Cầm máu và băng bó vết thương

Trong cuộc sống hàng ngày, chảy máu là tình huống thường gặp ở trẻ nhỏ. Chảy máu là hiện tượng máu thoát ra khỏi lòng mạch (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch). Chảy máu nhiều sẽ làm suy tuần hoàn của cơ thể, gây ra tổn thương các mô và các cơ quan trong cơ thể và cuối cùng làm nạn nhân tử vong. Vì vậy chảy máu cần được kiểm tra trong giai đoạn đánh giá ban đầu sau khi kiểm tra mạch, huyết áp của nạn nhân. Cùng tìm hiểu cách sơ cứu vết thương khi bị chảy máu với tiến sĩ, bác sĩ Lê Ngọc Duy-phụ trách Trung tâm cấp cứu và chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Nguyên nhân và triệu chứng

Thường do vật sắc nhọn: dao, kéo… hoặc vật tỳ đè.

Có hai loại chảy máu:

-Chảy máu ngoài: có thể nhìn thấy được. Ví dụ: vết cắt ngoài da, gãy xương hở…

-Chảy máu trong: chảy máu bên trong cơ thể, khó phát hiện trong giai đoạn sớm.

Nguyên nhân thường do các vật thể tỳ đè gây nên: va đập, ngã… làm chảy máu nội tạng: chảy máu não, chảy máu trong ổ bụng…. cần phải theo dõi sát mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở của bệnh nhân kết hợp với chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, chiếu chụp…) để phát hiện chảy máu trong.

Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp ở giai đoạn muộn, chảy máu nhiều:

+Da xanh, lạnh, ẩm ướt

+Khát nước nhiều

+Mạch nhanh, yếu

+Thở nhanh, nông

+Co cứng thành bụng, nạn nhân nằm tư thế bào thai (cuộn tròn)

+Đau đớn, khó chịu

+Buồn nôn và/hoặc nôn

+Chướng bụng

+Giảm tri giác

+Có dấu hiệu sốc( huyết áp hạ)

Xử trí

Xử trí khi chảy máu ngoài

GHI NHỚ

Để cầm máu, cấp cứu viên phải.

Xử trí khi chảy máu trong

BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG

Gồm hai kĩ thuật là băng che vết thương và băng ép vết thương.

Băng che

Băng che vết thương có tác dụng cầm máu, bảo vệ vết thương, ngăn ngừa nhiễm khuẩn và các tổn thương thứ phát.

Các bước xử trí:

Băng ép

Băng ép vết thương: quấn các vòng băng tạo ra một áp lực ép trực tiếp vết thương để cầm máu và che vết thương đồng thời có thể giúp cố định được nẹp, chi hoặc khớp, giảm sưng, phù nề.

Các bước xử trí:

Dấu hiệu băng quá chặt

Ở dưới chỗ băng:

KẾT LUẬN

Chảy máu do nhiều nguyên nhân (tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động, tai nạn giao thông) gây ra, khi có chảy máu việc cầm máu và băng ép vết thương đúng nạn nhân sẽ tránh được các nguy cơ suy tuần hoàn, sốc, nhiễm khuẩn… Khi có nghi ngờ chảy máu (chảy máu trong) cần phải theo dõi sát nạn nhân để phát hiện và xử trí kịp thời các dấu hiện của mất máu.

Tiến sĩ Lê Ngọc Duy

Trung tâm cấp cứu và chống độc nhi khoa

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/anh-bang-bo-vet-thuong-a49014.html