Sữa có chứa axit lactic, một loại axit alpha hydroxy (AHA) có trong nhiều sản phẩm chăm sóc da hiện đại khác. Axit lactic (có trong sữa) là thành phần đặc biệt phổ biến trong các loại sữa rửa mặt chống lão hóa. Các nghiên cứu cho rằng axit lactic có thể giúp loại bỏ các tế bào da chết và kích thích sự phát triển của tế bào mới.
Tuy nhiên, chỉ dựa vào thành phần axit lactic không thể giúp sữa tươi trở thành một chất làm sạch cho da mặt. Chưa có bằng chứng từ các nghiên cứu thực tiễn chứng minh sữa có thể làm sạch da mặt tốt hơn nước và các loại xà phòng rửa mặt dịu nhẹ khác.
XEM THÊM: Tần suất sử dụng mặt nạ trong quy trình chăm sóc da
Đặc điểm của sữa là có kết cấu dạng kem và tính axit nhẹ, điều này làm một số người tin rằng sữa tươi là một thành phần tuyệt vời để đắp mặt nạ. Tuy nhiên, ngay cả khi người dùng không nhạy cảm với sữa, họ vẫn nên sử dụng các sản phẩm lên men từ sữa (như sữa chua hoặc kem chua) để làm nguyên liệu cho các loại mặt nạ tự làm tại nhà hơn là dùng sữa tươi trực tiếp.
Một số người thường tự thoa sữa trực tiếp lên da để làm da sáng hơn. Tuy nhiên, các phương pháp làm sáng da này chỉ được truyền tai nhau và có thể gây hại khi sử dụng lâu dài. Axit lactic có trong sữa là thành phần của nhiều liệu pháp làm sáng da và kem trị vết thâm nhưng không có nghiên cứu lâm sàng nào cho thấy sữa hoặc axit lactic giúp làn da sáng hơn.
Sử dụng sữa để trị mụn có thể là một ý kiến hay vì tình trạng thiếu vitamin D là một yếu tố dẫn đến mụn trứng cá, trong khi đó sữa lại rất giàu vitamin D (và các vitamin khác). Bên cạnh đó, sữa còn tạo cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu khi thoa lên mụn trứng cá. Tuy nhiên, quan niệm sữa có thể tạm thời làm giảm sự xuất hiện của mụn trứng cá chỉ là những kinh nghiệm truyền miệng mà chưa được nghiên cứu nào chứng minh.
Việc sử dụng sữa mỗi ngày để thoa lên da lại liên quan mật thiết đến tỷ lệ nổi mụn trứng cá cao hơn, vì việc này có thể làm bít tắc nghẽn lỗ chân lông hoặc gây kích ứng vùng da mụn.
XEM THÊM: Sau khi tẩy da chết xong có nên đắp mặt nạ?
Sử dụng sữa để dưỡng ẩm da mỗi ngày có thể mang lại hiệu quả tốt hơn là không dưỡng ẩm bằng bất kỳ phương pháp nào. Tuy nhiên, vẫn chưa có đầy đủ chứng cứ để cho thấy đây là một ý tưởng hay.
Bản chất sữa không phải là chất làm ẩm, đồng nghĩa nó không có tác dụng giữ ẩm cho làn da. Thay vào đó người dùng có thể sử dụng các sản phẩm, kem dưỡng ẩm đã được chứng minh hiệu quả khác (chẳng hạn như tinh dầu) sẽ giúp da bớt khô hơn.
Tính axit nhẹ và hàm lượng axit lactic bên trong giúp sữa trở thành một thành phần tẩy tế bào chết phổ biến. Một số người đã thành công khi sử dụng sữa để tẩy tế bào da chết một cách nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho rằng axit lactic đậm đặc kích thích sự thay thế tế bào, đồng thời loại bỏ tế bào chết trên da. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu trực tiếp nào cho thấy sử dụng sữa để tẩy tế bào da chết tốt hơn so với các sản phẩm tẩy tế bào chết đã được chứng minh hiệu quả khác.
Sử dụng sữa mát (sữa được làm lạnh) để chườm lên làn da làm hút nhiệt khỏi các tế bào da sau khi phơi nắng quá lâu. Tuy tác dụng của sữa trong việc điều trị viêm da hoặc da cháy nắng chưa rõ ràng nhưng miễn là cơ thể người dùng không nhạy cảm với sữa thì việc chườm sữa mát lên da sẽ không có hại gì.
Người dùng có thể sử dụng các hộp sữa (còn hạn sử dụng) hoặc sữa để trong tủ lạnh để chườm mát và làm dịu các triệu chứng khó chịu do cháy nắng. Tuy nhiên tốt nhất vẫn là luôn bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách sử dụng các bệnh pháp khác (như kem chống nắng, áo khoác bảo vệ da).
Trên thực tế có rất nhiều biện pháp chăm sóc da nguồn gốc từ sữa như mặt nạ hay sữa tắm, nhưng có rất ít bằng chứng khoa học chứng minh điều này có lợi cho làn da. Nếu bạn thuộc nhóm 65% người nhạy cảm với lactose (một thành phần có trong sữa) thì việc đắp mặt nạ sữa tươi có thể gây các dấu hiệu kích ứng như phát ban hoặc các phản ứng khác.
Sử dụng hay đắp mặt nạ sữa tươi không đường hay thậm chí là đắp mặt nạ khoai tây sữa tươi không phải là một ý kiến hay, đặc biệt đối với người mẫn cảm với mụn do vi khuẩn. Lý do vì sữa tươi sẽ gây tích tụ vi khuẩn trên da người dùng. Đồng thời, không có bằng chứng lâm sàng nào chứng minh việc đắp mặt nạ sữa tươi giúp tẩy tế bào chết hoặc làm sáng da.
Thậm chí, đắp mặt nạ sữa tươi có thể có tác dụng phụ. Như đã đề cập, có đến 65% dân số thế giới nhạy cảm với lactose có trong sữa, do đó sữa có thể gây ra các vấn đề trên da khi dùng tại chỗ. Tuy nhiên, lợi ích sức khỏe của sữa khi sử dụng như một loại thực phẩm đã được chứng minh từ rất lâu. Do đó, sử dụng sữa đúng cách có thể giúp cơ thể có các lợi ích sau:
Đã có nhiều người sử dụng phương pháp đắp mặt nạ bằng sữa tươi, tuy nhiên còn rất ít bằng chứng khoa học về lợi ích thật sự của phương pháp này. Vì thế, thay vì sử dụng sữa tươi, bạn có thể thay thế bằng các phương pháp đắp mặt nạ tự nhiên khác hoặc các chế phẩm từ sữa như sữa chua, kem chua....
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: healthline.com
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/tac-dung-cua-sua-tuoi-voi-da-a49877.html