Top 15 cây phong thủy trong nhà mang đến tiền tài và điềm may cho gia chủ

Cây xanh phong thủy không chỉ mang lại không gian sống trong lành mà còn giúp gia chủ thu hút thêm nhiều may mắn, tài lọc và thịnh vượng. Vậy nên, trồng cây phong thủy trong nhà đang được rất nhiều gia chủ ưa chuộng.

Theo Anjie Cho, chuyên gia tư vấn nội thất và phong thủy và là tác giả cuốn sách “Holistic Spaces, 108 ways to create a Mindful and Peaceful Home” tại New York cho biết:”Trồng cây xanh là một cách để mang năng lượng từ thiên nhiên vào không gian bên trong ngôi nhà của chúng ta. Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay, chúng ta lại càng ngày càng dành nhiều thời gian ở trong nhà, vậy nên trưng cây phong thủy để trong nhà là một cách để kết nối lại với tự nhiên”.

Trong bài viết sau đây, Kobler sẽ giới thiệu top 15 các loại cây phong thủy phù hợp với mệnh và tuổi giúp gia chủ thu hút nhiều tài lộc cùng 1 số lưu ý khi chọn cây phong thủy nhà ở.

tên các loại cây phong thủy trong nhà
Các loại cây cảnh phong thủy trồng trong nhà

1. Top 15 các loại cây phong thủy nên trồng trong nhà thu hút tài lộc

Chọn đúng cây phong thủy hợp tuổi, hợp mệnh sẽ hỗ trợ gia chủ về tài lộc, sức khỏe và thuận lợi hơn trong công danh sự nghiệp. Sau đây là 15 loại cây phong thủy có ý nghĩa tốt đẹp được nhiều người ưa chuộng hiện nay.

1.1 Cây Trầu Bà

cây phong thủy trong nhà
Cây Trầu Bà mang đến sự may mắn cho gia chủ

Mô tả chi tiết:

Cây Trầu Bà hay còn có cái tên khác là cây Sắn Dây Hoàng Kim thuộc họ Araceae. Đây là loại cây ưa bóng mát, chỉ chịu được ánh sáng dịu nhẹ nên bạn cần cân nhắc khi lựa chọn vị trí đặt cây.

Trong phong thủy, cây Cây Trầu Bà mang đến sự may mắn, thuận lợi trên con đường học hành, sự nghiệp. Vì vậy, đặt chậu cây trầu bà trong góc làm việc tại nhà là lựa chọn lý tưởng. Loại cây này đặc biệt phù hợp với người mệnh Mộc. Khi trưng loại cây này trong nhà, gia chủ sẽ nhận được nhiều may mắn và tài lộc trong cuộc sống.

Cây trầu bà là một trong những loại cây đứng đầu trong việc hấp thụ khí độc. Đồng thời, loại cây này cũng rất thích hợp để trang trí nhà cửa, tạo điểm nhấn xanh cho không gian.

Lưu ý cách chăm sóc cây Trầu Bà:

1.2 Cây Lan Ý

ý nghĩa phong thủy của các loại cây cảnh
Cây Lan Ý

Mô tả chi tiết:

Được nhớ đến với những cái như cây Bạch Môn, Vĩ Hoa Trắng, Huệ Hòa Bình, cây Lan Ý không chỉ có vẻ đẹp kiêu sa mà còn có ý nghĩa phong thủy đặc biệt. Cái tên của loại cây này bắt nguồn từ màu hoa trắng muốt của cây. Đồng thời, khi cây ra hoa, hình dáng bông hoa lại có hình trái tim. Do đó, loại cây này còn đại diện cho niềm hạnh phúc của phụ nữ.

Trong quan niệm phong thủy, cây Lan Ý tượng trưng cho sự bình yên và nguồn năng lượng tích cực. Vậy nên, khi gia chủ trồng loại cây này trong nhà, cây sẽ giúp chủ nhận phòng tránh mọi điều xui xẻ cũng như kết nối và làm hài hòa các mối quan hệ xung quanh.

Cây Lan Ý thường đứng đầu danh sách các loại cây phong thủy có khả năng lọc các chất gây ung thư như benzen, formaldehyde và hấp thụ bức xạ từ máy tính, tivi,…

Lưu ý cách chăm sóc cây Lan Ý:

1.3 Cây Kim Tiền

tên các loại cây phong thủy trong nhà
Cây Kim Tiền

Mô tả chi tiết:

Cây Kim Tiền hay còn có tên gọi cây Kim Phát Tài là loài cây được rất nhiều người lựa chọn để trang trí nhà cửa. Cây Kim Tiền với những tán lá xanh tốt sum suê là hình ảnh tượng trưng cho sự sinh sôi về tiền bạc, thịnh vượng.

Đặc biệt, cây Kim Tiền còn là lựa chọn lý tưởng hơn nếu gia chủ lựa chọn đặt cây trong không gian mang phong cách thiết kế hiện đại. Lá kim tiền có viền tròn, màu xanh tươi, tràn đầy sức sống, mang tính chất âm phù hợp với kiến trúc hiện đại đầy góc cạnh (tính dương). Từ đó, cây giúp điều hòa và cân bằng giữa yếu tố âm và dương trong ngôi nhà.

Ngoài ra, cây cũng có tính thẩm mỹ cao với cành lá mọc cân đối, bóng mượt mang lại một mảng xanh mát cho không gian sống.

Lưu ý cách chăm sóc cây Kim Tiền:

1.4 Cây Phát Tài

các loại cây phong thủy trồng trước nhà
Cây Phát Tài

Mô tả chi tiết:

Cây Phát Tài còn có tên gọi là cây Thần Tài, cây Phát Lộc. Đây là một loài thực vật thân thẳng, có thể cao từ 1 - 1.5m. Cây thường mọc thành bụi với lá xanh bóng mọc tập trung ở phần đỉnh thân và luôn tươi tốt quanh năm.

Theo chuyên gia phong thủy cao cấp - thầy Tam Nguyên (Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên), giống như tên gọi của mình, cây Phát Tài sẽ thu hút được nhiều tài lộc và vượng khí cho gia chủ. Ngoài ra chúng còn giúp cải thiện tâm trạng, mang lại sự thư thái và bình yên trong tâm hồn. Với hình dáng thẳng, các cành lá gọn gàng, cây phát tài rất thích hợp để trang trí góc trong phòng khách hoặc đặt dọc theo lối đi trong nhà. Trong trường hợp gia chủ là người mệnh Mộc, nên đặt cây Phát Tài ở hướng Đông hoặc Đông Nam. Khi đó, cây sẽ mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng cho ngôi nhà.

Không chỉ có ý nghĩa phong thủy đặc biệt, cây Phát Tài còn có những tác dụng đối với mặt sức khỏe và trang trí khác như: lọc sạch không khí, tạo độ ẩm cho không gian và tạo mảng xanh sinh động cho căn phòng.

Lưu ý cách chăm sóc cây Phát Tài:

1.5 Cây Thiết Mộc Lan

cây cảnh trong nhà theo phong thủy
Cây Thiết Mộc Lan mang ý nghĩa về sự may mắn

Mô tả chi tiết:

Là loại cây có nguồn gốc từ Tây Phi, cây Thiết Mộc Lan được rất nhiều người lựa chọn để trang trí nhà cửa. Cây thiết mộc lan là loại cây cần lượng nước rất cao nên khi trồng và chăm sóc bạn cần cung cấp nước thường xuyên cho cây phát triển.

Trong phong thủy, loại cây này mang ý nghĩa về sự may mắn, tài lộc cho gia chủ. Ngoài ra, theo tương truyền khi cây thiết mộc lan đơm hoa kết trái cũng chính là lúc vận may tiền tài đến với bạn. Đồng thời, cây Thiết Mộc Lan thuộc hành Mộc trong ngũ hành. Vì thế, gia chủ nên đặt cây ở hướng Đông hoặc Đông Nam trong nhà để thu hút may mắn.

Trồng cây Thiết Mộc Lan trong nhà không chỉ để trang trí nhà cửa mà còn để thanh lọc không khí, loại bỏ các chất độc hại cho sức khỏe.

Lưu ý cách chăm sóc cây Thiết Mộc Lan:

1.6 Cây Đuôi Công

cây phong thủy để trong nhà
Cây Đuôi Công tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng

Mô tả chung:

Mô tả chi tiết:

Cây Đuôi Công thuộc nhóm cây thân thảo, có khả năng sống quanh năm. Trong điều kiện môi trường thuận lợi, cây có chiều cao trung bình từ 25 - 70cm. Tên của loại cây này bắt nguồn từ hình dạng lá có dạng bầu dục tròn và nhọn với mẫu vân lá giống như đuôi chim công.

Màu xanh của lá cây kết hợp với màu đỏ tía tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng. Đồng thời, cây Đuôi Công cũng rất phù hợp với người mệnh Mộc và mệnh Hỏa. Nhóm người thuộc 2 mệnh trên trồng loại cây này sẽ giảm bớt nóng giận cũng như thoải mái tình thần và sống vui vẻ hơn.

Ngoài ra, cây Đuôi Công còn có 3 công dụng nổi bật về trang trí và sức khỏe như: làm điểm nhấn thẩm mỹ cho không gian, giải tỏa căng thẳng và lọc không khí trong lành hơn.

Lưu ý cách chăm sóc cây Đuôi Công:

1.7 Cây Lưỡi Hổ

các loại cây phong thủy để trong nhà
Cây Lưỡi Hổ

Mô tả chi tiết:

Cây Lưỡi Hổ là một loài thực vật mọc thành bụi, thân mọng nước và có sức sống vô cùng bền bỉ. Cây chịu nóng, chịu hạn, sống được trong điều kiện thiếu sáng nên rất thích hợp để nuôi trồng trong nhà hay tại văn phòng.

Theo quan niệm văn hóa phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản,.. cây Lưỡi Hổ đại diện cho sức mạnh vĩ đại không lùi bước trước khó khăn. Đồng thời, trong văn hóa phương Tây như Thổ Nhĩ Kỳ, cây Lưỡi Hổ có khả năng trừ tà, xua đuổi những điều xui xẻo. Lá cây luôn mọc thẳng hướng lên trên tượng trưng cho sự quyết đoán và ý chí vươn lên.

Mặt khác, cây Lưỡi Hổ còn có 2 tác dụng nổi bật nhất trong đời sống đó là: loại bỏ các khí độc như khói thuốc lá, khí oxit nito, cung cấp oxy trong lành cho không gian.

Lưu ý cách chăm sóc cây Lưỡi Hổ:

1.8 Cây Hồng Môn

cây phong thủy để trong nhà
Cây Hồng Môn

Mô tả chi tiết:

Cây Hồng Môn là loại cây thân thảo, thường mọc thành bụi, kích thước nhỏ. Cây có lá và nở hoa có dạng phiến nở hình trái tim có đỏ tươi vô cùng nổi bật.

Chính nhờ màu sắc hoa này nên cây Hồng Môn được xem là biểu tượng của tình yêu trường tồn. Đồng thời, trong quan niệm phong thủy, cây Hồng Môn còn đại diện cho sự may mắn, tài lộc và thịnh vượng. Trong tiếng Trung, từ Hồng có nghĩa là màu đỏ, màu sắc của sự may mắn và hạnh phúc, từ Môn có nghĩa là cánh cửa, là điểm quan trọng trong dân gian xưa. Vậy nên, cây Hồng Môn còn mang hàm ý khác là cánh cửa dẫn đến niềm vui và hạnh phúc.

Bên cạnh là loại cây trang trí nhà cửa, cây Hồng Môn còn có tác dụng điều hòa và thanh lọc không khí. Ngoài ra, đặt một chậu Hồng Môn trong ngôi nhà cũng giúp chủ nhân giải tỏa căng thẳng, thoải mái tinh thần hơn.

Lưu ý cách chăm sóc cây Hồng Môn:

1.9 Cây Sống Đời

Hoa Sống Đời
Hoa Sống Đời

Mô tả chi tiết:

Hoa Sống Đời có tên khoa học Kalanchoe pinnata (Lam) Pers, thuộc một loại cây thuốc bỏng được trồng phổ biến tại Việt Nam. Lá của cây hoa sống đời dày, có hình dạng bầu dục và nhọn ở phần đầu. Đây là loại cây có lá mọng nước, màu xanh thẫm, và rìa lá có những răng cưa mọc đối xứng.

Ưu điểm nổi trội của loài cây này là sức sống bền bỉ, chịu nhiệt, chịu hạn, không cần tốn công chăm sóc nhưng vẫn phát triển mạnh mẽ. Hoa Sống Đời có nhiều màu khác nhau, lâu tàn nên thường được đặt tại bàn làm việc hoặc nơi bàn thờ ông địa trong nhà. Giống như tên gọi, hoa Sống Đời tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở, trường tồn. Mặt khác, trong tình cảm đôi lứa, cây hoa Sống Đời đại diện cho tình yêu vĩnh cửu, bền bỉ qua thời gian.

Bên cạnh ý nghĩa phong thủy, cây Sống Đời còn có 3 công dụng khác về trang trí nhà cửa, làm quà tặng hoặc chữa bệnh.

Lưu ý cách chăm sóc cây Sống Đời:

1.10 Cây Phú Quý

các loại cây phong thủy trong nhà
Cây Phú Quý biểu trưng cho may mắn, tài lộc và giàu sang

Mô tả chi tiết:

Cây phú quý có viền ngoài lá màu hồng và bên trong màu xanh. Loại cây này phát triển theo từng bụi và không đòi hỏi nhiều công chăm sóc. Thích hợp trồng trong chậu sứ và được sử dụng trong không gian hẹp.

Theo quan niệm phong thủy, cây phú quý biểu trưng cho may mắn, tài lộc và giàu sang. Màu đỏ hồng của cây phù hợp với người mệnh Hỏa. Cây phú quý giúp giảm căng thẳng, tăng vận may, thu hút tài lộc và thành công trong công việc.

Ngoài ra, cây phú quý còn có khả năng lọc không khí, giúp làm sạch môi trường sống và có tác dụng giảm căng thẳng, tăng cường tinh thần minh mẫn và niềm vui.

Lưu ý cách chăm sóc cây Phú Quý:

1.11 Cây Dây Nhện

Cây Dây Nhện
Cây Dây Nhện

Mô tả chi tiết:

Cây Dây Nhện có nhiều tên gọi khác như cây Lan Chi, Cỏ mệnh môn,… Đây là loại cây thân thảo, có thân ngắn nhưng lá cây lại dài và tỏa đều ra xung quanh. Cây này thường phát triển thành cụm, có chiều cao dao động từ 30 đến 60cm, và lá dài từ 20 đến 34cm, sắp xếp theo từng lớp chồng lên nhau.

Trong phong thủy, cây Dây Nhện có tác dụng cân bằng năng lượng, điều hòa và hấp thu các năng lượng xung khắc trong không gian nhà. Cây mang đến sự cân bằng và yên bình cho gia chủ. Cây còn biểu trưng cho sự may mắn trong lĩnh vực tài chính và vận mệnh.

Cây Dây Nhện được trồng phổ biến trong nhà và văn phòng nhờ khả năng hấp thu cacbonic và khí độc rất tốt. Ngoài ra, chúng còn có khả năng thu hút năng lượng tốt, mang đến tiền tài và may mắn cho gia chủ.

Lưu ý cách chăm sóc cây Dây Nhện:

1.12 Cây Thường Xuân

các loại cây phong thủy nên trồng trong nhà
Cây Thường Xuân mang ý nghĩa của sự giàu có

Mô tả chi tiết:

Cây Thường Xuân, còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như Trường Xuân, cảnh dây Nguyệt Quế, dây Thường Xuân, dây lá Nho hay cây Vạn Niên, đã luôn được yêu thích từ xưa đến nay.

Tên cây Thường Xuân thường mang ý nghĩa của sự giàu có, khả năng sinh sản và may mắn. Trong phong thủy, dây Thường Xuân được liên kết với nguyên tố Mộc và màu xanh lục. Màu xanh đại diện cho sự hòa bình và yên tĩnh. Vậy nên, đây là loại cây phù hợp với gia chủ mệnh Mộc. Việc trồng cây Thường Xuân trong nhà sẽ mang đến bình an và may mắn cho chủ nhân.

Mặt khác, loại cây này ngày càng trở nên phổ biến vì cây được coi như một hệ thống lọc không khí trong nhà. Cây này có khả năng hấp thụ các chất gây hại như aldehyde formic, benzen, phenol và hiệu quả trong ngăn chặn các chất gây ung thư như nicotine từ khói thuốc.

Lưu ý cách chăm sóc cây Thường Xuân:

1.13 Cây Trạng Nguyên

Cây Hoa Trạng Nguyên
Cây Hoa Trạng Nguyên

Mô tả chi tiết:

Cây Hoa Trạng Nguyên còn có tên gọi khác là Nhất Phẩm Hồng. Đây là một loại cây phong thủy được nhiều người ưa chuộng tại nước ta. Điểm đặc biệt của nó là phần lá phía trên ngọn cây có màu đỏ tươi vô cùng rực rỡ nên thường bị nhầm lẫn là hoa của cây.

Cây Trạng Nguyên mang ý nghĩa phong thủy của may mắn, thịnh vượng và thành công. Ở các nước phương Tây, cây này thường được gọi là cây Giáng Sinh, bởi vì nó thường nở hoa vào dịp này trong năm. Ngoài ra, theo quan niệm dân gian ngày trước, màu đỏ thường đại diện cho Trạng Nguyên, vị trí đứng đầu trong Tam Nguyên Thời phong kiến. Do đó, loại cây này còn được xem là món quà để tặng cho các sĩ tử với lời chúc may mắn, đỗ đạt.

Bên cạnh ý nghĩa phong thủy trên, cây Trạng Nguyên còn được sử dụng làm thuốc trong Đông Y. Loại cây này có tác dụng điều kinh chỉ huyết, tiếp cốt tiêu thũng, chữa lành các vết thương do ngã, ngoại thương xuất huyết và gãy xương. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng để điều trị các trường hợp bị cắn bởi rắn độc, các vết cắt và đau đường ruột mạn tính.

Lưu ý cách chăm sóc cây Trạng Nguyên:

1.14 Cây Xương Rồng

các loại cây phong thủy trong nhà
Cây Xương Rồng

Mô tả chi tiết:

Cây Xương Rồng là lựa chọn của nhiều người khi muốn tìm một chậu cây phong thủy đặt ở cửa sổ hoặc trên bàn làm việc. Mặc dù vẻ bề ngoài của cây có nhiều gai nhọn cũng như màu sắc không quá thu hút nhưng Xương Rồng lại mang ý nghĩa phong thủy rất tốt.

Chúng có khả năng ngăn chặn những điều xấu, tà khí bên ngoài cũng như mang lại nhiều may mắn, bảo vệ sự an toàn cho gia chủ. Một ưu điểm khác là loại cây này không cần tốn nhiều công chăm sóc. Chúng có thể sinh trưởng tốt ngay cả trong môi trường thiếu nước và thiếu sáng.

Lưu ý cách chăm sóc cây Xương Rồng:

1.15 Hoa Thủy Tiên

Hoa Thủy Tiên
Hoa Thủy Tiên

Mô tả chi tiết:

Một gợi ý về các loại cây phong thủy nên trưng bày trong nhà là hoa Thủy Tiên. Đây là một loại cây dạng thân hành, có chiều cao từ 20 - 60cm. Cây có lá thuôn dài hơi nhọn và cho hoa nở xòe rất đẹp. Hoa Thủy Tiên là biểu tượng của sự tinh khiết, tình yêu và hy vọng. Về phong thủy, loài cây này sẽ giúp bạn có nhiều may mắn, tài lộc và tiếp thêm năng lượng tích cực để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Lưu ý cách chăm sóc hoa Thủy Tiên:

2. Cách chọn và đặt cây phong thủy theo mệnh cho gia chủ

2.1 Mệnh hỏa hợp cây gì?

Người mệnh Hỏa có màu sắc tương sinh là hồng, đỏ, tím. Do đó, bạn có thể chọn các loại cây phong thủy có gam màu hồng, đỏ như: cây Đế Vương Đỏ, Trạng Nguyên, Hồng Môn, cây Vạn Lộc,…

ý nghĩa phong thủy của các loại cây cảnh
Cây phong thủy hợp mệnh Hỏa

Ngoài ra, người mệnh Hỏa cũng nên đặt cây phong thủy tại các hướng Đông Bắc, Nam và Tây Nam để mang lại hiệu quả tốt nhất, thu hút vận khí và phát huy được hết khả năng sáng tạo của gia chủ.

2.2 Mệnh kim hợp cây gì?

Người mệnh Kim sẽ phù hợp với các màu trắng và vàng. Vì vậy, để tăng vận may và thuận lợi thì gia chủ mệnh Kim nên chọn những chậu cây phong thủy có lá ánh vàng hoặc trắng như: cây Kim Tiền, cây Phát Lộc, Sen Đá, cây Hoa Hướng Dương, Cúc Vàng,…

tìm hiểu các loại cây cảnh phong thủy
Cây phong thủy hợp mệnh Kim

Về hướng đặt chậu cây, bạn có thể chọn các vị trí là hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc có ánh mặt trời chiếu vào rất thích hợp cho người mệnh này.

2.3 Mệnh mộc hợp cây gì?

Theo phong thủy ngũ hành thì mệnh Mộc có màu tương sinh là xanh lá và hạn chế các màu nâu. Theo đó, gia chủ có thể mua các loại cây có cành lá xanh tốt quanh năm như: cây Cọ Cảnh, cây Đế Vương, cây Dương Xỉ, cây Trầu Bà,…

Cây phong thủy hợp mệnh Mộc
Cây phong thủy hợp mệnh Mộc

Khi mua cây về, bạn có thể trưng bày chúng trên bàn làm việc hoặc trong phòng ngủ theo các hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc để giúp thu hút được nhiều nguồn năng lượng tích cực nhất.

2.4 Mệnh thổ hợp cây gì?

Màu sắc phù hợp với người mệnh Thổ là các tông màu nâu, đỏ, hồng. Do đó, bạn có thể mua cây phong thủy có lá thuộc những màu sắc này như: cây Hồng Môn, Thủy Tùng, Lan Ý,…

Cây phong thủy hợp mệnh Thổ
Cây phong thủy hợp mệnh Thổ

Ngoài ra, đừng quên đặt cây ở các vị trí tốt như hướng Bắc, Đông Bắc, Nam, Tây Nam để đón nhận được nhiều điều tốt đẹp.

2.5 Mệnh thủy hợp cây gì?

Để giúp gia chủ mệnh Thủy gặp nhiều may mắn và thành công hơn trong công việc thì bạn có thể chọncác loại cây phong thủy màu xanh biển, trắng, vàng như cây Ngọc Ngân, cây Lan Ý, cây Phát Tài, cây Kim Tiền,…

Cây phong thủy hợp mệnh Thủy
Cây phong thủy hợp mệnh Thủy

Hướng đặt cây tốt nhất trong nhà, phòng làm việc cho người mệnh Thủy là hướng Bắc, Tây, Nam sẽ mang lại rất nhiều may mắn và thuận lợi.

3. Hướng dẫn chọn và đặt cây phong thủy theo tuổi của 12 con giáp

Theo quan niệm dân gian, mỗi con giáp sẽ phù hợp với những loại cây phong thủy khác nhau. Sau đây là một số gợi ý chọn cây phong thủy theo tuổi mà bạn có thể tham khảo:

Tìm hiểu về cây phong thủy theo tuổi

4. Chọn cây phong thủy để trong nhà cần lưu ý điều gì?

4.1 Nên bày trí các loại cây phong thủy ở đâu trong nhà?

Gia chủ có thể đặt các loại cây phong thủy ở bất kỳ phòng nào trong ngôi nhà. Tuy nhiên, vị trí lý tưởng nhất đó là trồng các loại cây trên ở góc phòng.

Theo nhà thiết kế nội thất Rana Kashiwabara:” Điều quan trọng nhất trong phong thủy chính là sự cân bằng giữa 5 nguyên tố kim mộc thủy hỏa thổ”

Vậy nên theo ý kiến của Rana: “Trong phong thủy, ngôi nhà được chia thành 9 khu vực, mỗi vị trí đều có ý nghĩa riêng theo 5 nguyên tố. Trong đó, nguyên tố Mộc nên được bố trí ở hướng Đông, Đông Nam và Nam của ngôi nhà. Theo ý kiến cá nhân của riêng tôi, nên trồng nhiều loại cây phong thủy với đủ hình dạng lá và màu sắc, bởi ngũ hành được hợp thành từ nhiều yếu tố màu sắc và hình dạng khác nhau”.

4.2 Những loại cây phong thủy nào mang lại may mắn?

Có rất nhiều loại cây phong thủy để trong nhà có thể mang lại may mắn cho gia chủ. Một trong số đó bao gồm cây Đa Búp Đỏ, cây Lưỡi Hổ, cây Phỉ Thúy, cây Kim Tiền. Nhưng vẫn còn rất nhiều loại cây khác có thể mang lại may mắn và năng lượng tích cực trong danh sách trên bạn có thể tham khảo

4.4 Chưng cây giả có tốt cho phong thủy nhà không?

Chưng cây giả trong nhà hoàn toàn không tốt cho phong thủy vì 3 lý do sau:

Vì 3 nguyên nhân trên, gia chủ không nên chưng cây giả trong nhà. Bởi hành động này không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế và sức khỏe của gia đình mà còn ảnh hưởng xấu đến phong thủy của ngôi nhà.

4.3 Những loại cây cảnh không tốt cho phong thủy?

Sau đây là danh sách 3 loại cây cảnh không tốt cho phong thủy:

Như vậy, Kobler đã chia sẻ đến bạn top 15 các loại cây phong thủy hợp với mệnh và tuổi để thu hút được nhiều may mắn, tài lộc, thành công cho gia chủ. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết cách lựa chọn được cây phong thủy phù hợp với mình nhé!

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/phong-thuy-trong-cay-theo-tuoi-a53195.html