Chiếc máy tính đầu tiên ENIAC xuất hiện trong thời điểm nào? Mục tiêu ra đời của nó là gì? Những cải tiến của ENIAC trong suốt tiến trình hoạt động ra sao? Tất cả những thắc mắc về chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới sẽ được đề cập chi tiết trong bài viết. Hãy cùng BKHOST theo dõi.
ENIAC, tên gọi đầy đủ là “máy tính và tích hợp số điện tử” ra đời năm 1943-1944. Nó được xem là chiếc máy tính đầu tiên có khả năng lập trình thông qua công nghệ kỹ thuật số đa năng. Được phát triển vào thế chiến thứ hai và là đứa con tinh thần của hai vị giáo sư ở trường đại học Pennsylvania, Mỹ.
Nhiệm vụ đầu tiên ngay khi xuất hiện mà ENIAC phải đảm nhiệm là thực nghiệm mô hình toán học cho một vụ nổ nhiệt hạch khi kích hoạt “siêu bom” Hydrogen. Mục đích ra đời của ENIAC là hỗ trợ các đơn vị pháo binh bằng những công thức tính toán có độ chính xác cao, phục vụ tốt mục đích chiến tranh.
Thể tích của chiếc máy tính đầu tiên ENIAC là dài 20 mét, cao 2,8 mét và rộng vài mét. Cấu tạo của chiếc máy tính bao gồm 17468 ống chân không, 1500 rơ-le, 10000 tụ điện, 70000 điện trở (linh kiện điện tử thụ động) và 5 triệu mối nối hàn. Khối lượng của máy tính là 27 tấn, kích thước 2.4m x 0.9m x 30m, chiếm 167m2 diện tích mặt sàn.
Ban đầu, khi chưa có sự hỗ trợ của bộ nhớ lưu trữ, trung tâm hoạt động chính của chiếc máy tính đầu tiên ENIAC là bộ đếm vòng mười vị trí. Việc đếm số sẽ được thực hiện thông qua các đến các xung dao động từ bộ đếm vòng. Nguyên lý hoạt động này dựa trên ý tưởng hoạt động bánh xe số trong các máy cộng cơ học.
Chu kỳ làm việc cơ bản của ENIAC là 200 micro giây tương đương 5000 chu kỳ mỗi giây. Để thực hiện một phép nhân 10 với 10 chữ số, số chu kỳ mà máy tính cần thao tác là 14 chu kỳ tương đương với 2.800 micro giây. Với các số có ít hơn 10 chữ số thì thời gian thực hiện thao tác sẽ được rút ngắn hơn. Tuy nhiên, với các phép tính chia hoặc căn bậc hai thì thời gian thực hiện sẽ lâu hơn, có thể lên đến 143 chu kỳ hay 28.600 micro giây.
Kể từ sau năm 1947, một số cải tiến lần đầu cho ENIAC đã được thực hiện. Cơ chế lập trình lưu trữ đã chuyển đổi từ hình thức lưu trữ dưới dạng ROM sang hình thức lập trình bằng các công tắc. Đến tháng 3 năm 1948, bộ chuyển đổi đầu đọc từ các thẻ IBM tiêu chuẩn đã được thay thế cho bộ chuyển đổi cũ với mục đích hỗ trợ các thao tác lập trình nhanh hơn. Một bảng thanh ghi cho bộ nhớ cũng như một bộ điều khiển bật tắt máy tính cũng được tích hợp sau khi ENIAC được chuyển đến Aberdeen.
Tháng 4 năm 1948, lần đầu tiên ENIAC được hoạt động dựa trên nguyên lý của một máy tính lưu trữ với một chương trình hoàn toàn khác biệt. Sự thay đổi này giúp giảm thời gian lập trình của máy số còn vài giờ thay vì hàng ngày như trước đó. Tuy nhiên, có một vấn đề phát sinh là ngay cả khi các chuyển đổi đã được thực hiện thì hầu hết các phép tính sẽ vẫn bị ảnh hưởng I/O.
Vào tối ngày 2/10/1955, mọi hoạt động của ENIAC đều đã kết thúc. Tuy nhiên, sự ra đời của chiếc máy tính đầu tiên đã có những đóng góp đáng kể cho khoa học công nghệ thế giới. Đây là bệ phóng hoàn hảo để các nhà nghiên cứu phát minh thêm công nghệ tốt hơn, một trong những thành quả đáng ghi nhận là chương trình Apollo và đổ bộ lên Mặt Trăng của NASA.
Nội dung bài viết là những thông tin cơ bản về chiếc máy tính đầu tiên ENIAC. Sự ra đời của ENIAC đã tạo nên những thay đổi mới, bắt đầu một kỷ nguyên phát triển rực rỡ cho công nghệ máy tính sau này. Hy vọng bài viết đã hữu ích với những ai đang có nhu cầu tìm kiếm các thông tin về sự ra đời của chiếc máy tính đầu tiên trên toàn thế giới.
Nếu còn gặp bất cứ vướng mắc gì về ENIAC, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.
P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/may-tinh-dien-tu-a50357.html