Soạn bài Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức

1. Soạn bài Soạn bài Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga: Trước khi đọc

1.1 Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu

- Tác giả Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 1 tháng 7 năm 1822 mất ngày 3 tháng 7 năm 1888 tại làng Tân Thới, huyện Bình Dương tỉnh Gia Định nay chính là quận 1 thành phố Hồ Chí Minh.

- Khi còn dạy học, mọi người thường gọi ông với cái tên Cụ Đồ Chiểu với tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ. Sau khi hai mắt ông không còn nhìn thấy thì hiệu có thay đổi thành Hối Trai.

- Ông vừa là một nhà giáo ưu tú vừa là một bậc lương y có y đức vẹn toàn mà còn là một nhà thơ lớn trong nền văn học nước nhà.

- Khi thực dân pháp xâm lược đánh chiếm vùng Nam Kỳ, ông đã sử dụng tài năng của mình để sáng tác các tác phẩm văn học với mục đích khích lệ tinh thần chiến đấu của toàn bộ quân dân Việt Nam. Ông tích cực tham gia kháng chiến và cùng với các vị lãnh đạo bàn bạc chủ trương đánh giặc.

- Ông được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới vào ngày 24 tháng 11 năm 2021. Lăng mộ của ông cũng được nhà nước công nhận là khu di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1990 đến năm 2017 được bộ văn hóa thể thao và du lịch nâng lên thành di tích văn hóa, lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt.

- Sự nghiệp văn chương của ông có thể chia làm hai thời kỳ sáng tác:

+ Giai đoạn đầu là những năm 5 của thế kỷ XIX: Đây là thời gian ông chắp bút viết tác phẩm “Lục Vân Tiên” và “Dương Từ - Hà Mậu”. Với những tác phẩm này, ta có thể thấy được chủ nghĩa anh hùng, tư tưởng yêu nước thương dân của ông.

+ Giai đoạn sau là từ khi quân Pháp đánh chiếm Gia Định đến lúc ông mất. Thời gian này các tác phẩm của ông gắn bó mật thiết đến cuộc sống của người dân. Các tác phẩm của ông như “Văn tế nghĩa sự Cần Giuộc” hay “Lục tỉnh sĩ dân trận vong” còn là áng văn lên án mạnh mẽ tội ác mà thực dân Pháp đã gây ra cho nhân dân ta. Đồng thời qua đó còn là sự ngợi ca và trân trọng sự dũng cảm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù của quân dân ta. Chính giai đoạn này là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của tác giả Nguyễn Đình Chiểu.

1.2 Trả lời câu hỏi trước khi đọc

Nhân vật anh hùng em yêu thích là ai? Điều gì ở nhân vật ấy gây ấn tượng nhất với em?

- Một trong những nhân vật anh hùng mà em yêu thích nhất chính là Thánh Gióng.

- Đây là nhân vật có trong kho tàng văn học của đất nước ta. Thánh Gióng là một người anh hùng dũng cảm, mạnh mẽ đã đánh tan quân xâm lược để bảo vệ dân tộc, mang lại hòa bình cho đất nước và cuộc sống ấm no yên bình cho người dân.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức

2. Soạn bài Soạn bài Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga: Đọc văn bản

2.1 Hành động và lời nói của Lục Vân Tiên.

- Hành động của Lục Vân Tiên: ghé lại bên đàng, bẻ cây làm gậy, nhắm làng xông vô.

- Lời nói của Lục Vân Tiên: Bớ đảng hung đồ.

2.2 Hình ảnh Lục Vân Tiên giữa vòng vây của bọn cướp.

- Lục Vân Tiên đứng một mình với toán cướp.

- Dù chỉ có một mình nhưng Lục Vân Tiên không hề sợ hãi mà thản nhiên “bẻ cây làm gậy” xông vào đánh bọn cướp.

- Hành động của Lục Vân Tiên rất nhanh, rất mạnh và dứt khoát đánh trả. Anh mạnh mẽ đánh mạnh về phía bên trái, tung hoành hướng đến phải như người anh hùng Triệu Tử dũng mạnh phá vòng Đương Dương. Đây là một anh hùng trượng nghĩa, khí khách, luôn làm việc tốt xử lý kẻ ác.

2.3 Lời nói của nhân vật Kiều Nguyệt Nga

- Qua lời nói của mình, Kiều Nguyệt Nga đã giới thiệu được quê quán của mình và lý do tại sao nàng lại đi qua nơi đây.

Thưa rằng “Tôi Kiều Nguyệt Nga”

Con nầy tì tất tên là Kim Liên.

Quê nhà ở quận Tây Xuyên,...

2.4 Lời đáp của Lục Vân Tiên.

Lời đáp của Lục Vân Tiên đã đưa ra những quan điểm của mình. Với anh làm việc nghĩa là chuyện hiển nhiên không cần nhận lại lời cảm ơn. Anh hùng chính là người thấy việc bất bình không tha, thấy việc nghĩa là phải làm.

3. Soạn bài Soạn bài Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga: Sau khi đọc

3.1 Câu 1 trang 75 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Xác định bố cục của đoạn trích và nêu nội dung chính của từng phần

- Có thể chia đoạn trích thành hai phần:

- Phần 1 gồm 14 câu thơ đầu nói về hành động đánh cướp của Lục Vân Tiên.

- Phần 2 gồm các câu thơ còn lại là cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga.

3.2 Câu 2 trang 75 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời đối thoại của các nhân vật trong đoạn trích.

- Lời người kể chuyện chính là những câu thơ có bình thường không có dấu câu phân cách, còn lời đối thoại của nhân vật sẽ được đặt trong hai dấu ngoặc kép.

- Lời của người kể chuyện: là những câu thơ như Chẳng qua là sự bất bình/ Hay vầy cũng chẳng đăng trình làm chi…

- Lời đối thoại của nhân vật: “Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây?/ Trước gây việc dữ tại mầy…”

Lộ trình khóa học DUO sẽ được thiết kế riêng cho từng nhóm học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm 9, 10 trong mọi bài kiểm tra.

3.3 Câu 3 trang 75 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Đọc mười bốn dòng thơ đầu và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Chỉ ra lý do khiến Lục Vân Tiên quyết định ra tay trừng trị bọn cướp.

b. Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu thể hiện tính cách của nhân vật Lục Vân Tiên.

Một số từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu thể hiện tính cách của nhân vật Lục Vân Tiên:

c. Cho biết người kể chuyện thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào đối với nhân vật Lục Vân Tiên.

Thái độ và tình cảm của người kể chuyện đối với nhân vật Lục Vân Tiên:

3.4 Câu 4 trang 75 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Nêu cảm nhận của em về nhân vật Kiều Nguyệt Nga. Những từ ngữ, hình ảnh nào khiến em có cảm nhận như vậy?

- Cảm nhận của em về nhân vật Kiều Nguyệt Nga:

3.5 Câu 5 trang 75 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Câu nói nào của Lục Vân Tiên đã thể hiện quan niệm của nhân vật về người anh hùng? Em có đồng tình với quan niệm đó không? Vì sao?

- Câu nói của Lục Vân Tiên đã thể hiện quan niệm về người anh hùng của chính tác giả Nguyễn Đình Chiểu là “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.

- Em đồng tình với quan niệm của tác giả. Hai câu thơ mang ý nghĩa, người anh hùng là người thấy việc xấu sẽ lập tức can thiệp mà không lăn tăn suy nghĩ hay tính toán thiệt hơn. Qua đoạn trích, ta có thể dễ dàng thấy được hành động vội vàng xông vào đánh tan toán cướp dù không có đồng đội, không có cả vũ khí trong tay. Lục Vân Tiên làm việc tốt mà không kịp suy nghĩ, không nghĩ đến cả việc mình sẽ được gì khi mạo hiểm mà chỉ khẩn trương tìm cách cứu Kiều Nguyệt Nga. Ngay cả khi Kiều Nguyệt Nga thể hiện mong muốn trả ơn anh cũng không chấp nhận, một cái lạy cũng đồng ý lấy.

- Từ hành động từ trong nhận thức này của Lục Vân Tiên ta đã hiểu được quan niệm về một người anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu. Người anh hùng không chỉ cần có đầy đủ sức mạnh về thể chất, về học thức mà còn là người có tâm hồn mạnh mẽ, trong sáng, kiên định với những gì mình đã tin đã làm. Khi thấy hoạn nạn, với tài trí kiên cường của mình người anh hùng sẽ lập tức cứu giúp những người gặp khó khăn, luôn hành động vì lẽ phải mà không có chút tư lợi cá nhân nào xen vào.

3.6 Câu 6 trang 75 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn trích.

- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và xây dựng nhân vật trong đoạn trích: Các nhân vật trong đoạn trích đều được miêu tả qua các hành động, cử chỉ và ngôn ngữ của mình chứ không chú trọng về mặt ngoại hình. Có lẽ một phần lý do vì tác giả Nguyễn Đình Chiểu là một người khiếm thị nên ông đã quen việc sử dụng thính giác để cảm nhận vạn vật xung quanh.

- Đoạn trích đi theo một trình tự thời gian khá quen thuộc. Đầu tiên là người tốt gặp khó khăn nguy hiểm và được người anh hùng xuất hiện cứu giúp. Sau đó theo đúng mô típ anh hùng cứu mỹ nhân, mỹ nhân đền đáp lại anh hùng. Đây chính là khát vọng cũng như mong ước của mọi người khi ở hiền sẽ gặp lành, người tốt sẽ luôn có quý nhân phù trợ.

4. Kết nối đọc viết trang 75 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) phân tích nét tính cách mà em yêu thích của một nhân vật trong đoạn trích.

Trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, chúng ta không thấy nhiều điều về Kiều Nguyệt Nga do tác giả cũng không miêu tả chi tiết. Những điều mà ta thấy được chỉ qua lời nói, cử chỉ trong cuộc trò chuyện với Lục Vân Tiên thôi nhưng cũng có thể thấy cô là một người có nhiều đức tính tốt đẹp đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam. Qua lời nói của mình, người đọc có thể thấy cô Kiều Nguyệt Nga là một cô gái thanh lịch, khiêm tốn, nhẹ nhàng và là người được học hành tử tế. Cách Nguyệt Nga xưng hô với Lục Vân Tiên rất khiêm tốn, cô gọi Lục Vân Tiên là “quân tử” và tự xưng là “tiện thiếp”. Cách nói chuyện của cô vừa nhẹ nhàng lại sâu sắc. Khi Vân Tiên hỏi nguyên nhân cô gặp tai họa từ bọn cướp, Nguyệt Nga trả lời rõ ràng và ngắn gọn. Câu trả lời của cô không chỉ hoàn toàn phù hợp với câu hỏi mà Lục Vân Tiên đưa ra mà còn thể hiện sự chân thành, cảm kích và tình cảm của cô. Nguyệt Nga cũng là người giàu tình cảm, sống có tình có nghĩa biết trước biết sau. Khi Vân Tiên cứu được cô, Nguyệt Nga đã cảm thấy rất biết ơn. Bởi vì Vân Tiên không chỉ cứu mạng cô mà còn cứu cả trinh tiết, cả cuộc đời sau này của nàng. Cô rất mong muốn và tìm mọi cách báo đáp công ơn cứu giúp của Vân Tiên, dù cô luôn hiểu rằng ơn này dù có làm gì cũng không thể đền đáp đủ. Nhân vật Nguyệt Nga xuất hiện tuy không nhiều nhưng đã thể hiện được hết vẻ đẹp cả về ngoại hình lẫn tâm hồn của mình.

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga Văn 9 tập 1 kết nối tri thức. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những gợi ý và hướng dẫn trọng điểm cho tác phẩm, giúp các em hiểu tác phẩm một cách chi tiết hơn. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dõi các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé.

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/soan-bai-luc-van-tien-cuu-kieu-nguyet-a53185.html