Những điều cần biết trước khi tiêm chủng, quan trọng nên lưu ý

Tiêm chủng vắc xin là phương pháp phòng ngừa bệnh dịch truyền nhiễm hiệu quả, tiết kiệm và đơn giản nhất hiện nay. Với thành tựu của vắc xin đã xây dựng và duy trì qua gần 230 năm qua, tiêm chủng vắc xin đóng vai trò quan trọng hàng đầu của hệ thống an ninh y tế toàn cầu, việc tiêm chủng dần trở thành quyền lợi của mỗi cá nhân và là trách nhiệm của mỗi người đối với sức khỏe và sự phát triển của toàn xã hội. Vậy, để tối ưu hóa hiệu quả và đảm bảo an toàn tiêm ngừa, những điều cần biết trước khi tiêm chủng là gì? Cần chuẩn bị những gì? Cách thực hiện đúng ra sao?

Bài viết được tư vấn Y khoa bởi BS Phạm Hồng Thuyết, Quản lý Y khoa vùng Mekong, Hệ thống tiêm chủng VNVC.

những điều cần biết trước khi tiêm chủng

Những điều cần biết trước khi tiêm chủng vắc xin

Trước khi tiêm chủng vắc xin, bất kể là tiêm chủng mở rộng hay tiêm chủng dịch vụ, các bậc phụ huynh hoặc ngời tiêm chủng cần chuẩn bị đầy đủ và nắm rõ những vấn đề sau đây:

1. Đi tiêm chủng cần mang những gì?

Để phục vụ cho quá trình khai thác thông tin tiêm chủng, thông tin cá nhân và các thông tin có liên quan khác của người tiêm, khi đi tiêm chủng, cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng sau:

2. Khám sàng lọc trước tiêm chủng

Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng là việc rất cần thiết nhằm phát hiện những bất thường cần lưu ý để quyết định cho trẻ (người được tiêm) tiêm chủng, tạm hoãn việc tiêm chủng hay không được tiêm một loại vắc xin nào đó. Do đó, người nhà của trẻ hay người đi tiêm chủng và bác sĩ cần hợp tác với nhau để đảm bảo việc tiêm chủng là đúng thời điểm, hiệu quả và an toàn.

Khám sàng lọc rất cần thiết, cần phải được thực hiện trước tiêm nhằm phát hiện những bất thường cần lưu ý để chỉ định tiêm/uống vắc xin, tạm hoãn hay không được tiêm/uống một loại vắc xin nào đó đối với trẻ em hoặc người lớn. Vì vậy, người đi tiêm chủng/người đưa trẻ đi tiêm chủng và bác sĩ cần trao đổi thông tin đầy đủ để đảm bảo việc tiêm chủng là đúng thời điểm, hiệu quả và an toàn.

khám sàng lọc trước khi tiêm chủng
Khám sàng lọc trước tiêm chủng là bước quan trọng được bác sĩ thực hiện theo quy trình tiêm chủng vắc xin an toàn, đây không phải là hoạt động khám bệnh chuyên khoa hoặc khám bệnh tổng quát.

Trường hợp người được tiêm chủng là người lớn nhưng không có khả năng nhận thức, ghi nhớ và trao đổi thông tin, cần có người thân trong gia đình đi cùng để hỗ trợ bác sĩ về các vấn đề sức khỏe của người được tiêm. Nếu người được tiêm là trẻ em dưới 18 tuổi, cần được cung cấp thông tin từ cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp.

Kết quả khám sàng lọc trước tiêm chủng được căn cứ trên những thông tin mà người đi tiêm chủng cung cấp cho bác sĩ và những dấu hiệu bác sĩ quan sát, đánh giá sau khi thăm khám theo quy trình an toàn tiêm chủng.

Việc khám sàng lọc trước tiêm chủng được thực hiện theo đúng quy định nghiêm ngặt của Bộ Y Tế (Quyết định số 1575/QĐ-BYT ban hành ngày 27/3/2023), tập trung vào việc đánh giá tình trạng sức khỏe chung của cơ thể bao gồm:

3. Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng

Sau khi khám sàng lọc, các trường hợp sau đây sẽ cần tạm hoãn tiêm chủng: (1)

4. Các trường hợp chống chỉ định tiêm chủng

tư vấn lưu ý trước khi tiêm chủng
Khi không đủ điều kiện tiêm chủng, cần hoãn tiêm chủng cho đến khi sức khỏe ổn định và đạt yêu cầu tiêm chủng trở lại.

5. Quy trình tiêm chủng

Hiện nay, tại các điểm tiêm chủng mở rộng và các cơ sở tiêm chủng dịch vụ uy tín đang thực hiện quy trình tiêm chủng bám sát theo các Quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định 104/2016/NĐ-CP. Quy trình tiêm chủng phải đảm bảo được thực hiện đầy đủ các thao tác sau: (2)

TRƯỚC KHI TIÊM CHỦNG:

TRONG KHI TIÊM CHỦNG:

Cần thực hiện tiêm chủng theo đúng chỉ định và đảm bảo an toàn tiêm chủng ở mức cao nhất.

SAU KHI TIÊM CHỦNG:

6. Tác dụng phụ có thể gặp phải

Những phản ứng sau tiêm thường gặp gồm có:

Đây là những triệu chứng sau tiêm hoàn toàn bình thường và sẽ tự hết sau vài giờ đến vài ngày. Tuy nhiên, vẫn cần chú ý theo dõi diễn biến và xử trí sớm, đúng cách, đưa người được tiêm chủng đến ngay các cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất nếu có dấu hiệu bất thường xảy ra như:

Xem thêm: Tác dụng phụ của vắc xin và cách xử trí khi có dấu hiệu.

Hướng dẫn trước khi tiêm chủng dành cho các cha mẹ

Bố mẹ hoặc người giám sát trẻ cần:

bố mẹ và bé cần lưu ý trước khi tiêm chủng
Bố mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong suốt quá trình tiêm chủng của trẻ.

Lưu ý trong quá trình tiêm chủng tại trung tâm

Tại trung tâm tiêm chủng, bố mẹ cần:

Một số lưu ý sau khi tiêm chủng

sau khi tiêm chủng cần theo dõi sức khỏe
Nên theo dõi và chăm sóc trẻ 24/24 tại nhà sau khi tiêm chủng nhằm sớm phát hiện những phản ứng bất thường và xử trí kịp thời.

Những điều cần biết trước khi tiêm chủng đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả của quá trình tiêm chủng. Việc tìm hiểu và hiểu biết đúng đắn về thông tin vắc xin, quy trình tiêm chủng, cách hỗ trợ trẻ trước, trong và chăm sóc trẻ sau khi tiêm sẽ giúp các bậc làm cha làm mẹ có thể đưa ra những quyết định thông minh và kịp thời cho những vấn đề phát sinh trong hành trình tiêm chủng của con, bảo vệ sức khỏe, tính mạng và sự phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai.

Link nội dung: https://studyenglish.edu.vn/bac-si-tiem-phong-a54907.html