Đặc sản Lào Cai, Giới trẻ vẫn thường nói vui “Chưa đi chưa biết Lào Cai. Đi rồi mới biết là cai thuốc lào” thế nhưng chắc hẳn mảnh đất nơi nóc nhà Đông Dương tọa lạc này còn nhiều điều đáng để chúng ta khám phá hơn là những câu nói vui được “chém gió” trên mạng xã hội. Nổi tiếng với Sapa - thành phố trên mây, và nhiều điểm đến hấp dẫn khác như Y Tý, Bắc Hà,… , Lào Cai là một trong những địa danh thu hút khách du lịch bậc nhất Việt Nam, nơi mà biết bao phượt thủ ước ao đặt chân đến. Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam. Với 25 dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai trở thành mảnh đất phong phú về bản sắc văn hóa, về truyền thống lịch sử, di sản văn hóa và đặc biệt nhất là có rất rất nhiều đặc sản Lào Cai nức tiếng xa gần. Nghe thấy thôi là đã tò mò rồi đúng không nào? Vậy bây giờ “Đặc sản chính gốc” xin mời các bạn độc giả cùng khám phá đặc sản Lào Cai nhé! Đầu tiên bạn không nên bỏ qua đó là các món ăn ngon, mỗi vùng, mỗi dân tộc ở Lào Cai đều có những món ăn hấp dẫn du khách. Bạn có thể thưởng thức nhiều món ăn mang đậm hương vị núi rừng mà hiếm nơi có như:
Thắng cố đặc sản Lào Cai nổi tiếng
Thắng cố không chỉ là một món ăn đặc sản độc đáo ở Lào Cai mà còn là đặc sản chung của người dân tộc ở vùng núi phía Bắc. Đây là món ăn đặc trưng truyền thống của người Mông. Thịt nấu “thắng cố” được chế biến từ thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa và thịt lợn. Các bộ phận như: lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương được tẩm ướp với các gia vị khác nhau như thảo quả, quế, hồi, sả, địa liền, hạt dổi,.. rồi đem ninh nhừ trong một chiếc chảo sâu lòng thật lớn. Khi ăn, chảo vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó. Đây là món ăn thường được làm vào các ngày lễ hội, lễ ăn thề bảo vệ rừng, những ngày có đông người như hội làng, dòng họ, hay ở chợ phiên. Một bát thắng cố ngựa nóng hổi dậy mùi thơm của thịt, của gia vị nhâm nhi cùng một chén rượu ngô Bản Phố sẽ làm ấm lại không gian giữa tiết trời se lạnh.
Lợn cắp nắp là tên gọi chung của giống lợn được người đồng bào dân tộc vùng cao như Mông, Thái, Dao,… ở Lào Cai nuôi bằng hình thức thả rông. Mỗi khi mang đi chợ bán người dân có thể cắp vào nách mang đi nên có tên là lợn cắp nách. Khác với thịt lợn nuôi bằng cám ở dưới xuôi, thịt lợn cắp nách Lào Cai có độ ngọt, thơm, thịt chắc, không có nhiều mỡ và có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như lợn quay, lợn nướng, lợn luộc. Thịt lợn cắp nách là món ăn rất phổ biến của vùng núi Tây Bắc. Là món ăn thường thấy trong các nhà hàng ở Sapa. Thậm chí ghé một quán ăn nhỏ, du khách cũng có thể thưởng thức những món ăn ngon được chế biến từ lợn cắp nách. Lợn cắp nách là món ăn mà hầu như du khách nào cũng muốn thưởng thức khi tới du lịch tại vùng cao.
Là món ăn của người dân Tộc Nùng, với các màu sắc như hồng, đỏ tươi, đỏ thắm, xanh cửu long, xanh vàng, xanh lá chuối, vàng là bảy màu của xôi được tạo ra từ các loại lá rừng, xôi bảy màu mang ý nghĩa tâm linh, ý nghĩa văn hóa sâu sắc gắn liền với ngày lễ hội và tết mùng một tháng bảy âm lịch của người dân nơi đây. Sự kết hợp của các hương vị thiên nhiên, mang hương thơm nhẹ nhẹ, múi lá thơm dịu vô cùng quyến rũ, xôi bảy màu mang hương vị riêng của rừng núi Tây Bắc. Xôi bảy màu thường được ăn kèm với thịt nướng hoặc muối vừng để cảm nhận trọn vẹn vị ngon tuyệt vời của nó.
Ở các tỉnh thuộc biên giới phía Bắc nước ta, đâu cũng thấy cây mận, mận Lào Cai, Lạng Sơn có màu hồng đỏ, mận Bắc Hà có vỏ màu xanh, mỗi loại mận đều có hương vị riêng và sắc màu khác nhau, song giống mận ngon nhất, đẹp mã nhất vẫn là giống mận tam hoa trồng ở đất Bắc Hà . Quả mận to, vị giòn ngọt, cùi màu đỏ. Mùa mận bắt đầu vào cuối tháng năm và kết thúc vào cuối tháng 6.
Đến Lào Cai mà không thưởng thức các món ăn chế biến từ cá hồi thì xem như chuyến đi của bạn chưa trọn vẹn. Đây là loại cá nước lạnh, được Sa Pa nuôi thành công từ nhiều năm nay. Cá hồi được chế biến thành nhiều món như gỏi cá hồi, nướng, canh chua, ruốc, lẩu…. Một chút cá hồi với các loại rau xứ lạnh cùng mấy chén rượu ngô của Bắc Hà hoặc Mường Khương sẽ mang lại cho bạn trải nghiệm ẩm thực chẳng thể nào quên ở mảnh đất xinh đẹp này. Ngoài các món ăn nổi tiếng, đặc sản Lào Cai còn nổi tiếng với nhiều loại có thể mua làm quà về cho người thân, hãy cùng “Đặc sản chính gốc” tiếp tục khám phá thôi nào!!!
Gạo Séng cù đặc sản Lào Cai nổi tiếng
Đây là loại gạo nổi tiếng ở Lào Cai về độ dẻo, thơm ngon. Gạo Séng Cù được trồng chủ yếu ở hai huyện Bát Xát và Mường Khương. Trong đó gạo ở Mường Khương vẫn được người dân đánh giá là thơm ngon hơn, nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao gấp 3 lần các loại gạo thông thường. Đến với Lào Cai nếu bạn đang đắn đo không biết mua gì về làm quà cho người thân thì gạo Séng Cù là một lựa chọn tuyệt vời.
Truyền thuyết người Dao truyền tụng rằng rượu San Lùng đặc sản Lào Cai là rượu của trời, của các đấng thiên tinh. Đây là loại rượu quý chỉ để dùng cúng bái trời đất tổ tiên, lễ, tết, hội hè, cưới hỏi và để đãi bạn hiền. Rượu San Lùng được chế biến rất công phu. Nguyên liệu tuyển chọn kỹ từ thóc nương vào sữa ở độ dẻo. Trước khi nâu, người ta ngâm thóc thành mộng và chưng ủ cùng cao lương thảo dược.Men đủ vị thảo dược của núi rừng, có vị phòng chống lạnh, trừ cảm,có vị làm cho lưu thông khí huyết, giảm đau nhức khớp, có vị làm cho không đau đầu. Rượu San Lùng hương thơm, vị đậm đà mau làm lan toả sự đê mê tới lục phủ ngũ tạng, tới chân tơ kẽ tóc.
Trong các món ngon được chế biến từ thịt lợn thì thịt lợn muối treo gác bếp là một trong những món ngon trong danh mục ẩm thực của đồng bào vùng cao Lào Cai. Món ăn này được người dân nơi đây biến tấu từ thịt những con lợn rừng dai ngon, chắc thịt. Với những nguyên liệu tự nhiên từ ớt, lá quế, lá mít, lá trầu không, giềng và rượu nếp sẵn có; người dân nơi đây đã kết hợp với nhau thành một công thức riêng biệt để tạo lên món thịt lợn muối đủ vị chua cay mặn ngọt vô cùng độc đáo. Khi sử dụng thịt lợn muối có thể rang hay nướng tuỳ theo khẩu vị của từng gia đình.
Rượu táo mèo là một trong những danh tửu Sapa nổi tiếng. Những quả táo mèo được ngâm với rượu 30 đến 40 độ trong 2 tuần tạo thành món rượu tinh tế, đặc trưng. Rượu táo mèo có tác dụng kháng quẩn, điều chỉnh huyết áp cao, hạ mỡ máu, hỗ trợ giảm cân…Uống rượu táo mèo vừa đủ sẽ giúp ích cho sức khỏe nhưng nếu uống nhiều thì dễ say mà lại không tốt đâu nha.
Nếu bạn là tín đồ của các món cay thì không nên bỏ qua tương ớt, đặc biệt là tương ớt Mường Khương danh bất hư truyền của Lào Cai, tương ớt Mường Khương đặc trưng bởi vị cay, thơm và đặc biệt không có chất bảo quản. Nguyên liệu để làm tương ớt gồm: 80% ớt thóc tươi, rượu ngô, muối hạt, tỏi, hoa hồi...được xay nhuyễn để các loại gia vị hòa quyện rồi ủ trong thùng gỗ sồi vòng khoảng 2 tháng liên tục. Trong quá trình ủ cần kiểm tra độ lên men của hỗn hợp, khi ớt ngấu có độ sánh, mùi thơm, vị chua dịu, cay nồng là có thể sử dụng được. Nghe qua cách thức có vẻ đơn giản nhưng để làm được tương ớt thành công, để được cả năm không hỏng phải có kinh nghiệm gia truyền.
Tham khảo: Tương ớt Dì Cẩn
Đây là loại quả ăn vào giống như quả lê của miền xuôi nhưng vỏ của chúng lại có màu nâu nhạt song nhìn không đẹp song khi ăn loại quả này có vị thanh và giòn ngọt vì thế chúng được nhiều người yêu thích. Mắc cọp chỉ có duy nhất tại Sapa, Lào Cai là món quà độc đáo dành cho bạn bè và người thân mà nhiều người lựa chọn khi đến thăm nơi này.
Nấm chân chim là một loại đặc sản dân dã ở Lào Cai có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, nấm này còn được gọi là nấm phiến chẻ mọc ở thân cây gỗ mục. Nấm chân chim có màu nâu, chủ yếu xuất hiện ở vùng núi của huyện Bắc Hà. Nấm mua về đem xào hoặc nấu canh với thịt. Ngoài công dụng làm thực phẩm, nấm chân chim còn có nhiều lợi ích khác.
Nói đến cốm thì người ta nghĩ ngay đến làng Vòng, nhưng hôm nay Đặc sản chính gốc sẽ giới thiệu đến các bạn một món cốm khác cũng đặc sắc không kém đó chính là Mọc cốm Lào Cai, đây là loại cốm được làm từ nếp nương. Mỗi độ thu về, các gia đình người Tày thường chế biến món cơm cốm “khẩu mẩu” với các nguyên liệu đơn giản như gạo nếp cái, gạo nếp nương. Sau khi chọn được bông lúa thơm ngon, chắc mẩy thì phải sấy thật khéo để tạo ra những mẻ cốm mới. Để cốm thơm ngon, người Tày thường làm lò sấy riêng. Sấy xong thì cho vào máng, dùng chày dài giã bằng tay, giã chừng bốn lượt là được.
Đây là món ăn độc đáo và khác lạ chỉ có ở Bắc Hà, Lào Cai. Khẩu rang được làm từ lúa nếp non (già hơn cốm) khi bông lúa chín được 2/3 thì cắt về tuốt, đồ chín và phơi dưới nắng nhẹ. Khi hạt thóc cứng thì xay xát lấy gạo. Gạo khẩu rang đồ chín như xôi nhưng hương vị thơm ngon khác lạ hơn rất nhiều. Cơm dẻo và dai, vị cơm ngọt thanh, hương thơm như mùi cốm. Ngoài những món đặc sản kể trêm, Lào Cai còn được biết đến bởi những món nướng thơm ngon và vô vàng những loại rau bổ dưỡng, tươi xanh như su su, bắp cải, … Sau khi tìm hiểu một vòng về ẩm thực và đặc sản Lào Cai chắc hẳn các bạn đã muốn nhanh nhanh khám phá ẩm thực nơi này rồi đúng không nào.
Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/dac-san-lao-cai-la-gi-a52080.html