Bạn biết gì về quản lý khách sạn cũng như thu nhập của công việc này?

Quản lý khách sạn là một trong những ngành nghề có thu nhập cao với môi trường làm việc sang trọng, cao cấp. Vậy quản lý khách sạn là công việc gì? Thu nhập và công việc của vị trí này như thế nào? Hãy cùng TopCV tìm hiểu chi tiết về vị trí quản lý khách hàng trong bài viết dưới đây.

Quản lý khách sạn là gì?

Quản lý khách sạn (Tiếng Anh: Hotel Management) chỉ việc quản lý và tổ chức tất cả các hoạt động của khách sạn, nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh dịch vụ khách sạn luôn đạt mức cao nhất. Quản lý khách sạn bao quát tất cả các khía cạnh như: Hệ thống phòng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, hoạt động của đội ngũ nhân viên, mối quan hệ với khách hàng, chiến lược mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, hạch toán thu chi, ngân sách vận hành, v.vv..

Trong đó, vị trí Quản lý khách sạn (Tiếng Anh: Hotel Manager) là một chuyên gia giàu kinh nghiệm, chịu trách nhiệm giám sát hoạt động hàng ngày của khách sạn, đảm bảo hiệu quả quản lý và đưa ra những định hướng chiến lược.

Một người Quản lý khách sạn chuyên nghiệp, có khả năng đem lại lợi nhuận cao và củng cố tên tuổi cho khách sạn sẽ luôn được các nhà tuyển dụng săn đón. TopCV sẽ giúp bạn tìm được một nhà tuyển dụng phù hợp, cung cấp cho bạn môi trường làm việc tối ưu để thể hiện năng lực của bản thân!

Tìm việc Quản lý khách sạn

>>> Xem thêm: Ngành quản trị khách sạn là gì? 11 ưu điểm và hạn chế bạn nên biết

Quản lý khách sạn giám sát và quản lý mọi hoạt động hàng ngày của khách sạn
Quản lý khách sạn giám sát và quản lý mọi hoạt động hàng ngày của khách sạn

Mô tả công việc của Quản lý khách sạn

Tuỳ vào quy mô của khách sạn, cơ sở lưu trú mà công việc của quản lý khách sạn sẽ nhiều hoặc ít. Tại những khách sạn nhỏ, quản lý khách sạn sẽ trực tiếp kiểm soát tất cả nhưng tại cơ sở quy mô lớn hơn bạn có thể quản lý thông qua các nhân viên giám sát hoặc trưởng bộ phận. Cụ thể công việc chính của quản lý khách sạn sẽ gồm:

Xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh

Quản lý khách sạn sẽ phối hợp với các bộ phận liên quan như: Sales, Marketing, Chăm sóc khách hàng, v.vv.. để đặt ra các mục tiêu kinh doanh, từ đó lập ra kế hoạch và chiến lược kinh doanh phù hợp để mang lại doanh thu cao nhất.

Xây dựng và triển khai quy trình hoạt động trong khách sạn

Quản lý khách sạn có nhiệm vụ xây dựng quy trình làm việc và mô tả công việc cho từng bộ phận và vị trí cụ thể trong khách sạn. Trong quá trình kinh doanh và vận hành, Quản lý khách sạn sẽ theo dõi hoạt động của các bộ phận để đánh giá hiệu quả, qua đó điều chỉnh, sửa đổi hoặc cải tiến các quy trình sao cho phù hợp.

Quản lý, điều phối và giám sát các hoạt động trong khách sạn

Quản lý khách sạn trực tiếp tổ chức, điều phối và phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, nhân sự. Trong quá trình vận hành khách sạn, người Quản lý sẽ theo dõi và đánh giá các tiêu chí như: Chất lượng phòng ốc, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài sản; Tình trạng vệ sinh; Thái độ và chất lượng phục vụ của nhân viên v.vv.. để đảm bảo hiệu suất kinh doanh và tuân thủ các quy tắc về an toàn, sức khỏe, phòng chống cháy nổ, v.vv..

Kinh doanh và tiếp thị khách sạn

Quản lý khách sạn thúc đẩy sự phát triển và thành công của tổ chức bằng các chiến lược tiếp thị và bán hàng hiệu quả. Họ sẽ phát triển những kế hoạch toàn diện, tận dụng các kỹ thuật tiếp thị và bán hàng mới nhất để tiếp cận và theo đuổi các khách hàng mục tiêu của mình và thúc đẩy doanh thu.

Quản lý và đào tạo nhân viên

Ngành quản lý khách sạn đòi hỏi năng lực cung cấp dịch vụ đặc biệt cho khách hàng và điều đó bắt đầu từ những nhân viên có năng lực và động lực dồi dào. Quản lý khách sạn chịu trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo, nâng cao nghiệp vụ và thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên của mình.

Họ sẽ giám sát các bộ phận từ lễ tân, nhân viên bếp, nhân viên dọn phòng đến các nhân viên hành chính văn phòng. Đồng thời, Quản lý khách sạn sẽ kiểm tra đánh giá thường xuyên hiệu suất làm việc của nhân viên để đưa ra phương án cải tiến dịch vụ khách hàng cho khách sạn.

Quản lý tài chính của khách sạn

Quản lý tài chính cũng là một nhiệm vụ của Quản lý khách sạn. Công việc này bao gồm: Phân tích và báo cáo tài chính, xác định các yếu tố cần cải thiện để tăng lợi nhuận; Đàm phán hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ để có được dịch vụ khách hàng chất lượng với giá cả cạnh tranh; Theo dõi, quản lý các khoản thanh toán và duy trì hồ sơ ngân sách, quỹ và chi phí; Đảm bảo tuân thủ các quy định tài chính.

Các công việc khác

Ngoài ra, Quản lý khách sạn còn đảm nhiệm một số đầu việc khác như:

>> Có thể bạn quan tâm: Quản lý nhà hàng - Việc hot lương cao nhưng không phải ai cũng biết

Những nhiệm vụ mà Quản lý khách sạn cần đảm nhận
Những nhiệm vụ mà Quản lý khách sạn cần đảm nhận

Yêu cầu công việc của Quản lý khách sạn

Để trở thành một Quản lý khách sạn chuyên nghiệp, bạn cần trải qua quá trình đào tạo chuyên sâu và làm việc thực tế tại các khách sạn:

Học vấn

Để theo đuổi vị trí Quản lý khách sạn, bạn cần có bằng tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng thuộc ngành: Quản trị Khách sạn, Quản trị Nhà hàng - Khách sạn, Quản trị Du lịch và Khách sạn, Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân lực, v.vv..

Tuy nhiên, vì công việc quản lý khách sạn là một vị trí cấp cao, quản lý hệ thống kinh doanh lớn nên đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu rộng. Các nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên bạn hơn nếu bạn có bằng Thạc sĩ về Quản trị khách sạn hoặc Quản trị kinh doanh.

Hiện nay, Ngành khách sạn đang được khá nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo cung cấp các kiến thức liên quan đến quản lý, tổ chức hoạt động của khách sạn, tiêu biểu là:

Kinh nghiệm

Trước khi đảm nhiệm vai trò Quản lý khách sạn, bạn cần tích lũy thật nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dịch vụ khách hàng và Quản lý khách hàng trong khách sạn. Ví dụ: Bạn có thể làm việc trong một nhà hàng thuộc khách sạn 3 sao trở lên để học kỹ năng phục vụ khách hàng, hoặc bạn có thể làm ở vị trí kinh doanh để biết được cách vận hành buồng phòng và đặt chỗ.

Điều quan trọng nhất là bạn phải làm việc ở nhiều vị trí khác nhau trong khách sạn, từ những vị trí thấp nhất để hiểu rõ từng vai trò và biết cách quản lý chúng một cách hiệu quả. Toàn bộ quá trình này nên kéo dài từ 5-7 năm.

Sau đó, bạn có thể bắt đầu tích lũy kinh nghiệm quản lý bằng cách chọn một trong số các bộ phận có nhiều nhân viên làm việc như: Lễ tân, Buồng phòng, Dịch vụ ăn uống, Bảo trì, v.vv.. Sau khoảng 2-3 năm làm Quản lý của một số bộ phận nhất định, kết hợp với học hỏi, nâng cao kiến thức ở các lĩnh vực như: Kế toán, Tài chính, Nhân sự, Tiếp thị, F&B, v.vv.. bạn có thể ứng tuyển vào vị trí Quản lý khách sạn.

>>> Xem thêm: Review toàn bộ các vị trí HOT và mức lương ngành khách sạn

Để tích lũy kinh nghiệm làm việc ngay hôm nay, bạn hãy apply vào các việc làm Ngành khách sạn trên TopCV để mở ra cơ hội học hỏi và thực hành thực chiến!

Tìm việc Khách sạn - Nhà hàng

Kiên trì theo đuổi vị trí Quản lý khách sạn từ những vị trí thấp nhất
Kiên trì theo đuổi vị trí Quản lý khách sạn từ những vị trí thấp nhất

Kỹ năng quan trọng Quản lý khách sạn cần có

Bên cạnh được đào tạo bài bản tại các trường đại học, cao đẳng, các bạn cũng nên tích lũy thêm cho mình những kiến thức, kỹ năng quan trọng để phục vụ công việc Quản lý khách sạn, bao gồm:

Hiểu biết sâu rộng về văn hóa - xã hội

Bạn cần am hiểu sâu sắc về văn hóa, phong tục, truyền thống, thói quen và tâm lý của từng đối tượng khách hàng để cung cấp được dịch vụ tốt nhất, làm cho khách hàng hài lòng nhất.

Có chuyên môn về kinh doanh

Hiểu biết vững vàng về tài chính, kinh doanh sẽ giúp bạn kiểm soát tốt ngân sách và tạo ra chiến lược doanh thu tối ưu. Trong đó, kỹ năng phân tích là rất quan trọng để bạn hiểu được báo cáo tài chính, xác định xu hướng thị trường và đưa ra các quyết định kinh doanh dựa trên dữ liệu.

Kỹ năng truyền thông và tiếp thị

Mục tiêu cuối cùng của Quản lý khách sạn là thúc đẩy doanh số. Để làm được điều này, bạn cần có kỹ năng xây dựng thương hiệu và tiếp thị khách sạn thông qua các chiến lược khuyến mãi, giá cả, cung cấp dịch vụ mới, tương tác trên mạng xã hội, v.vv..

Thành thạo ngoại ngữ

Ngoại ngữ thông thạo là điều kiện cơ bản để bạn tiếp nhận thông tin hiệu quả và giao tiếp với khách hàng một cách hiệu quả, thuận lợi.

Kỹ năng cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc

Bạn cần có kỹ năng cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc để tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng. Để làm được điều này, bạn cần có kỹ năng phân tích giỏi, đoán trước được nhu cầu của khách hàng và đưa ra những dịch vụ vượt trên sự mong đợi của họ.

Kỹ năng lãnh đạo và truyền cảm hứng

Chỉ khi bạn truyền được những thông điệp tích cực cho nhân viên cấp dưới thì họ mới có thể mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ cao cấp và hài lòng nhất. Do đó, bạn cần có tố chất lãnh đạo mạnh mẽ và nghệ thuật giao tiếp đỉnh cao để truyền cảm hứng cho đội ngũ nhân viên của mình.

Kỹ năng xây dựng mối quan hệ

Ở cương vị là người quản lý, bạn cần biết cách quản lý các mối quan hệ công việc của mình. Dù là với khách hàng, nhân viên, cấp trên hay đối tác, bạn đều cần thể hiện phong thái chuyên nghiệp, sự tôn trọng, thái độ thân thiện, tích cực và tinh thần hỗ trợ thường trực.

Kỹ năng ứng biến linh hoạt

Nghề quản trị khách sạn thường xuyên phát sinh rất nhiều vấn đề từ khách hàng, cấp dưới, cấp trên, cơ quan chức năng, v.vv.. Do đó, bạn phải là người đủ nhanh nhạy để giải quyết mọi chuyện trong êm đẹp mà không để ảnh hưởng đến hình ảnh của khách sạn.

Kỹ năng quản trị rủi ro

Ngành khách sạn mang tính mùa vụ, không phải thời điểm nào trong năm cũng “đắt khách”. Các chính sách của Nhà nước hay những sự kiện mang tính toàn cầu cũng có thể tác động đến hoạt động kinh doanh khách sạn. Vì vậy, bạn cần có kỹ năng quản trị rủi ro để đưa khách sạn vượt qua những giai đoạn khó khăn.

Khả năng chịu áp lực lớn

Bạn phải đối mặt với rất nhiều áp lực khi theo đuổi vị trí Quản lý khách sạn, điển hình là: doanh thu, sức ép từ khách hàng, khối lượng công việc, v.vv.. Để sẵn sàng tiếp nhận và giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh gọn, hiệu quả và chuyên nghiệp, bạn phải là người có kỹ năng làm việc tốt với áp lực.

Hãy apply vào những job mới nhất được cập nhật trên TopCV để nhanh chóng có được công việc như ý và gia tăng kinh nghiệm cho bản thân nhé!

Tìm việc ngay

Những tố chất mà một nhà Quản lý khách sạn cần có
Những tố chất mà một nhà Quản lý khách sạn cần có

Thu nhập của Quản lý khách sạn

Quản lý khách sạn là lãnh đạo cấp cao trong khách sạn nên mức lương không chỉ cao mà còn có chế độ đãi ngộ tốt. Theo Báo cáo Thị trường Tuyển dụng 2023-2024 của TopCV, trung bình, lương của Quản lý Nhà hàng Khách sạn sẽ dao động từ 15-22 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, mức thu nhập này chưa phải là giới hạn vì còn tùy thuộc vào quy mô của khách sạn cũng như phạm vi trách nhiệm. Đối với những khách sạn lớn, kinh doanh tốt thì mức lương của Quản lý khách sạn có thể lên tới 46-60 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, còn có các phúc lợi khác như xe đưa đón, có thư ký trợ lý hỗ trợ trong công việc, v.vv..

Cơ hội nghề nghiệp của Quản lý khách sạn

Sự phát triển nhanh chóng của ngành dịch vụ đã thúc đẩy các khách sạn mở ra tại nhiều thành phố trên cả nước. Nhu cầu tuyển dụng quản lý khách sạn cũng vì vậy mà tăng lên.

Theo Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, dự kiến sẽ có hơn 1000 cơ hội việc làm trong năm 2024 dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Du lịch và các vị trí quản lý cấp cao trong ngành như: Phó giám đốc kinh doanh, Quản lý nhân sự, Quản lý truyền thông, Quản lý khách sạn, Lễ tân, Buồng phòng, Phục vụ, v.vv.. Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong nhu cầu tuyển dụng này bắt nguồn từ những tín hiệu khởi sắc trong ngành du lịch 2024, khi mà lượng khách quốc tế đến với Việt Nam tăng đến 33.5% so với cùng kỳ năm ngoái và còn kỳ vọng tăng đến 6 triệu lượt khách từ giờ đến cuối năm. Như vậy, không khó để bạn tìm được một việc làm Quản lý ngành khách sạn trong thời điểm hiện tại.

Đồng thời, theo Báo cáo Thị trường Tuyển dụng 2023-2024 của TopCV, có đến 83.38% các doanh nghiệp chọn lựa website tuyển dụng uy tín như TopCV để đăng tin tuyển nhân sự. Mỗi ngày, TopCV cập nhật mới đến 300 việc làm Quản lý lĩnh vực Khách sạn - Nhà hàng. Do đó, để được kết nối nhanh chóng với những khách sạn hàng đầu trên cả nước, bạn hãy tìm kiếm các hot job trên chuyên trang tuyển dụng TopCV nhé!

Ứng tuyển việc làm Quản lý lĩnh vực Khách sạn - Nhà hàng trên TopCV để có được công việc lương cao và lộ trình thăng tiến rộng mở!

Thách thức của vị trí Quản lý khách sạn

Mặc dù mở ra cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cùng mức thu nhập cao, nhưng công việc của Quản lý khách sạn cũng tồn tại không ít trở ngại như:

Có thể thấy, dù nhu cầu tuyển dụng Quản lý khách sạn tăng lên nhưng do yêu cầu cao về kinh nghiệm và kỹ năng nên những bạn sinh viên mới ra trường cần có sự cố gắng, nỗ lực tuyệt đối để thăng tiến lên vị trí này. Hãy tận dụng trải nghiệm việc làm thực tế bằng cách ứng tuyển việc làm trên TopCV để tích lũy những kinh nghiệm hữu ích cho sự nghiệp của mình nhé!

Bạn đừng quên tận dụng công cụ Tạo CV trên TopCV để chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc ấn tượng, chinh phục được những nhà tuyển dụng khó tính nhất!

Tạo CV ngay

Vượt qua thách thức của vị trí Quản lý khách sạn để đạt được những thành tựu lớn
Vượt qua thách thức của vị trí Quản lý khách sạn để đạt được những thành tựu lớn

Trên đây là tổng hợp thông tin về vai trò, mức lương và yêu cầu công việc của vị trí Quản lý khách sạn. Hy vọng với những chia sẻ của TopCV trên đây, bạn sẽ hiểu rõ hơn về công việc quản lý khách sạn để có các định hướng và sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho quá trình rèn luyện và phỏng vấn trong tương lai.

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/quan-ly-khach-san-a52538.html