sinh bệnh nóng gan.

4. Lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc điều trị

Chuyển hóa các chất là nhiệm vụ quan trọng của gan, hầu hết các thuốc giảm đau, thuốc điều trị đều chuyển hóa qua gan và thận. Do đó, nếu thường xuyên lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, chống viêm… có thể làm ảnh hưởng chức năng gan và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về gan.

5. Mắc bệnh lý về gan

Một số bệnh lý về gan như viêm gan siêu vi, gan nhiễm mỡ, bệnh gan tự miễn… với triệu chứng ban đầu là suy giảm chức năng gan, nếu không can thiệp điều trị kịp thời có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Cách trị nóng gan hiệu quả tại nhà nhanh chóng

Người bệnh nóng gan thường đối mặt với các triệu chứng ngứa ngáy, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, buồn nôn và nôn, chảy máu chân răng, khó ngủ, suy nhược cơ thể, da và mắt chuyển màu vàng… Tình trạng này có thể được kiểm soát bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

1. Tăng cường rau xanh, protein

Đây là cách trị nóng gan được các chuyên gia khuyến nghị. Các loại rau xanh có nhiều vitamin và vi chất cần thiết hỗ trợ chức năng gan. Trong khi đó, protein hỗ trợ cho các hoạt động của gan. Các loại rau xanh tốt cho gan như: cải bó xôi, súp lơ xanh, xà lách, mồng tơi, diếp cá, rau ngót, rau muống…

2. Trái cây có chứa nhiều chất chống oxy hóa

Các loại trái cây chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất như: cam, quýt, chanh, bưởi, táo, nho, thanh long, bơ… giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ phục hồi tế bào gan, thải độc tố trong gan, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện chức năng gan.

3. Giảm tiêu thụ carbohydrate

Các loại thực phẩm giàu carbohydrate như cơm trắng, bánh mì, mì ống, khoai tây… dễ chuyển hóa thành chất béo tích lũy trong gan, dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ, làm tăng nguy cơ nóng gan.

Ngoài ra, món ăn chiên rán, thức ăn nhanh, nội tạng động vật… cũng khiến gan tích tụ mỡ và độc tố. Các món ăn ngọt như bánh ngọt, kẹo, chè… không chỉ tăng nguy cơ mỡ máu, bệnh tim mạch mà còn gây trầm trọng hơn tình trạng viêm, mỡ hóa gan.

4. Hạn chế rượu bia, tránh xa các chất kích thích

Bia rượu, các chất kích thích, thuốc lá, cà phê… trực tiếp gây hại cho gan và đòi hỏi gan phải lọc thải vất vả, dẫn đến suy giảm chức năng gan. Do đó, cách trị nóng gan bạn cần thực hiện là hạn chế rượu bia và tránh xa các chất kích thích.

5. Uống đủ nước

Nước giúp ổn định tuần hoàn, hỗ trợ loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, đồng thời giúp điều hòa thân nhiệt và chống lại quá trình oxy hóa trong các tế bào. Ngoài nước lọc, người nóng gan có thể bổ sung các loại nước tốt cho gan như nước bí đao, nước nha đam, nước gạo lứt, trà xanh, trà thảo dược…

6. Nghỉ ngơi đầy đủ

Đây cũng là cách trị nóng gan bạn nên lưu ý. Người bệnh nóng gan nên ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm, hạn chế thức khuya. Nhờ đó, gan có đủ thời để tái tạo năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho các hoạt động, giúp chữa lành các tổn thương và đảm bảo các chức năng của gan hoạt động tốt.

7. Kiểm soát căng thẳng

Tránh xa căng thẳng/stress bằng cách giảm tải công việc, đồng thời, dành thời gian cho việc đọc sách, nghe nhạc, thiền… để giúp thư giãn tinh thần và tốt cho hệ tiêu hóa.

8. Thể dục, thể thao thường xuyên

Thể dục, thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải giúp tăng cường trao đổi chất, gan hoạt động tốt hơn và tăng cường sức khỏe tổng thể. Một số bộ môn nhẹ nhàng, tốt cho gan như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe, thiền, yoga… Đây cũng là cách trị nóng gan đơn giản, hiệu quả tại nhà bạn có thể tham khảo.

9. Tránh lạm dụng thuốc

Khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bạn không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, điều này không chỉ gây hại đến gan mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

10. Khám gan định kỳ

Khám gan định kỳ 6 tháng 1 lần là cách tốt nhất để kiểm tra chức năng gan và phát hiện sớm các bệnh lý về gan mật, từ đó có hướng điều trị thích hợp.

Tìm hiểu thêm nóng gan nên uống thuốc gì?

Bổ sung dưỡng chất chuyên biệt giúp tăng cường chức năng gan

Hiện nay, một số thảo dược quý như Wasabia và S. Marianum (có trong sản phẩm Hewel) qua các công trình nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả kiểm soát hoạt động tế bào Kupffer. Wasabia có tác dụng khử độc, đặc trưng của nền y học và văn hóa ẩm thực Nhật Bản từ hàng ngàn năm nay, còn S. Marianum có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải, được sử dụng để duy trì sức khỏe gan, mật.

Các nghiên cứu tại Nhật Bản và Đức cho thấy, sử dụng Wasabia và S. Marianum giúp giảm các chất gây viêm TNF-α,TGF-β và Interleukin, nhờ đó hạn chế quá trình viêm và tổn thương gan, ngăn chặn sản xuất mô sợi gây xơ. Đồng thời, tinh chất Wasabia còn kích hoạt Nrf2 - yếu tố bảo vệ cơ thể, thúc đẩy quá trình khử độc cho gan, kiểm soát tế bào Kupffer, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư hại, nhờ đó bảo vệ và phòng ngừa các bệnh lý về gan hiệu quả.

Những lưu ý khi chữa nóng gan?

Người bệnh nóng gan không được tự ý điều trị tại nhà bằng các bài thuốc nam như cây mã đề, atiso, cây chó đẻ… Mặc dù các loại thảo dược này khá lành tính, nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe. Do đó, nếu có nhu cầu sử dụng, người bệnh nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc có chuyên môn.

Khi các triệu chứng nóng gan kéo dài không thuyên giảm như: mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, đau hạ sườn phải, nước tiểu và phân đổi màu, da và mắt chuyển màu vàng… người bệnh không được chủ quan mà nên đến các cơ sở chuyên khoa gan mật để khám, chẩn đoán nguyên nhân và có phác đồ điều trị thích hợp.

Nóng gan là tình trạng gan bị tổn thương, suy giảm chức năng. Người bệnh có thể tham khảo các cách trị nóng gan trên đây và đừng quên bổ sung các tinh chất quý cho gan như Wasabia và S. Marianum để hỗ trợ tăng cường chức năng gan và bảo vệ gan từ bên trong.

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/meo-dan-gian-chua-nong-gan-a48984.html