Hướng Dẫn Tự Bốc Bát Hương Gia Tiên Đúng Chuẩn Phong Thuỷ

Bát hương là vật phẩm thờ cúng rất quan trọng được đặt tại vị trí đẹp nhất, trang trọng nhất của ban thờ gia tiên. Bốc bát hương gia tiên mới là nghi lễ quan trọng cần phải được chuẩn bị và thực hiện một cách tỉ mỉ, chu toàn từ việc lựa chọn thời gian, chọn người bốc cho đến quy trình đặt bát hương, tất cả các bước đều rất quan trọng.

Tuy vậy, cũng không phải ai cũng nắm được ý nghĩa việc bốc bát hương gia tiên, rồi thì các chọn ngày tốt bốc bát hương, các bước bốc bát hương. Dưới đây là những chia sẻ, hướng dẫn của Đồ Thờ Thịnh Vượng chi tiết và chính xác nhất về cách bốc bát hương gia tiên.

Ý nghĩa của việc bốc bát hương Gia tiên

Từ bao đời nay, bốc bát hương gia tiên luôn là một tín ngưỡng tâm linh mang nhiều ý nghĩa trong thờ cúng và trong văn hoá đời sống của mỗi gia đình Việt Nam ta. Phong tục này được các dân tộc rất coi trọng, gìn giữ bằng tất cả lòng thành, sự tin yêu và tôn kính. Trên bàn thờ của mỗi gia đình, bát hương chính là vật linh thiêng nhất, luôn cần được gia chủ chú ý, cẩn trọng, được đặt tại vị trí đẹp nhất trong nhà và trên ban thờ.

Bát hương gia tiên là cầu nối giữa con cháu trên dương thế với người cõi âm. Đây cũng là nơi để thể hiện tình cảm biết ơn, kính trọng, lòng thành tuyệt đối đối với ông, bà tổ tiên. Vậy nên việc bốc bát hương mới là điều rất hệ trọng trong mỗi gia đình.

Khi nào nên bốc bát hương mới

Cách Bốc Bát Hương Gia Tiên
Cách Bốc Bát Hương Gia Tiên

Thường mỗi gia đình sẽ bốc bát hương mới vào những dịp như: Dịp cuối năm, khi gia chủ thấy bát hương trên bàn thờ đã cũ và muốn thay bát hương khác để ban thờ được trang hoàng hơn.

Ngoài ra, khi gia đình chuyển sang nhà mới, hoặc con cái tự ra ở riêng và tự lập bàn thờ gia tiên riêng, thấy bát hương cũ không còn phù hợp và có mong muốn thay bát hương mới để thờ cúng.

Tất cả những điều này đến từ mong muốn của gia đình để mang lại vẻ trang nghiêm, giúp nơi linh thiêng thờ tự tổ tiên được chỉnh chu hơn, thẩm mỹ hơn.

Ngày tốt để bốc bát hương Gia tiên

Việc chọn ngày tốt cho việc bốc bát hương thường là những ngày Hoàng Đạo để công việc được suôn sẻ thuận lợi, gia đình thuận hoà.

Theo lý thông thường, thì đa phần các gia chủ thường chọn thời gian để bốc bát hương gia tiên mới là vào những ngày tốt (Hoàng Đạo) trong tháng Chạp, đa phần sẽ là các ngày từ 23 đến 30 tháng chạp, những ngày các gia đình hay dọn dẹp bàn thờ gia tiên.

Chọn người bốc bát hương

Người được chọn bốc bát hương mới cũng là rất quan trọng . Người bốc bát hương thường là các sư thầy trong chùa hay các vị thầy pháp mà gia chủ tín nhiệm, tin tưởng.

Tuy nhiên trên thực tế, người trụ cột trong gia đình sẽ đảm nhiệm việc bốc bát hương này, thường sẽ là người đàn ông trong nhà như ông, bố, gia chủ có thể tự thay thực hiện việc bốc bát hương gia tiên này.

Sắm lễ bốc bát hương Gia tiên

Cần chuẩn bị sẵn sàng lễ để cúng bốc bát hương và lễ vật tùy tâm và điều kiện của mỗi gia đình. Sau đây là vài gợi ý mâm lễ đầy đủ đơn giản mà bạn có thể tham khảo qua:

Đây là những lễ vật cơ bản và đầy đủ nhất.

Những vật dụng cần thiết trước khi bốc bát hương

Vậy trước khi bốc bát hương thì những vật dụng nào là cần thiết? Sau đây là những vật dụng quan trọng cần có:

Sau khi đã được chuẩn bị xong, gia chủ phải tiến hành tẩy uế cho bát nhang, thạch anh vụn ngũ sắc và bộ thất bảo cùng những vật phẩm khác.

Tẩy uế, thanh tẩy cho bát nhang

Để bát hương được linh thiêng và thể hiện được sự thành kính trong việc thờ cúng cần tẩy uế cho bát nhang, cùng những vật phẩm quan trọng như bộ thất bảo, thạch anh vụn ngũ sắc cũng là những vật phẩm cần được thanh tẩy trước khi thờ cúng.

Sử dụng nước được chắt từ rượu trắng có giã gừng vào đó, ta sử dụng nước này để tẩy uế hoặc rượu trắng có ngâm ngũ vị hương nước này cũng là nước dùng để thanh tẩy bát hương.

Cách thực hiện tẩy uế hay thanh tẩy là dùng khăn sạch nhúng vào nước đã được chuẩn bị để lau qua bát hương, sau đó sử dụng khăn sạch khô để lau lại bát hương cho khô. Vậy là bước tẩy uế cho bát nhang đã xong. Cùng tương tự như vậy chúng ta sẽ tẩy uế cho các vật phẩm khác.

Trong bát hương có những gì?

Sau khi bát hương đã được tẩy uế, thanh tẩy thì mọi người sẽ quan tâm rằng trong bát hương sẽ cần có những gì, dưới đây là những thứ cần có trong bát hương.

Tờ dị hiệu

Tờ dị hiệu in chữ đỏ, giấy vàng, được viết họ của gia chủ và tên người được thờ cúng. Tên những người được thờ cúng sẽ được viết ở chính giữa tờ hiệu từ trên xuống, việc viết tờ dị hiệu này có thể gia chủ tự viết hoặc mang cho các sư thầy trong chùa hoặc các thầy pháp viết hộ, có thể viết bằng chữ Hán hoặc chữ Việt đều được.

Trong trường hợp này chúng ta thờ gia tiên thì sẽ viết: PHỤNG THỜ ĐẠI NỘI TỔ TIÊN DÒNG HỌ … CHƯ VỊ CHÂN LINH.

Bộ thất bảo (Cốt bát hương)

Bộ thất bảo hay còn gọi là cốt bát hương gồm: Ngọc, mã não, xà cừ, san hô đỏ, hổ phách, vàng, bạc. Đây là vật phẩm quan trọng tinh túy nhất trong bát hương bởi vật phẩm này giúp chiêu cảm thần thức của các vị thần linh. Vì là 7 loại đá quý trong tự nhiên nên bộ thất bảo sở hữu một trường năng lượng lớn giúp bát hương tụ khí và đem lại linh khí trong thờ cúng.

Trước khi sử dụng thì bộ cốt thất bảo này phải được xử lý tẩy uế, thanh tẩy, sau đó để khô ráo mới được sử dụng.

Bộ Cốt Thất Bảo Bát Hương Gia Tiên
Bộ Cốt Thất Bảo Bát Hương Gia Tiên

Tro nếp

Khi mua tro nếp về, bạn cần kiểm tra kỹ nếu có tạp chất thì cần sàng lại tro mịn để loại bỏ các tạp chất. Đồng thời, tẩy uế cho tro bằng cách sử dụng dầu thơm hoặc bột ngũ vị hương rắc lên tro trước khi đưa vào trong bát hương. Ngoài ra thì ta cũng có thể dùng tro được đốt từ vỏ trấu vì trấu rất thanh sạch và cao quý bởi được sánh là vỏ bọc hạt ngọc trời.

Bộ ngũ vị hương

Bột ngũ vị hương có thành phần hoàn toàn là từ thiên nhiên có mùi hương thơm đặc biệt, bao gồm: hồi hương, tiêu, đinh hương, nhục quế, thì là. Những loại thảo mộc này có hương thơm tinh khiết, năng lượng lớn, có tác dụng tẩy uế, bài trừ được tà khí, phòng chống hơi lạnh năng lượng hàn, khử mùi hôi tanh. Giúp cho các vật phẩm sau khi được ngũ vị hương tẩy uế sẽ rất thanh khiết và giúp cho việc thờ cúng được trang nghiêm hơn.

Hướng dẫn cách gói bộ dị hiệu đặt cốt bát hương

Để có được bộ dị hiệu chuẩn cần phải biết cách gói và đặt tờ dị hiệu vào bát hương.

Bước 1: Đầu tiên sẽ cần tẩy uế bộ thất bảo thật sạch sẽ, sau đó để khô ráo với sử dụng; Dựa vào từng vùng sẽ có cách gói bộ thất bảo khác nhau, có thể gói bộ thất bảo với giấy ngũ sắc hoặc giấy trang kim để chuẩn phong thủy.

Bước 2: Đặt bộ thất bảo đã được tẩy uế được gói trong giấy trang kim vào hộp nhung đỏ, kế tiếp gấp nhỏ tờ dị hiệu được ghi đầy đủ đặt phía trên gói thất bảo. Cuối cùng dùng giấy trang kim bọc hộp nhung đỏ đã đóng nắp trước đó lại.

Hướng dẫn thủ tục, các bước bốc bát hương gia tiên mới

gợi ý:

Để việc bốc bát hương được thuận lợi và thiêng liêng nhất thì việc đầu tiên là, bạn rửa tay bằng nước gừng pha với rượu trắng rồi mới thực hiện các bước tự bốc bát hương gia tiên:

Bước 1: Rải thạch anh ngũ sắc xuống dưới đáy bát hương trước.

Bước 2: Đặt bộ dị hiệu đã được gói cẩn thận xuống đáy bát hương.

Bước 3: Cuối cùng bốc tro vào bát hương, cùng lúc đếm theo vòng: Sinh - Lão - Bệnh - Tử. Làm cho đến khi nắm tro cuối cùng cho vào bát hương dừng lại ở chữ Sinh là được.

Lưu ý: Gia chủ tự bốc bát hương thì vừa bốc bát hương vừa cùng lúc đọc văn khấn để gửi đi những mong cầu đến với ông bà tổ tiên. Khi xong văn khấn gia chủ kết hợp đọc chú Ngũ Bộ Thần trong quá trình bốc. Cách đọc như sau: Um Ram, Um Si-Ram, Um Ma Ni Pad Mê Hum, Um Ca Lê Cun Lê Sờ Va Ha, Um B-Rum.

Sau khi quá trình đưa tro vào bát hương xong, gia chủ lau chùi sạch sẽ bát hương và đặt lên vị trí trang trọng. Tiếp đến, gia chủ đốt một nén hương trầm vào giữa bát để khói hương trầm sẽ tỏa ngược vào trong tro và tẩy uế cho toàn bộ bát hương. Khi hương trầm cháy xong thì gia chủ sẽ chuẩn bị cho nghi thức đặt bát hương lên bàn thờ.

Cách đặt bát hương lên bàn thờ đúng cách

Đặt bát hương là một bước cực kỳ quan trọng, cần được gia chủ thực hiện một cách nghiêm túc, đúng quy tắc, và chuẩn phong thuỷ để tránh những đại kỵ gây ảnh hưởng đến gia đạo.

Theo lẽ thông thường , ngày đặt bát hương sẽ trùng và những dịp lễ quan trọng như là làm lễ nhập trạch, lập bàn thờ mới. Trước khi đặt bát hương mới lên bàn thờ gia chủ cần chuẩn bị các lễ vật, sau đó gia chủ sẽ làm nghi lễ xin phép thần linh.

Vị trí bát hương sẽ nằm chính giữa bàn thờ, các vật phẩm khác sắp xếp như nào sẽ tùy thuộc vào cách bố trí của gia chủ. Dưới đây là những cách đặt bát hương.

Bàn thờ chỉ có 1 bát hương

Bàn thờ chỉ có 1 bát hương, trong trường hợp này thường là gia đình con thứ hoặc những bàn thờ treo tường nhỏ, bàn thờ ở các nhà chung cư. Vậy nên, cách đặt bát hương trên bàn thờ sẽ đơn giản hơn so với bàn thờ có nhiều bát hương.

Gia chủ chỉ cần đặt bát hương ở vị trí chính giữa bàn thờ, cách khoảng 15cm mép sau.

Bàn thờ có 2 bát hương

Ít khi bàn thờ gia tiên có 2 bát hương, thông thường sẽ có 1 hoặc 3 bát hương trên bàn thờ gia tiên.

Trong trường hợp 2 bát hương trên bàn thờ được dùng để thờ thần linh và gia tiên, cách đặt bát hương trên bàn thờ sẽ như sau:

Bàn thờ có 3 bát hương

Bàn Thờ Gia Tiên Có 3 Bát Hương
Bàn Thờ Gia Tiên Có 3 Bát Hương

Bàn thờ có 3 bát hương sẽ để thờ Thần Linh, tổ tiên và Bà Cô - Ông Mãnh. Gia chủ cần nắm cách đặt và lưu ý sau:

Bàn thờ có 4 bát hương

Với 4 bát hương sẽ có thêm thờ Phật, bàn thờ trong trường hợp này các bát hương được sắp xếp trên bục nhị cấp hoặc tam cấp và cách bài trí bát hương trên bàn thờ sẽ như sau:

Bàn thờ có 5 bát hương

Những trường hợp bàn thờ có 5 bát hương sẽ có chút khác biệt vì đây là mẫu gia đình thờ cúng gia tiên bên nội ngoại. Cách sắp xếp bát hương trên bàn thờ sẽ thứ tự như sau:

Bài văn khấn bốc bát hương gia tiên mới

Sau khi chuẩn bị lễ vật đầy đủ, gia chủ có thể sử dụng bài văn khấn như sau:

Nam mô a di Đà Phật !

Nam mô a di Đà Phật !

Nam mô a di Đà Phật !

Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.

Hôm nay là ngày… tháng … năm …

Tên con là … Tín chủ của …, ngụ tại …

Con xin làm lễ bốc bát hương mới ( hoặc thay bàn thờ mới), mục đích con nguyện khấn cầu …, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, làm ăn phát đạt, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.

Con xin kính lạy các vị tổ tiên nội ngoại sống khôn chết thiêng. Hôm nay con xin làm lễ bốc bát hương mới (hoặc thay bàn thờ mới), kính xin các vị gia tiên về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khoẻ, tài lộc đầy nhà, mọi việc đều diễn ra như mong muốn.

Con kính lạy các bà cô tổ, ông mãnh nội ngoại hai bên sống khôn, chết thiêng lắng nghe lời con cầu khấn như sau: … (Lời cầu nguyện, mong ước).

Nam mô a di Đà Phật !

Nam mô a di Đà Phật !

Nam mô a di Đà Phật !

Đây là bài văn khấn chi tiết về bốc bát hương gia tiên được sử dụng nhiều nhất.

Những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương gia tiên cần biết

Những kiêng kỵ trên đây sẽ giúp bạn tránh được những điều không may đến với gia đạo nhà bạn.

Một số lưu ý quan trọng sau khi bốc bát hương

Dưới đây là một vài lưu ý cần biết sau khi bốc bát hương gia tiên:

Trên đây là bài viết chi tiết về việc bốc bát hương gia tiên mới, Đồ Thờ Thịnh Vượng chúng tôi đưa tới các bạn về ý nghĩa, việc chọn ngày, chọn sắm lễ vật cùng những vật phẩm có trong bát hương cùng với đó là hướng dẫn thủ tục, các bước bốc bát hương, điều quan trọng nữa là những kiêng kỵ và lưu ý cần biết. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đồng hành với chúng tôi, nếu có những thông tin hay chia sẻ thêm với chúng tôi.

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/bat-huong-gia-tien-a54389.html